Có nên cho trẻ sơ sinh xem điện thoại

Hiện nay thì tình trạng trẻ em sử dụngđiện thoạihầu như phổ biến ở nhiều hộ gia đình. Vậy trẻ dùng điện thoại sớm thì có lợi ích gì cũng như có những nguy cơ rình rập nào, hãy xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1Ưu nhược điểm khi cho trẻ nhỏ dùng điện thoại

Theo nhiều nhà nghiên cứu, trẻ em hiện nay phát triển trí não rất nhanh và việc tiếp cận và sử dụng thiết bị công nghệ cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị có công nghệ cao nhưmáy tính, điện thoại... cũng mang lại không ít tác hại cho trẻ.

Ưu điểm:

  • Trẻ em dùng điện thoại sẽ giúp trẻ không bị thụt lùi so với thời đại công nghệ phát triển hiện nay.
  • Tìm kiếm được nhiều thông tin, tài liệu học tập và các lĩnh vực khác trên Google, Youtube... giúp trẻ chủ động hơn trong việc học, các thắc mắc được giải đáp nhanh chóng.
  • Phụ huynh có thể định vị được trẻ ở đâu, dễ liên lạc khi cần.

Nhược điểm:

  • Điện thoại phát ra bức xạ ảnh hưởng lớn đến bộ não của trẻ do sự hấp thụ bức xạ của bé lớn hơn rất nhiều so với người trưởng thành.
  • Trẻ em dễ dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại làm cho bản thân trầm tính, không thích hoặc ngại nói chuyện với mọi người.
  • Các trò chơi bạo lực dễ gây ảnh hưởng tâm lý cho trẻ.
  • Trẻ em học hỏi rất nhanh nên những thông tin sai lệch hoặc những hành động trên mạng mà bậc phụ huynh không kiểm soát được sẽ được trẻ ghi nhớ và thực hiện theo như việc bạo lực học đường hoặc nói những lời không hay...

2Nên cho trẻ dùng lúc mấy tuổi là phù hợp

Theo tiến sĩ Mark L. Goldstein - nhà tâm lý học ở Chicago đối với những đứa trẻ có trách nhiệm thì bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng điện thoạilúc 8 - 10 tuổi. Tuy nhiên, trẻở độ tuổi13 - 17 tuổi là độ tuổi phù hợp nhấtđể trẻ bắt đầu tập sử dụng điện thoại.

3Thời gian sử dụng điện thoại hợp lý cho trẻ

Đối với thời đại phát triển hiện nay thì việc phụ huynh cho trẻ tiếp xúc điện thoại từ lúc còn là trẻ sơ sinh đã xuất hiện khá nhiều. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần phải đặt ra thời gian sử dụng điện thoại cho trẻ, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực cho bé sau này.

Theo Học Viện Nhi Khoa Mỹ khuyên rằng:

  • Trẻ emdưới 2 tuổithì không nên tiếp cận với điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ khác.
  • Đối với trẻ emtừ 3 - 12 tuổithì chỉ nên dànhtrung bình từ 1 - 2 giờ trong ngàyđể sử dụng với điện thoại.
  • Đối với những trẻ emtừ 13 tuổi,tùy vào từng suy nghĩ của các bậc phụ huynh mà trao đổi những quy tắc bất di bất dịch đối với trẻ khi sử dụng điện thoại. Ví dụ như trong ngày bé được sử dụng điện thoại trong từ 1-2 tiếng sau khi học bài xong hoặc 1 tuần bé được sử dụng điện thoại vào thứ 7 hoặc chủ nhật.....

4Cách cho trẻ dùng điện thoại đúng, an toàn

Để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, tâm lý của trẻ em, các bậc phụ huynh nên giám sát chặt chẽ khi trẻ dùng điện thoại.

  • Không nên để trẻ sử dụng điện thoại khi tín hiệu yếu hoặc quá nóng.
  • Đừng để trẻ mang điện thoại đến trường.
  • Không để trẻ tiếp xúc với các trang web đen, phản xã hội...
  • Không để điện thoại gần trẻ em khi ngủ vào ban đêm.
  • Thiết lập thời gian sử dụng trong ngày cho trẻ.

Xem thêm:Youtube Kids là gì? Cách cài đặt Youtube Kids dành riêng cho bé yêu nhà bạn

Xem thêm một vài mẫu điện thoại đang được Điện máy XANH:

Trên đây là một số thông tin về vấn đề có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại không, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn nhé!

Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh?

Theo một bài báo của L. Lloyd Morgan, chuyên viên Khoa học cấp cao của Environmental Health Trust, chỉ ra rằng, trẻ em có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn người lớn khi tiếp xúc với sóng điện thoại. 

