Có nên bỏ thuốc metronidazol vào bể cá không

Bệnh ở cá la hán

1. Bệnh mụn ở đầu
Bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào tên là Hexamita gây nên. Nguyên nhân bệnh là so chất lượng nước kém và cách chăm sóc cá không đúng cách. Ngoài ra cũng có thể do chế độ ăn không hợp lý.
Bệnh thường biểu hiệu là có các mụn hay lỗ nhỏ suất hiện trên đầu cá. Các mụn này thường có màu trắng và dịch nhày xung quanh. Khi bị bệnh cá thường bị kèm theo việc đi ngoài ra phân mầu trắng dài từng sợi mảnh

Cách điều trị:
Bệnh này có thể lây lan rất mạnh do vậy cần cách ly sớm khi phát hiện bệnh. Chúng ta cho vào hồ cách ly loại thuốc có tên Dimetridazole [5mg/ lít nuớc] hoặc Metronidazole [7mg/ lít nước]. Sau 3 ngày tiếp tục cho thuốc vào hồ với liều lượng như trên. Trong thời gian này chỉ thay khoảng 20-30% nước giữa các lần điều trị. Có thể trong thời gian điều trị cá sẽ bỏ ăn. Bệnh này nếu phát hiện kịp thời thì tỉ lệ trị thành công rất cao.
2. Bệnh viêm da
Bệnh có nguồn gốc từ vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và Vbrio gây nên. Cũng có khi do một loài ký sinh trùng hoặc nấm. Khi bị bệnh biểu hiện bên ngoài của cá La Hán là thấy những vết loang sưng đỏ và càng ngày càng lớn lên Nguyên nhân bệnh là do nước bị ô nhiễm nặng khiến các loại ký sinh trùng hoặc nấm sinh sôi và bám vào da cá gây ngứa toàn thân. Vì vậy cá thường cọ xát thân mình vào đáy hồ hoặc bất cứ vật nào trong hồ.
Cách chữa trị:
Khi cá có những biểu hiện như trên, trước tiên chúng ta phải tiến hành thay nước thường xuyên. Lưu ý: Không nên để trong hồ bất cứ vật nào có cạnh nhọn, sắc vì sẽ làm cho cá bị xước da nặng hơn khi cọ vào. Cho vào hồ các loại thuốc kháng khuẩn như Acriflavine [3mg/ lít nước], Methylene xanh [ 3mg/ lít nước]. Cứ 3 ngày cho thuốc/ 1 lần và thay khoảng 50% nước trước khi bỏ thuốc vào.
3. Bệnh cá mất thăng bằng
Khi bị bệnh này cá bỗng mất thăng bằng và nằm nghiên qua một bên , thân mình cong lại chứng tỏ có sự tổn thương nơi xương sống. Bệnh viêm da lúc này cũng xuất hiện trên mình cá. Khi mổ cá thì bên trong không có dấu hiệu viêm nhiễm. vì vậy, nguyên nhân gây bệnh được cho là tổn thương các cơ hoặc các vùng xung yếu của cơ thể, khuyết tật do di truyền hoặc suy dinh dưỡng.
Cách chữa trị:
Thực chất bệnh này trên thị trường hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả. Tuy nhiên cũng có thể chữa bằng cách thay nước cá mỗi ngày, dùng tay đút thức ăn cho cá và đỡ cá về vị trí cân bằng khi cá nghiên người đi. Với phương pháp này cần mất rất nhiều thời gian mới có thể đạt hiệu quả

