Có nên dụng thuốc nhỏ mũi thường xuyên

Hiện nay, do tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, khói bụi ngày càng nhiều khiến không ít người có thói quen nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, xoang, họng... Tuy nhiên việc làm này không đem lại hiệu quả như nhiều người nghĩ, thậm chí có thể gây hại cho vùng mũi, xoang.

Trong trường hợp mũi, xoang bình thường, không bị viêm nhiễm gì mà lại cứ nhỏ nước muối sinh lý vào sẽ làm cho niêm mạc của các vùng này đang khô ráo trở nên ẩm ướt. Việc này vô tình đã làm thay đổi môi trường tự nhiên của các vùng niêm mạc mũi, xoang khiến cho chúng bị biến tính và trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh luôn sẵn có trong môi trường tự nhiên bên ngoài cơ thể. Vì vậy, nếu mũi, xoang bình thường, không bị viêm nhiễm gì thì không nên nhỏ bất cứ loại thuốc nào, kể cả nước muối sinh lý. Khi bị các bệnh về mũi, xoang có thể dùng nước muối sinh lý để hỗ trợ điều trị bệnh nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng vì có nhiều trường hợp người bệnh tự ý sử dụng khiến bệnh càng nặng thêm, do vệ sinh mũi xoang bằng nước muối sinh lý trong khi đang bị viêm xoang vô tình người bệnh lại đẩy sâu vi khuẩn vào bên trong các hốc mũi, xoang khiến tình trạng bệnh lại càng nặng thêm.

Để phòng chống các bệnh mũi, xoang, họng, cần đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài, có thể súc miệng bằng nước muối hàng ngày để vệ sinh vùng họng, tránh để vùng họng phải tiếp xúc với không khí lạnh hay thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, hàng ngày có thể rửa vùng ngoài mũi bằng nước sạch khi rửa mặt, không thò tay hay bất cứ vật gì để ngoáy, rửa mũi sâu ở bên trong gây tổn hại niêm mạc mũi, xoang. Hàng tuần có thể nhỏ nước muối sinh lý 1 - 2 lần để phòng ngừa các bệnh mũi xoang.

BS. Bảo Thư

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi: Coi chừng tai biến !

Các loại thuốc nhỏ mũi như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, Oxymetazolin, Otrivin... ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều gia đình. Những thuốc này thường có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở. Ban đầu sử dụng hiệu quả được khoảng 6 đến 10 giờ, sau đó, tác dụng của thuốc giảm dần, bệnh nhân thường dùng tăng liều hoặc thay bằng thuốc mạnh hơn.

Nhập viện vì dùng gần 1.000 lọ Naphazolin Sau nhiều lần dùng thuốc xịt mũi Naphazolin, cháu Phạm Hùng T., 10 tuổi, ở Quảng Ninh, đã phải nhập viện do viêm mũi kèm theo triệu chứng tức ngực, khó thở, đau bụng... Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà [Hà Nội], cháu T. được chẩn đoán bị viêm mũi, ngạt mũi hoàn toàn do dùng thuốc kéo dài. Được biết, cháu T. đã dùng Naphazolin 0,05% trong hơn 5 năm qua và số lượng thuốc cháu dùng đã lên đến gần 1.000 lọ. Đi đâu cháu cũng phải mang thuốc trong người, nếu thiếu thuốc lập tức cháu T. thấy khó thở và chóng mặt. Cháu Nguyễn Hồng L., 3 tuổi, ở Hà Nội, đang được điều trị tại đây với lý do ngạt, tắc mũi và chảy mũi xanh có mùi hôi. Theo mẹ cháu L., 3 năm gần đây, mỗi khi cháu bị ngạt mũi chị thường mua thuốc Otrivin về nhỏ cho cháu. Lúc đầu thấy rất hiệu quả, nhưng gần đây khi nhỏ đến gần chục lọ thuốc mà không thấy tác dụng, gia đình đưa cháu đi khám mới phát hiện cháu bị viêm xoang. Nghiện thuốc... nhỏ mũi Theo PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, phụ trách Phòng Khám BV Đa khoa Hồng Hà [Hà Nội], không chỉ trẻ em mà người lớn cũng bị bệnh về mũi ngày càng nhiều. Trong số bệnh nhân đang được điều trị tại BV Hồng Hà, có khá nhiều người trước đó coi thuốc nhỏ mũi như một “thần dược” để giúp mũi thông thoáng. Thời gian đầu, họ thường dùng vài 3 lần/ngày nhưng lần sau bị bệnh lại phải tăng 5- 6 lần mới có tác dụng. Số lần dùng thuốc cứ tăng dần tỉ lệ thuận theo số lần ngạt mũi. Thậm chí nhỏ thuốc trở thành thói quen nên có người thỉnh thoảng lại nhỏ cho mỗi bên mũi mấy giọt. Dần dần, mũi của họ gần như không còn ngửi thấy gì nữa. Đặc biệt, Naphazolin mỗi khi tiếp xúc với niêm mạc mũi sẽ lập tức gây co mạch, làm mũi thông thoáng nhưng sau đó lại có hiện tượng dồn máu trở lại, làm tắc mũi, đòi hỏi phải nhỏ tiếp. Không những thế, niêm mạc mũi sau nhiều lần nhỏ thuốc sẽ bị phù nề, kém nhạy cảm với thuốc nên đòi hỏi phải nhỏ nhiều hơn, gây ra vòng luẩn quẩn khiến người bệnh ngày càng nghiện thuốc.

