Người có lòng khiêm tốn sẽ như thế nào

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 15 bài văn mẫu 200 chữ bàn về khiêm tốn. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.

Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn

  • I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn
    • Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 1
    • Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 2
  • II. Văn mẫu Nghị luận xã hội bàn về khiêm tốn
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 1
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 2
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 3
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 4
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 5
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 6
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 7
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 8
    • Nghị luận xã hội về khiêm tốn - Bài mẫu 9
    • Nghị luận xã hội về khiêm tốn - Bài mẫu 10
    • Nghị luận xã hội bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 11
    • Nghị luận xã hội bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 12
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 13
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 14
    • Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 15

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết dưới đây tổng hợp 13 mẫu bài nghị luận xã hội bàn về sự khiêm tốn. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: khiêm tốn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có.

b. Phân tích

- Biểu hiện của tính khiêm tốn:

Người khiêm tốn là người không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân mình, luôn cho rằng mình còn yếu kém cần phải học hỏi, trau dồi thêm. Khi đạt được thành công không vì thế mà kiêu căng tự mãn.

Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Người khiêm tốn là người cần cù, chăm chỉ, biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của người khác, không chủ quan, bảo thủ ý kiến, quan điểm của mình.

- Ý nghĩa của việc khiêm tốn:

Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người ta học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải.

Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tài giỏi nhưng sống với lòng khiêm tốn làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình. Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính khiêm tốn.

[Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình].

2. Thân bài

a. Giải thích

Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗi lực, không ngừng học tập và học hỏi.

b. Phân tích

Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, những người như thế sẽ rèn luyện được cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nỗ lực,… xứng đáng được người khác học tập theo.

Nếu trong xã hội ai cũng có lòng khiêm tốn và ý chí vươn lên thì xã hội này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, phát triển hơn.

Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tài giỏi nhưng sống với lòng khiêm tốn làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội bàn về khiêm tốn

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 1

Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là khiêm tốn và không kiêu căng, tự mãn. Khiêm tốn trái với kiêu căng, tự mãn, khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm. Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 2

Làm thế nào để có được thành công? Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng tự đặt câu hỏi như vậy cho bản thân mình. Để thành công, bên cạnh việc chúng ta đặt ra mục tiêu và nỗ lực hết sức mình thì việc khiêm tốn để học hỏi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có. Người khiêm tốn là người không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân mình, luôn cho rằng mình còn yếu kém cần phải học hỏi, trau dồi thêm. Khi đạt được thành công không vì thế mà kiêu căng tự mãn. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người ta học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải. Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Để rèn luyện đức tính khiêm tốn, mỗi chúng ta cần ý thức được rằng những gì bản thân mình biết chỉ là nhỏ bé, phải luôn học tập, nỗ lực, không tự cao tự đại,… có như thế bản thân mới tốt hơn. Cuộc sống hữu hạn, hãy sống khiêm tốn và chân thành để đạt được những thành tựu tốt đẹp nhất.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 3

Con người muốn thành công cần trau dồi nhiều điều cả về tri thức lẫn đạo đức. Một trong những tính cách tốt đẹp mà mỗi chúng ta ai cũng cần rèn luyện trên con đường hoàn thiện bản thân chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn là một nét tính cách, phẩm chất đẹp trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bản chất của lòng khiêm tốn chỉ thực sự đúng khi con người thật sự nhận thức được điểm cần phấn đấu của bản thân chứ không phải chỉ nói ngoài miệng. Người có lòng khiêm tốn là người không tự mãn, kiêu căng về vị trí và khả năng của bản thân, luôn tích cực rèn luyện để hoàn thiện nâng cao năng lực và không ngừng tiến xa hơn. Người có đức tính khiêm tốn cũng là những người nói năng, cư xử lễ độ, nhún nhường với người xung quanh. Họ biết nhận thức cái chưa đúng, chưa đủ, chưa giỏi của bản thân; biết học tập và đúc kết kinh nghiệm từ những người giỏi hơn; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện mình; dám thừa nhận khi năng lực của mình thực sự thua kém người khác. Người khiêm tốn sẽ nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh, họ cũng là những người góp phần giúp người khác nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ. Khiêm tốn là động lực thúc đẩy sự phấn đấu giúp con người thành công trong mọi công việc. Người khiêm tốn biết lắng nghe và sẵn sàng nhận sai nên thường nhận được sự góp ý hữu ích và giúp đỡ chân thành từ người khác. Lòng khiêm tốn giúp các mối quan hệ với người xung quanh trở nên hài hòa, tốt đẹp. Mỗi người cần trang bị cho mình lòng khiêm tốn; có ý thức khách quan về năng lực của bản thân để tránh những sai lầm gây ra do tự mãn, học cách lắng nghe người khác để giúp bản thân hiểu biết nhiều hơn. Mỗi ngày rèn luyện một chút chúng ta sẽ tốt hơn từng ngày, sẽ đạt được những mục tiêu mà mình đề ra một cách tốt đẹp, nhân văn và cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 4