Họ đã xem xét những nghiên cứu về bức xạ sóng điện thoại của chính phủ từ năm 2009 đến 2014 và đưa ra kết quả, trẻ em, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị tổn thương cao do bức xạ điện từ từ các thiết bị không dây. 

Qua các nghiên cứu, tỷ lệ hấp thụ sóng điện thoại của trẻ sơ sinh cao hơn người lớn. Mô não của trẻ sơ sinh có khả năng hấp thụ nhiều hơn vì hộp sọ của chúng mỏng hơn và kích thước nhỏ hơn. Đặc biệt, với trẻ còn trong bụng mẹ, sự tổn thương còn nhiều hơn, tiếp xúc với sóng điện thoại có thể dẫn dẫn đến sự thoái hóa vỏ bọc bảo vệ xung quanh các tế bào thần kinh não.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng bởi sóng điện thoại. [Ảnh minh họa]

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em hấp thụ sóng điện thoại nhiều hơn người lớn. Mô não của trẻ hấp thụ sóng điện thoại nhiều hơn 2 lần so với người lớn còn tủy xương của trẻ em hấp thụ gấp 10 lần. 

Được biết, giới hạn phơi nhiễm của sóng từ của điện thoại không hề thay đổi trong 19 năm. Các nhà khoa học lưu ý rằng, các nhà sản xuất điện thoại thông minh đã xác định khoảng cách tối thiếu từ sản phẩm đến cơ thể để không bị tác động xấu từ sóng điện từ. Đối với máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị điện thoại, khoảng cách tối thiểu đến cơ thể là 20 cm.

Theo L. Dade Lunsford, Giáo sư Phẫu thuật thần kinh, Đại học Pittsburgh, cho biết: "Công nghệ càng tăng lên thì càng tăng bức xạ, đặc biệt ở điện thoại di động và một số đồ chơi".

Ông nói với báo Medscape Medical: "Nghiên cứu chỉ ra một số loại u, ít nhất là những loại có trong báo cáo như u ác tính, u thần kinh có thể tăng lên khi tiếp xúc với sóng điện từ phát ra từ điện thoại".

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề với nghiên cứu và có thể sự gia tăng u là do bệnh vẫn trong giai đoạn đầu. Cho đến nay, nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là u não vẫn là một chủ đề đang được quan tâm. 

Làm gì để giúp con tránh khỏi tác động xấu từ điện thoại?

Mặc dù không ai có thể biết chính xác sự ảnh hưởng của sóng điện thoại đến cơ thể nhưng chắc chắn không ai khẳng định chúng an toàn. Các bạn có thể giữ cho con mình an toàn bằng cách làm theo những hướng dẫn sau.

Các mẹ lưu ý không nên để điện thoại trong phòng ngủ của con. [Ảnh minh họa]

- Những mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần tránh xa khỏi điện thoại di động để không gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Đặc biệt, điện thoại di động hay các thiết bị điện tử tương tự không được để trong phòng ngủ của trẻ sơ sinh vào ban đêm. 

- Với các bé trai, có một nguy cơ tiềm ẩn của sóng điện thoại đối với tinh trùng. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào xác định liệu việc tiếp xúc sớm với sóng có ảnh hưởng gì tới tinh trùng sau tuổi dậy thì. Ngoài ra đối với bé gái, việc tiếp xúc với sóng điện thoại quá sớm, đặc biệt ở gần ngực có thể liên quan đến ung thư vú.

Bởi vì sự nguy hiểm tiềm ẩn sóng điện thoại có thể gây ra với trẻ sơ sinh, các bé nên được tránh xa điện thoại di động và khuyến khích các bậc cha mẹ nên sử dụng các loại thiết bị điện tử không phát ra phóng xạ như điện thoại cố định, mạng có dây... Vào ban đêm, nên tắt wifi hoặc để điện thoại ở chế độ máy bay là tốt nhất. 

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết, không giống như khói thuốc lá, từ trường của điện thoại di động là vô hình, không màu sắc, không mùi vị, chúng âm thầm xâm nhập cơ thể và có thể gây ảnh hưởng xấu. Đối với trẻ nhỏ, xương sọ và não rất mỏng manh, các tế bào não đang trong giai đoạn phát triển, tác động của điện thoại di động càng lớn. 

Cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 15 tuổi sử dụng, thậm chí là cầm điện thoại đối với trẻ nhỏ. Chỉ riêng việc người mẹ nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng đã làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu mẹ sạc điện thoại ở gần nơi bé nằm, thì bức xạ cao gấp 1000 lần bình thường. Việc người mẹ sử dụng điện thoại gần trẻ sơ sinh là phải hạn chế. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn. Việc đưa cho con cầm smartphone để say sưa chơi tới hàng giờ liền càng nguy hiểm bội phần. 

Theo Ngọc Quỳnh [dịch theo Webmd] [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề