Có bao nhiêu nước ủng hộ hôn nhân đồng giới năm 2024

Ngày 21.8, Singapore thông báo bãi bỏ luật hình sự hóa đồng tính nhưng ở nhiều nơi khác trên thế giới, đồng tính là bất hợp pháp và có nơi phải chịu án tử hình.

Theo báo cáo công bố năm 2020 của Hiệp hội Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới và Liên giới tính [ILGA], đồng tính bị cấm ở 69 quốc gia, trong đó có 11 quốc gia bị trừng phạt bằng cái chết.

AFP thống kê một số chính sách trên thế giới liên quan tới quyền GLBT, gồm:

Cởi mở ở Châu Á

Trong khi phần lớn Châu Á cởi mở với quan hệ đồng tính, Đài Loan [Trung Quốc] trở thành nơi đầu tiên trong khu vực cho phép kết hôn đồng tính sau quyết định dấu mốc của tòa án hiến pháp năm 2017.

Theo AFP, Việt Nam hợp pháp hóa các sự kiện kỷ niệm hôn nhân đồng giới từ năm 2015 nhưng chưa có sự công nhận đầy đủ về mặt pháp lý với hôn nhân đồng giới.

Hồi tháng 6, Thái Lan có bước tiến tới hôn nhân đồng giới khi các nhà lập pháp có những chấp thuận ban đầu cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Năm 2018, tòa án tối cao của Ấn Độ đã hợp pháp hóa quan hệ tình dục đồng tính nam.

Kết hôn đồng tính và nhận con nuôi được phép ở New Zealand và Australia.

Tiên phong ở Châu Âu

Năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép các cặp đồng tính kết hôn.

Kể từ đó, 17 quốc gia Châu Âu cũng tiếp nối gồm: Áo, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Slovenia và Thụy Sĩ.

Một số quốc gia chỉ cho phép quan hệ kết hợp dân sự đồng giới, gồm Cộng hòa Czech, Croatia, Cyprus, Estonia, Hy Lạp, Hungary và Italia.

Tại Nga, đồng tính bị coi là tội phạm từ năm 1993 và là bệnh tâm thần cho tới năm 1999. Hiện tại, đồng tính ở Nga là hợp pháp nhưng luật năm 2013 có điều khoản trừng phạt việc khuyến khích đồng tính ở trẻ vị thành niên.

Tại Hungary, đạo luật được thông qua năm 2021 quy định việc thúc đẩy đồng tính hoặc thay đổi giới tính với trẻ vị thành niên sẽ bị phạt tiền.

Một số quốc gia cho phép các cặp đồng tính nhận con nuôi. Hỗ trợ sinh sản cho các cặp đồng tính nữ cũng phép ở 12 quốc gia Châu Âu.

Tiến bộ ở Châu Mỹ

Canada là quốc gia Châu Mỹ đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới và nhận con nuôi vào năm 2005. Mười năm sau, Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn quốc.

Ở Mỹ Latinh, Argentina, Brazil, Colombia, Ecuador, Costa Rica, Chile và Uruguay cho phép hôn nhân đồng giới.

Thủ đô liên bang của Mexico là nơi tiên phong cho phép kết hợp dân sự đồng tính vào năm 2007 và cho phép kết hôn vào năm 2009. Gần một nửa trong số 32 tiểu bang của Mexico cũng tiếp nối chính sách này.

Tội phạm ở Châu Phi

Khoảng 30 quốc gia Châu Phi cấm quan hệ đồng tính, trong đó Mauritania, Somalia và Sudan có án tử hình với quan hệ đồng giới.

Nam Phi là quốc gia duy nhất ở Châu Phi cho phép hôn nhân đồng tính, được hợp pháp hóa vào năm 2006.

Quan hệ tình dục đồng tính nam được hợp pháp hóa ở một số quốc gia: Angola, Lesotho, Mozambique và Seychelles.

Ngăn chặn ở Trung Đông

Một số quốc gia ở Trung Đông vẫn áp đặt án tử hình với quan hệ đồng tính, bao gồm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất [UAE].

Trong khu vực, Israel dẫn đầu về quyền của người đồng tính, công nhận hôn nhân đồng giới được đăng ký ở những nơi khác trên thế giới nhưng chưa chính thức cho phép đăng ký kết hôn đồng giới ở nước này. Các cặp đồng tính nam có thể nhận con nuôi.

Lebanon cũng có chính sách cởi mở hơn so với các quốc gia Arab khác trong chính sách về quan hệ đồng giới.

Mỹ - 2015: Trước khi hôn nhân đồng tính được công nhận trên toàn nước Mỹ ngày 26/6, nhiều bang của quốc gia này đã cho phép các đôi nam hoặc nữ kết hôn như Massachusetts, New York, Washington, Hawaii, New Mexico... Trong đó, thành phố San Francisco, Los Angeles, Miami từ lâu được xem là thánh địa của các đôi thuộc giới tính thứ 3.

Cộng đồng đống tính ăn mừng sau quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: NYT

Ireland, 2015: Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận hôn nhân đồng giới bằng cách trưng cầu dân ý với đa số tán thành. Tại đây, các đôi có thể thực hiện bộ ảnh cưới với những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Tuy nhiên, họ phải thông báo trước vài tháng về kế hoạch làm đám cưới của mình và ở lại Ireland ít nhất 15 ngày để được cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Phần Lan - 2015: Quốc hội nước này đã thông qua luật hôn nhân sửa đổi cho phép các cặp đồng tính kết hôn với 105 phiếu thuận và 92 phiếu chống.

Slovenia - 2015: Tháng 3 vừa qua, quốc hội nước này cũng vừa thông qua dự luật về quyền tự do kết hôn. Dù đang chờ chữ ký của Tổng thống, dự luật này cũng cho phép các đôi thuộc cộng đồng LGBT [đồng tính nam, nữ, song tính và chuyển giới] nhận nuôi con.

Luxembourg - 2014: Với số phiếu thuận áp đảo 54/6, đất nước này đã thông qua dự luật mở rộng quyền tự do kết hôn với các cặp đồng tính. Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettle là lãnh đạo đầu tiên trong Liên minh châu Âu [EU] kết hôn với người tình đồng giới.

Scotland - 2014: Đất nước này có nhiều điểm đến được xem như "thánh địa của người đồng tính", như Glasgow, Edinburgh cùng đường bờ biển đẹp tuyệt.

Pháp - 2013: Sau khi được luật pháp chấp thuận, Vincent Autin và Bruno Boileau là đôi đồng tính đầu tiên tổ chức đám cưới ở Montpelier. Ngoài ra, Marais và Riviera cũng là các thiên đường dành cho cộng đồng này với nhiều trải nghiệm lãng mạn trong kỳ trăng mật. Lễ hội cho người đồng tính ở Pháp thường tổ chức vào thứ 7 cuối cùng của tháng 6.

Anh - 2013: Ngoài các câu lạc bộ đêm ở London, Liverpool và Manchester cũng là những thiên đường vui chơi cho mọi người, đặc biệt là người thuộc giới tính thứ 3. Riêng Brighton còn được mệnh danh là “Thủ đô đồng tính”.

Brazil - 2013: Thành phố Rio de Janeiro cũng là địa điểm thân thiện với người đồng tính nhờ nhiều bãi biển đẹp, nhà hàng đẳng cấp và các trò vui chơi giải trí hấp dẫn cho đến đêm khuya. Chủ nhật đầu tiên sau kỳ nghỉ Corpus Christi [thường là vào tháng 5 hoặc tháng 6], hàng triệu người sẽ tham gia lễ hội dành cho cộng đồng LGBT ở Sao Paulo.

Uruguay - 2013: Là quốc gia thứ 3 ở Mỹ Latinh chấp nhận kết hôn đồng tính, nơi đây trở thành điểm đến an toàn và thân thiện cho cộng đông này.

New Zealand -2013: Thông qua luật hôn nhân đồng tính chưa lâu, nhưng đất nước này từ trước đã tỏ thái độ ủng hộ khi đưa ra các khẩu hiệu thân thiện với du khách thuộc giới tính thứ 3, cũng như xây dựng một loạt nhà trọ, khách sạn dành riêng cho cộng đồng này... Ở đây hay tổ chức các hoạt động vui chơi dành cho du khách đồng tính, trong đó nổi bật nhất là tuần lễ trượt tuyết được tổ chức ở thị trấn Queenstown vào trung tuần tháng 7 hoặc đầu tháng 8.

Đan Mạch - 2012: Ngay giữa trung tâm thủ đô Copenhagen có một quảng trường dành riêng cho người đồng tính với tên gọi "Quảng trường bình đẳng". Nơi đây là một địa điểm tuyệt vời cho đôi tổ chức lễ thành hôn.

Pháp luật hôn nhân đồng giới là gì?

Kết hôn đồng giới là một thuật ngữ dùng để chỉ hôn nhân giữa hai người cùng giới tính, tức là giữa hai người giống nhau về giới tính trên giấy khai sinh và giấy tờ tùy thân [nam kết hôn với nam, hoặc nữ kết hôn với nữ].

Đất nước LGBT ở đâu?

Campuchia, Đông Timor, Hồng Kông, Israel, Nhật Bản, Mông Cổ, Nepal, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Síp được xem là cộng đồng LGBT cởi mở nhất ở châu Á.

Đâu là quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới?

Vào tháng 5/2019, Đài Loan [Trung Quốc] đã trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên ở khu vực châu Á cho phép hôn nhân đồng tính.

Mỹ công nhận hôn nhân đồng giới khi nào?

Vào ngày 26 tháng 6 năm 2015, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết trong Obergefell v. Hodges các tiểu bang phải cấp phép và công nhận hôn nhân đồng giới. Do đó, hôn nhân đồng giới là hợp pháp ở tất cả 50 tiểu bang, Quận Columbia, Puerto Rico, đảo, Hoa Kỳ Quần đảo Virgin và Quần đảo Bắc Mariana.

Chủ Đề