Mỗi học sinh chúng ta được dạy dỗ và khuyên nhủ phải rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp để trở thành người tốt. Một trong những đức tính ắ hẳn người học sinh nào cũng từng được nghe, được dạy đó chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn chính là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có. Người khiêm tốn là người không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân mình, luôn cho rằng mình còn yếu kém cần phải học hỏi, trau dồi thêm. Khi đạt được thành công không vì thế mà kiêu căng tự mãn. Họ cũng là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, người khiêm tốn là người cần cù, chăm chỉ, biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của người khác, không chủ quan, bảo thủ ý kiến, quan điểm của mình. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người ta học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải. Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác. Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình. Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân. Chúng ta có trách nhiệm và bổn phận phải học những điều hay lẽ phải; đồng thời rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn để hoàn thiện bản thân.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 5

Con người muốn hoàn thiện bản thân phải không ngừng rèn luyện, trau dồi bản thân từ kiến tức đến nhân phẩm. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện chính là tính khiêm tốn.

Vậy thế nào là khiêm tốn? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗi lực, không ngừng học tập và học hỏi.

Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, những người như thế sẽ rèn luyện được cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nỗ lực,… xứng đáng được người khác học tập theo. Bạn thử nghĩ xem, nếu trong xã hội ai cũng có lòng khiêm tốn và ý chí vươn lên thì xã hội này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, phát triển hơn. Bên cạnh đó, người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình,… những người này sẽ không được tin tưởng, tín nhiệm, sớm bị mọi người xa lánh.

Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất. Chúng ta hãy sống và hướng đến những điều tốt đẹp, rèn luyện cho bản thân tính khiêm tốn, kiên trì. Không một ai là hoàn hảo nhưng khi ta biết cố gắng vươn lên phía trước, ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 6

Trên bước đường thành công của mỗi người không thể thiếu đức tính khiêm tốn. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là không đề cao mình, không khoe khoang, biết đánh giá đúng về bản thân. Người khiêm tốn luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi từ mọi người xung quanh. Khiêm tốn là một đức tính cao đẹp của con người. Nó giúp ta nhìn nhận đúng năng lực của bản thân, từ đó không ngừng hoàn thiện những thiếu sót, sai lầm. Khiêm tốn giúp chúng ta kiềm chế cảm xúc, không kiêu ngạo, tự mãn trước những vinh quang của bản thân. Không những thế, khi bạn khiêm tốn, bạn sẽ thấy kiến thức của bản thân không bao giờ đủ, luôn nỗ lực, phấn đấu từng ngày để học hỏi, tìm tòi, nâng cao hiểu biết từ đó đạt được những thành công lớn. Người khiêm tốn cũng sẽ luôn được tôn trọng, nể phục. Một ví dụ tiêu biểu cho đức tính này chính là Bác Hồ. Dù là người chèo lái con thuyền cách mạng làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc, là chủ tịch của một nước nhưng Bác vẫn luôn giản dị gần gũi với nhân dân. Phê phán những người tự cao, kiêu ngạo, ảo tưởng về bản thân mà khinh thường người khác. Mỗi người cần hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn, luôn biết học hỏi, không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân và hãy nhớ rằng "lòng khiêm tốn là lương tri của cơ thể."

