Có nên cho trẻ uống thuốc chung với sữa

Không nên pha thuốc vào sữa

Trẻ nhỏ thường sợ không dám uống thuốc hoặc uống rồi nhổ ra ngay vì thuốc đắng, hay mùi vị thuốc đối với các em không dễ chịu chút nào. Do vậy, có cha mẹ đã cho thuốc vào bình sữa cho trẻ bú hay cho trẻ uống thuốc chung với sữa

Ngoài nước và các chất hữu cơ, trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao và độ kiềm cao, sữa làm chậm sự hấp thu của một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể gây tương tác bất lợi với thuốc [canxi có thể tác dụng với thuốc, tạo thành phức hợp khó tan và không hấp thu được].

Các kháng sinh có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa... Đối với trẻ nhỏ bú bình: trẻ có thể không bú hết lượng sữa trong bình hoặc thuốc bị dính thành bình dẫn đến sử dụng thuốc không đủ liều. Một số trẻ có thể sợ bình sữa, bỏ bú vì sữa có thuốc đắng quá.


Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như si-rô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Để giúp trẻ đỡ “sợ” thuốc, trước khi uống thuốc hãy làm tê đầu lưỡi bé bằng một viên đá lạnh và sau khi uống thuốc xong, cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, nên hòa thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống.


Đối với những trẻ mà nguồn dinh dưỡng chính là từ sữa thì có thể làm giảm thiểu sự tương tác này bằng việc uống thuốc ít nhất hai giờ trước hay sau khi dùng sữa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên biết thêm rằng có một số thuốc được khuyên nên dùng lúc no, có thể dùng cùng với sữa để tránh kích ứng dạ dày. Do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ để dùng thuốc hiệu quả và an toàn.

Dược sĩ Nguyễn Thị Bích Nga [Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM]

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Sơn - Bác sĩ Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Khi trẻ ốm, việc cho trẻ ăn uống đã khó, cho trẻ uống thuốc nhiều khi còn khó hơn nhiều. Và trẻ có uống được thuốc hay không, bố mẹ có tuân thủ điều trị hay không là rất quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả.

Lần đầu tiên trẻ uống thuốc là rất quan trọng vì sẽ cho trẻ ấn tượng tốt hay xấu về việc uống thuốc. Thuốc đó nên không có vị khó chịu như đắng, cay hoặc có mùi hăng. Số lượng thuốc để cho trẻ uống càng ít càng tốt và số lần uống trong ngày cũng vậy. Cách cho trẻ uống thuốc dưới đây là những cách mà điều dưỡng thường áp dụng. Nhưng cũng tùy vào lứa tuổi để có các cách cho trẻ uống khác nhau.

Để sẵn tất cả các loại thuốc cần uống trong tầm với tay. Thuốc bột được pha sẵn vào các cốc và một cốc nước ấm. Dùng xilanh hút thuốc và bơm thuốc vào miệng bé. Lưu ý không nên bơm trực tiếp vào họng trẻ mà bơm vào thành má để trẻ không bị sặc.

Uống thuốc bằng xilanh giúp trẻ không bị sặc thuốc

  • Với những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc uống các viên thuốc dạng viên nén là khó, do vậy nên uống dạng siro hoặc phải nghiền nhỏ thuốc ra rồi pha với nước. Sau đó dùng thìa đút cho trẻ.
  • Khi uống, bạn nên để đầu trẻ ngẩng cao, mặt hơi nghiêng rồi đưa thìa thuốc vào phía bên trong cằm, không nên cho thuốc vào quá gấp cũng như lấy thìa ra quá nhanh mà nên chờ cho trẻ nuốt hết thuốc và hãy từ từ lấy ra. Đừng để bé nằm thẳng xuống khi uống thuốc, bạn nên để bé ngồi hoặc bạn có thể bế bé vào lòng sao cho hơi nghiêng. Như vậy để người cho uống thuốc và trẻ uống được dễ dàng.

  • Bố mẹ và ông bà cũng tạo tâm lý thoải mái, nói cho bé biết việc uống thuốc là điều bình thường. Việc bố mẹ dỗ dành, giải thích, khuyến khích bé cũng rất quan trọng, làm cho bé cảm thấy yên tâm và không sợ phải uống thuốc.
  • Khi cho bé uống thuốc, hãy khích lệ khen, động viên trẻ hoặc dùng một vật mà trẻ thích để thu hút sự chú ý của trẻ.
    Khi pha thuốc cho bé, mẹ nên pha bằng nước lọc và pha thêm một chút nước ấm để làm giảm đi vị đắng của thuốc và giúp bé không có cảm giác muốn nôn/trớ khi uống thuốc.

Pha thuốc với một chút nước ấm sẽ làm giảm đi vị đắng của thuốc

  • Thuốc của trẻ thường là hơi ngọt, nhưng cũng có một số loại có vị đắng khiến trẻ khó uống. Để trẻ có thể uống các loại thuốc đắng này, bạn có thể pha thuốc với mật ong, nước trái cây ép, nhưng phải lưu ý lượng nước trái cây pha chung với thuốc phải vừa phải.
  • Nếu trẻ lớn đã có nhận biết tốt thì trước khi cho bé uống thuốc, mẹ hãy cho bé ngậm kẹo vị bạc hà và dâu tây. Vì nó sẽ làm giảm vị khó chịu của thuốc.

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị đau

XEM THÊM:

Liệu có nên cho trẻ uống lại một liều thuốc sau khi nôn?

Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên ba mẹ cần phải xem xét một số yếu tố sau:

YẾU TỐ

QUAN TRỌNG

  1. Thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn
  1. Loại thuốc [thuốc đó có tác dụng điều trị gì]
  1. Tình trạng của trẻ sau khi nôn
  1. Lượng thuốc có thể nhìn thấy được khi trẻ nôn ra

YẾU TỐ CÂN NHẮC THÊM

  1. Dạng bào chế của thuốc [dạng viên, siro, hỗn dịch…]
  1. Lượng dịch nôn
  1. Tuổi của trẻ

Tuy nhiên thực tế ba mẹ rất khó để đánh giá một cách toàn diện tất cả các yếu tố trên. Để đảm bảo xử trí tốt nhất, ba mẹ nên xác định càng nhiều thông tin nêu trên càng tốt, đặc biệt là thời gian chính xác kể từ khi uống thuốc đến lúc trẻ nôn và nên trao đổi với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để xem xét các yếu tố khác, từ đó cân nhắc “Liệu có nên cho trẻ uống lại một liều thuốc sau khi nôn hay không?”. Theo các hướng dẫn hiện có, việc xác định “thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn” là nội dung quan trọng nhất, sau đó áp dụng nguyên tắc chung sau đây [có thể không hoàn toàn đúng trong một số trường hợp cụ thể] [2]:

1. Nôn xảy ra trong vòng 15 phút kể từ khi uống hoặc nhìn thấy thuốc còn nguyên vẹn [đối với thuốc dạng viên] trong dịch nôn: có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc.

2. Nôn xảy ra từ 15 - 60 phút kể từ khi uống: có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc nếu cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn so với nguy

cơ quá liều. Cụ thể:

STT

Thuốc

Lời khuyên

Lý do

1

Kháng sinh

Nên uống lại một liều

Đảm bảo hiệu quả điều trị

2

Thuốc hóa trị

Cần liên hệ với bác sĩ điều trị để cân nhắc

Đảm bảo hiệu quả điều trị

Thuốc ức chế miễn dịch

3

Thuốc chống đông máu

[vitamin K1, warfarin,…]

Không uống lại liều thuốc

Nguy cơ gây độc tính khi quá liều.

Thuốc điều trị cao huyết áp

[Captopril, Enalapril, Metoprolol, Nifedipin, Losartan…]

Methotrexat

Phenytoin

Paracetamol

Các opioids

4

Amiodaron

Không uống lại liều thuốc

Ít ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị khi bỏ sót một liều đối với các thuốc có tác dụng kéo dài [amiodaron, fluoxetin] hoặc điều trị dự phòng lâu dài [statins]

Fluoxetin

Statins [Atorvastatin,…]

5

Thuốc dạng viên ngậm, viên nhai, viên hòa tan với nước, thuốc dạng lỏng

Không uống lại liều thuốc

Những dạng thuốc này có khả năng hấp thu nhanh vào cơ thể.

3. Nôn xảy ra hơn 60 phút kể từ khi uống: không nên uống lại liều thuốc.

Các nội dung trên có thể tóm tắt như sau:

Hình 1. Hướng dẫn xử trí trẻ nôn sau khi uống thuốc

Một số biện pháp đảm bảo an toàn khi cho trẻ uống thuốc

1.Đối với trẻ dưới 6 tuổi [đặc biệt trẻ nhỏ dưới 4 tuổi] nên chọn các dạng thuốc dễ uống [thuốc dạng lỏng, thuốc bột] và mùi vị dễ chịu. Trường hợp phải sử dụng thuốc dạng viên, nên nghiền viên và hòa với nước khi uống.Không nên pha thuốc với sữa vì có thể xảy ra tương tác thuốc-sữa, hoặc trẻ có thể không chịu uống sữa vì sữa đắng.

2. Trừ trường hợp thuốc yêu cầu phải uống lúc no hoặc ngay sau/trước khi ăn, nên cho trẻ uống thuốc cách xa bữa ăn/cữ sữa để hạn chế nôn.

3. Nếu trẻ phải uống nhiều loại thuốc, nên phân chia thời gian uống hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về phân chia thời gian uống để vừa đảm bảo hiệu quả của thuốc vừa hạn chế nôn do uống quá nhiều thuốc cùng một lúc.

4. Với thuốc loại sirô, không nên cho trẻ uống khi trẻ đang quấy khóc, nếu không trẻ sẽ bị ngạt hoặc sặc thuốc. Cố gắng tạo không khí vui tươi, dễ chịu, đối với trẻ lớn có thể giải thích cho trẻ hiểu uống thuốc để hết bệnh để trẻ “hợp tác” cùng ba mẹ.

5. Nếu trẻ không đứng hoặc ngồi uống thuốc được, nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng để tránh việc trẻ bị sặc thuốc.

6. Trong trường hợp trẻ hít sặc, nếu trẻ dưới 1 tuổi, ba mẹ thực hiện thủ thuật vỗ lưng ấn ngực, trẻ từ 1 tuổi trở lên ba mẹ thực hiện thủ thuật Heimlich. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Tài liệu tham khảo

[1] Kendrick, J. G., Ma, K., Dezorzi, P., & Hamilton, D. [2012]. Vomiting of oral medications by pediatric patients: survey of medication redosing practices.The Canadian journal of hospital pharmacy,65[3], 196–201. //doi.org/10.4212/cjhp.v65i3.1142

[2] Can Pharm Lett [2020]. Evaluate Whether to Redose Meds After Vomiting. [cited 2021 July 14]. Available from: //pharmacist.therapeuticresearch.com/Content/Articles/PL/2020/Feb/Evaluate-Whether-to-Redose-Meds-After-Vomiting [subscription required to access content]

Video liên quan

Chủ Đề