4. Bệnh lủng đầu
Được phân thành hai loại là bệnh do dinh dưỡng và do ký sinh trùng, cá cichlids thường bị bệnh này. Khi cá bị mắc bệnh này thì trên thân thể của nó đặc biệt là phần đầu thường xuất hiện những lỗ nhỏ lõm vào, cá không có cảm giác thèm ăn, phần bụng hóp vào, bài tiết ra những vật có màu trắng bợt, nếu không điều trị kịp thời, thì những cái lỗ thủng này sẽ thấm qua lớp biểu bì hoặc bụng, phát sinh các chứng bệnh khác, dẫn đến tình trạng cá chết.
Cá bị bệnh lủng đầu do dinh dưỡng thì thể sắc còn chuyển dần sang màu đen nhợt nhạt ảm đạm, lúc này có thể bổ sung Vitamin A, D3 và chất quặng vào trong thức ăn. Nếu như bị ký sinh trùng thì phải khử trùng. Nếu như cá bị bệnh do ký sinh trùng gây ra, thì ngoài triệu chứng bị lủng đầu thì cả đường ruột và ổ bụng của cá cũng bị lây nhiễm, kèm theo hiện tượng nổi các hạt màu trắng. Xảy ra hiện tượng này cũng có thể là do nguồn nước xấu đi, nhiệt độ nước thay đổi, mật độ nuôi và sinh sản quá dày, dinh dưỡng và hàm lượng Oxy không đủ cung cấp cho cá gây nên. Lúc này phải dùng thuốc để điều trị cho cá.
Những loại bệnh ở cá la hán chủ yếu do nhiệt độ nguồn nước không ổn định rây ra bệnh ở cá la hán.
Bạn cần có trang bị cho hồ cá của mình chiếc máy làm lạnh nước hồ cảnh cho hộ gia đình để nhiệt độ nước trong hồ cá của bạn luôn ổn định.
Máy làm lạnh nước hồ cảnh cho siêu thị luôn giữ nhiệt độ nước trông hồ ổn định cho những chú cá sống khỏe mạnh.

Máy làm lạnh nước hồ cá cho nhà hàng có thể điều chỉnh nhiệt độ lên xuống phù hợp với nhiệt độ sống của cá làm cho cá khỏe mạnh và đầy sức sống.

Nên xem: Nếu bạn muốn lựa chọn khác thiết bị này dành cho bạn. Xem thêm!
CTY TNHH KEEN VIỆT NAM chuyên thi công ráp máy làm lạnh nước hồ cảnh cho quán ăn.

- Địa chỉ: 20 nguyễn hùng phước, phường 1

- Điện thoại: 0333333678

Điểm danh 10 bệnh cá La hán thường mắc phải

03:41:31 - 15/10/2014

Cá La hán được mệnh danh là một trong những loài cá cảnh đẹp và quý nhất hiện nay bởi để lên đầu cho cá La hán không phải là điều dễ. Tuy nhiên, chúng cũng thường hay mắc phải 1 số chứng bệnh dưới đây mà nếu được tìm hiểu kĩ về triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị thì chắc chắn những chú cá của bạn sẽ luôn được khỏe mạnh.

Cá La hán cũng có thể mắc phải 1 số bệnh thường gặp

 1. Bệnh đường ruột do giun ký sinh

Bệnh đường ruột do giun kí sinh cũng là bệnh cá La hán thường gặp do bị giun kí sinh trùng vào trong ruột, mà có 2 loại giun gây ra tình trạng này là giun dẹp [cestodes] và giun tròn [nematodes].

– Triệu chứng: phân màu trắng kéo dài, cá chán ăn, đôi khi xuất huyết hậu môn.

– Chữa trị: Trộn 1 mg thuốc vào thức ăn và cho cá ăn. Tẩy giun 6 tháng/1 lần.

Bệnh đường ruột do giun kí sinh là bệnh thường gặp ở cá La hán

2. Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn

Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn là do 1 số loại vi khuẩn gây ra mà thực tế là có 1 số loại vẫn luôn tồn tại trong ruột và phân cá; khi cá bị suy giảm hệ miễn dịch vì nhiều nguyên nhân [căng thẳng do vận chuyển, đổi hồ…] thì chúng chuyển sang tấn công và làm cá bị bệnh. Hoặc cá có thể nhiễm khuẩn qua nguồn thức ăn hay môi trường bị ô nhiễm.

– Triệu chứng của bệnh: cá la hán bỏ ăn, nhút nhát, xuống màu, xình bụng hay hậu môn, phân màu trắng như bông hay kéo dài thành sợi, trên người có nổi những mảng sậm màu hay ửng đỏ giống như bị nấm.

– Chữa trị: dùng Metronidazole với tỷ lệ 500 mg/40 lít. Hòa thuốc vào nước ấm để thuốc tan hoàn toàn trước khi bỏ vào hồ. Cẩn thận không cho quá liều vì có thể làm cá chết. Việc tăng nhiệt độ thường không có tác dụng gì đối với bệnh này.

– Phòng bệnh: Bạn cần thay nước thường xuyên và cách ly kịp thời cá có dấu hiệu bệnh tật. Hạn chế cho cá ăn những thức ăn có nguy cơ nhiễm bệnh cao như cá chép, ròng ròng và trùn chỉ.

Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn làm cho bụng của cá phình ra 

3. Bệnh mụn [lymphocyte]

Bệnh này khá phổ biến và thường xuất hiện trên các vây, nhất là vây bơi của cá cảnh với nhiều nguyên nhân khác nhau như: ô nhiễm nước, môi trường, sự căng thẳng, cọ quẹt hay bị cá khác cắn… từ đó virus thâm nhập tạo ra mụn [lympho].

– Chữa trị: Bạn dùng kim khều vỡ mụn và sát muối vào vết thương sau đó cho muối hay chất sát trùng như blue methylene vào hồ để phòng tránh viêm nhiễm cơ hội.

Bệnh mụn có thể nhìn thấy khá rõ trên vây cá với những nốt màu trắng 

4. Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng không chỉ là bệnh phổ biến ở riêng cá La hán mà còn ở nhiều loài cá khác nữa. Nguyên nhân là do ký sinh trùng Ichthyophithirius multifilis [ICH] gây ra. Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh này là những đốm trắng trong suốt sẽ xuất hiện khắp mình cá. Vây cá kết dính lại, cá trở nên lờ đờ, chậm chạp hơn bình thường, bỏ ăn, thở gấp, để lâu cá sẽ bị chết.

– Cách chữa: Việc bạn cần làm đầu tiên là tăng nhiệt độ hồ cá lên 28 – 30°C liên tục cho đến khi các đốm trắng trên thân cá biến mất. Có thể tăng cường lượng muối khoảng 2kg/100l nước hoặc dùng các loại kháng sinh như Metronidazole với liều lượng 500mg/100l nước, Oxytetracyline liều 1g/100l nước hoặc dùng Malachite Green liều 0,1mg/hồ.

Chu trình gây bệnh đốm trắng của kí sinh trùng ICH

5. Cá bị ngộ độc thức ăn

Nếu bạn cho cá ăn thức ăn đóng hộp bị hết hạn sử dụng hoặc thức ăn tươi sống không sạch sẽ bị nhiễm độc như lăng quăng, giun chỉ, tôm lạnh…thì cá rất dễ bị ngộ độc. Triệu chứng biểu hiện rõ rệt là cá lờ đờ, bài tiết phân dạng sợi màu trắng, bụng sình to…

– Cách chữa: Bạn rút 2/3 nước hồ, sau đó dùng Metronidazole cho vào hồ cá, cá sẽ ói hết thức ăn ra và như vậy đảm bảo chắc chắn cá đã được “rửa ruột”.

Ăn thức ăn tươi sống chưa được rửa cẩn thận có thể làm cá bị ngộ độc

6. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột hay còn gọi là bệnh sình bụng nếu không được điều trị dứt cũng sẽ gây ra viêm ruột. Nguyên nhân chính là do cá ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, vi nấm hoặc ký sinh trùng đường ruột.

– Triệu chứng thường gặp: bụng và hậu môn cá sưng to, cá bỏ ăn, bài tiết ra phân trắng dạng sợi.

– Cách chữa: Đầu tiên bạn cần ngưng cho cá ăn, tiếp theo là nâng nhiệt độ nước lên 28 – 30°C, đồng thời cung cấp nước mới nhanh chóng [ngày đầu tiên thay 50% nước hồ, những ngày sau đó mỗi ngày rút ra và thay mới 10% nước hồ], sau đó dùng kháng sinh như Furazolidone, Chloramphenicol, Cotrim Forte… để điều trị theo hướng dẫn ghi trên hộp thuốc.

Bạn cần phải cho cá ăn thực phẩm sạch để hạn chế bệnh đường ruột 

7. Bệnh rách mang

Cá La hán sau 1 thời gian nuôi cũng có thể bị bệnh rách mang. Bệnh này tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không chữa kịp thời thì cá có thể bị chết. Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn gây ra khi chất lượng nước không ổn định, thức ăn không vệ sinh. Cá mắc bệnh sẽ thở gấp, nắp mang khép mở không bình thường, các sợi mang sưng lên, cá sẫm màu.

– Cách chữa: Bạn hòa Furacillin và Tetracyline tạo ra 10 ppm dung dịch cho cá ngâm mình mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút đến khi hết bệnh. Bỏ 2% lượng muối so với thể tích nước trong bể để sát khuẩn.

Bạn nên sử dụng thuốc Tetracycline để chữa bệnh cá La hán 1 cách nhanh chóng 

8. Bệnh lồi mắt

Bệnh lồi mắt thường không hay gặp nhưng bạn vẫn cần đề phòng cho những chú cá của mình. Triệu chứng là mắt cá lồi ra ngoài, nghiêm trọng hơn, mắt cá bị phủ một lớp màng mỏng khiến cho cá không thấy đường bơi hoặc tìm thức ăn, suy yếu dần rồi chết vì kiệt sức. Nguyên nhân chính do vi khuẩn trong nước bị ô nhiễm gây nên.

– Cách chữa: Bạn vớt cá ra ngoài, dùng kem Erythromycin Eye Ointment thoa lên vùng mắt bị lồi ngày 3 lần cho đến khi lành hẳn. Cho 2 ppm dung dịch thuốc tím vào hồ cá để sát khuẩn.

>> Mua bán trao đổi cá La hán ở đâu tốt nhất

>>Cá la hán ăn gì để lên đầu đẹp nhất

Một chú cá La hán bị bệnh lồi mắt 

9. Bệnh lủng đầu

Bệnh lủng đầu gây ra bởi khuẩn đơn bào hình que Hexamita [Hexamatiasis]. Bệnh này rất phổ biến ở cá hoang dã và cả cá nuôi. Một số loài cá cichlid hay bị mắc bệnh này như cá đĩa, cá ông tiên, tai tượng châu Phi và nay là cá La hán. Đây là loại bệnh rất dễ lây nhiễm và khó chữa trị.

– Triệu chứng: những lỗ mủ nhỏ màu trắng, nâu hay vàng xuất hiện ở vùng xung quanh đầu cá. Khuẩn đơn bào Hexamita cũng thường xuất hiện bên trong ruột cá và gây bệnh đường ruột. Cá bỏ ăn, gầy ốm, sậm màu, phân dạng sợi màu trắng, vây teo, lờ đờ và treo đầu lên mặt nước. Lỗ trên đầu là vết thương hở mà các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài có thể thừa cơ tấn công, bệnh lủng đầu thường kéo theo bệnh lồi mắt.

– Chữa trị: Bạn thay 75% nước, làm vệ sinh máng lọc và nền đáy. Nghiền nát metronidazole trong nước ấm 90 độ C để thuốc tan hoàn toàn. Hoà thuốc vào hồ với tỷ lệ 500 mg/40 lít nước. Chữa trị liên tục từ 10-15 ngày và dài hơn nếu thấy cần thiết. Quan sát phân của cá để biết mức độ hồi phục. Có thể dùng kết hợp với blue methylene để đề phòng những bệnh nhiễm khuẩn thứ phát.

Bạn có thể sử dụng thuốc Metronidazole để chữa bệnh lủng đầu cho cá

10. Bệnh nhát

Bệnh nhát thường xuất hiện khi cá lần đầu làm quen vói bể hoặc bạn đặt bể ở nơi quá ồn ào khiến chúng hoảng loạn. Trong giai đoạn này, cá sẽ ép mình vào thành hồ như bị mất phương hướng, đôi lúc quẫy mạnh khiến vảy bị bong tróc, rách, gù co lại, màu sắc trở nên nhợt nhạt, thở gấp, lâu lâu giật mình, bơi vòng vòng.

– Cách chữa: Bạn không nên để hồ cá ở nơi quá ồn ào hoặc nơi có ánh mặt trời sáng chói chiếu thẳng vào, ổn định nhiệt độ nước ở 30°C, không cho cá ăn 2 ngày. Sau đó mới cho ăn vài con cá nhỏ hoặc tôm tươi lột vỏ. Hạn chế cho cá nhìn thấy người lạ, tránh làm cá hoảng sợ.

Nếu cá sợ chỗ đông người thì bạn nên đặt bể ở nơi vắng vẻ, yên tĩnh 

Chữ kí của thành viên

CÁ CẢNH MỸ KIM

Địa chỉ: 20 Nguyễn Hùng Phước, Phường 1,TP Sóc Trăng , Tỉnh Sóc Trăng.

Hotline: 0333333678 gặp Sơn

Chủ Đề