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 7

Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn tới thành công. Vậy khiêm tốn là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy? Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Chắc hẳn bạn cũng biết, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, trí tuệ của mỗi người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn. Hiểu được khả năng của mình sẽ là cơ sở quan trọng để ta hoàn thiện bản thân và mở mang tri thức. Đồng thời, biết khiêm nhường và lắng nghe cũng giúp ta có được sự tôn trọng, tin yêu của những người xung quanh. Khiêm tốn làm chúng ta cao quý hơn trong mắt mọi người và luôn luôn nhận được sự nể phục. Khiêm tốn còn làm chúng ta tự kiềm chế bản thân mình để không tự mãn khi thành công. Chính điều này làm chúng ta luôn thấy mình “thấp” hơn người khác để bản thân không ngừng cố gắng mỗi ngày. Chính đức tính ấy đã làm cho bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại. Hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn mỗi chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người đúng nghĩa cũng như hoàn thiện bản thân.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 8

Người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thi nói ít. Có thể nói, khiêm tốn là chiến thắng đầu tiên trong giao tiếp. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp, nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng còn tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.

Nghị luận xã hội về khiêm tốn - Bài mẫu 9

Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính khiêm tốn. Lòng khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người.

Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nới. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản thân. Họ cũng không bao giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ. Khiêm nhường là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tật không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết. Tuy nhiên, nếu không có khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự mình vươn lên, không tự mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá kiêu ngạo. Vậy mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt rè, tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây mất đoàn kết. Ta cũng cần thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng cao bản thân, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều đó.

Khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự rèn luyện bản thân mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần phát triển xã hội và đất nước.

Nghị luận xã hội về khiêm tốn - Bài mẫu 10

Có rất nhiều ý kiến, nhận xét hay về khiêm tốn nhưng có lẽ ý kiến mà tôi tâm đắc nhất có lẽ là "Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời". Vậy khiêm tốn, thành công là gì? Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác. Thành công là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra. Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn. Bởi lẽ cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi. Hơn nữa, khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người. Bên cạnh đó, khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn xa trông rộng, được mọi người yêu quý. Chưa dừng lại ở đó, khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, ý kiến trên là hoàn toàn đúng. Mỗi người hãy trân trọng những người khiêm tốn đồng thời phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự đại, cho mình là nhất mà coi thường người khác. Hãy học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 11

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Vậy khiêm tốn được hiểu như thế nào? Khiêm tốn là thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi. Đồng thời, khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiến lên phía trước. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh. Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí thức rộng lớn. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống. Qua đây, chúng ta thấy rằng rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.

Nghị luận xã hội bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 12

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 13

Khiêm tốn là một đức tính ý nghĩa và quan trọng trong mỗi cuộc sống của chúng ta. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. Những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng… nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết nhờ vậy tạo được sự gần gũi, giao tiếp ôn hòa nhờ đó kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi trong mỗi con người. Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Đây là một đức tình cần được rèn luyện từ ngay khi còn nhỏ, nếu không khi lớn lên, bạn sẽ mắc phải một sai lầm lớn

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 14

Con người có rất nhiều đức tính tốt, một trong số đó là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không kiêu căng, tự phụ. Người có tính khiêm tốn là người luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc. Lòng khiêm tốn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó là một phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Giúp ta nâng cao phẩm giá, cũng như được mọi người xung quanh tôn trọng và quý mến. Như Bác Hồ sống một cuộc sống hết sức khiêm tốn với ngôi nhà sàn gỗ mộc mạc, đơn sơ nhưng Bác vẫn là một vị lãnh tụ kiệt xuất. Vậy mà hiện nay vẫn còn những con người có tính tự cao, tự đại. Đó là những người cần đáng phê phán và loại bỏ. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, vì vậy mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện vù một cuộc sông tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 15

Karl Marx từng nói rằng: “khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều.” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận, đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất, ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn. Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn, tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại”. Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lũy những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.

-----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được những ý chính cần có trong bài nghị luận 200 chữ về khiêm tốn. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng xây dựng cho mình những bài viết hoàn chỉnh, đủ ý và đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ văn 12 sắp tới. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Video liên quan

Chủ Đề