Có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ PGS- TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết bà đã phải chỉ định điều trị phẫu thuật đốt cuống mũi dưới, cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ cuống dưới mũi... cho khá nhiều trường hợp viêm mũi và mất khả năng cảm nhận mùi do dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài hoặc dùng không đúng thuốc. Ngoài ra, còn có không ít trường hợp bị các ảnh hưởng khác: bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi. PGS-TS Ngọc Dinh phân tích, thuốc co mạch nhỏ xịt vào mũi có hiệu quả trong trường hợp mũi bị viêm do lạnh, nhiễm siêu vi... niêm mạc mũi bị xung huyết, dãn mạch, phù nề và mũi sưng to. Tuy nhiên, các loại thuốc Naphazolin, Otrivin, Coldi-B... chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng khó chịu, không phải là thuốc trị bệnh. Do vậy chỉ được dùng thuốc trong 5-7 ngày, nếu dùng thuốc nhiều lần hoặc kéo dài cho dù mỗi ngày vài lần thì sau nhiều tuần dùng liên tục, thuốc sẽ giảm hiệu quả. Tai hại hơn là thuốc sẽ gây hiệu ứng dội ngược, khiến tình trạng nghẹt mũi càng nặng, trở thành bệnh viêm mũi, điều trị rất khó khăn.

Đối với nước muối sinh lý [NaCl 0,9%], Sterimar [nước biển phun sương] có thể sử dụng thường xuyên và lâu dài vì có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi. Tuy nhiên, TS Ngọc Dinh cũng lưu ý, không sử dụng Naphazolin, thuốc chống viêm có corticoid như Polidexa, Collydexa cho trẻ dưới 6 tuổi, trừ một số trường hợp đặc biệt cần sự theo dõi của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng Naphazolin cho trẻ dưới 2 tuổi vì thuốc có thể gây co thắt mạch máu não và tử vong.

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Naphazolin là dược chất chống nghẹt mũi có tác dụng nhanh và kéo dài hơn một số thuốc khác. Nó có mặt trong nhiều biệt dược như Rhinex, Rhinazin, Privine... Đó là các dung dịch pha sẵn có 0,05% hoặc 0,1% naphazolin.

Naphazolin giải phóng adrenalin, gây co mạch tại chỗ, giảm phù nề niêm mạc nên có tác dụng thông mũi, làm dễ thở ngay. Nó không có ghi chống chỉ định với phụ nữ có thai, mà chỉ cấm dùng cho trẻ em. Có tài liệu ghi là không dùng cho trẻ dưới 7 tuổi, một số tài liệu khác cho rằng giới hạn là 3 tuổi, thậm chí 1 tuổi.

Quảng cáo

Thuốc có tác dụng tại chỗ, nhưng dùng nhiều có thể được hấp thu qua niêm mạc mũi gây tác dụng toàn thân. Không được dùng naphazolin liên tục quá 3 ngày. Việc sử dụng nó nhiều lần trong ngày, hoặc dùng liên tục trên một tuần rất có thể gây ra tình trạng quen thuốc. Lúc này, chẳng những thuốc không còn tác dụng chống sung huyết, mà còn dẫn đến “sung huyết hồi phát” gây nghẹt mũi nhiều hơn.

Quảng cáo

Mạch máu cung cấp ôxy đến các mô, nếu dùng nhiều lần naphazolin hoặc các thuốc gây co mạch khác, sẽ dễ xảy ra tình trạng giảm ôxy ở tổ chức trong cuốn mũi, dẫn đến phù nề. Phù nề trong hốc mũi sẽ gây ra nghẹt mũi, lại phát sinh nhu cầu nhỏ thuốc nhiều hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Hiệu lực của thuốc cứ ngắn dần, thậm chí mất tác dụng. Ngoài ra, việc dùng thuốc nhỏ mũi lâu ngày còn có thể gây viêm teo mũi, thủng vách ngăn...

Khi bị nghẹt mũi, bạn không nên tự ý nhỏ thuốc thông mũi mà phải đi khám ở chuyên khoa tai mũi họng. Qua thăm khám, thầy thuốc sẽ tìm ra nguyên nhân bệnh, ví dụ như viêm mũi dị ứng hoặc không dị ứng nhiều năm [dẫn đến phì đại cuốn mũi, gây nghẹt mũi thường xuyên], vẹo vách ngăn [làm cho mũi bị chật]... Khi tìm ra đúng nguyên nhân, thầy thuốc sẽ có biện pháp điều trị có hiệu quả.

BS Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ Ngô Thị Thu Thủy - Trưởng khoa và Dược sỹ Nguyễn Hoàng Phương Khanh - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, không chỉ trẻ em mà người lớn đều có thể mắc các bệnh về mũi, và một trong các triệu chứng khá phổ biến trong các bệnh này là nghẹt mũi. Nghẹt mũi xảy ra khi mũi và các mô lân cận và mạch máu bị sưng với chất lỏng dư thừa, gây ra cảm giác "nghẹt". Nghẹt mũi có thể có hoặc không đi kèm sổ mũi.

Nghẹt mũi thường chỉ gây khó chịu cho trẻ lớn và người lớn. Tuy nhiên, nghẹt mũi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ do gây xáo trộn giấc ngủ hay khó bú sữa đối với trẻ sơ sinh.

Có nhiều thuốc không kê đơn được dùng trong việc giảm các triệu chứng nghẹ mũi, dùng đường uống và xịt mũi, bài viết này chỉ đề cập đến thuốc xịt mũi, lưu ý rằng việc lạm dụng các loại thuốc nhỏ/xịt mũi trị nghẹt mũi tiềm ẩn nguy cơ gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hiện trên thị trường có các loại thuốc nhỏ mũi , xịt mũi như sau:

Các thuốc này có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ, các thuốc này khi dùng sẽ làm co các mạch máu trong niêm mạc mũi, dẫn đến làm giảm sưng các niêm mạc này nên làm thông thoáng, giảm nghẹt mũi. Các thuốc này gồm có các sản phẩm tác dụng ngắn [ephedrin, naphazolin, phenylephedrin] và tác dụng dài [tetrahydroxyzin, xylometazolin, oxymetazolin]

Một vài biệt dược : Naphazolin [biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05%], , xylometazolin [Otrivin 0.05% hay 0,1%] ... , các thuốc này làm cho co mạch và giảm tình trạng sung huyết ở niêm mạc mũi, làm giảm chảy nước mũi. Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của một thử nghiệm đơn liều oxymetazoline. Thuốc làm giảm sức cản đường thở mũi và các triệu chứng tắc nghẽn mũi trong vòng 1 giờ, với tác dụng kéo dài đến 7 giờ.

  • Nước muối sinh lý hay nước biển sâu dạng xịt, nhỏ mũi

Các sản phẩm này có thể là thuốc hay vật tư y tế, không cần đơn thuốc khi mua và dùng rất an toàn cho các lứa tuổi, các đối tượng khác nhau như phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh... , các sản phẩm này có tác dụng làm loãng chất tiết và giúp vệ sinh làm sạch mũi, giúp dễ chịu

  • Thuốc kháng viêm xịt mũi glucocorticoid

Gồm cả 2 loại thuốc yêu cầu có đơn và không đơn thuốc. Các thuốc này thường được xem là thuốc đầu tay dùng để giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Có 2 nhóm [2 thế hệ] glucocorticoid thường dùng trong dạng xịt mũi, các chất này có hiệu quả tương đương nhau nhưng các glucocorticoids thế hệ 2 thì ít hấp thu vào cơ thể nên tác dụng phụ toàn thân thấp hơn:

  • Thế hệ 1: Beclomethasone, flunisolide, triamcinolone, và budesonide
  • Thế hệ 2: Fluticasone propionate, fluticasone furoate và mometasone furoate

Một số biệt dược chứa steroid xịt mũi như Rhinocort aqua [Budesonide], Avamys [Fluticasone furoate] hay Flixonase [Fluticasone propionate]... Những loại thuốc này khác nhau về tần suất của liều dùng, chi phí , nhưng đều có hiệu quả tương tự để điều trị tất cả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Nếu bạn có các triệu chứng nghẹt mũi nặng, bạn nên sử dụng thuốc xịt mũi co mạch trong vài ngày trước khi bắt đầu sử dụng xịt mũi chứa glucocorticoid, việc dùng kế nhau giúp thuốc xịt mũi glucocorticoid đến được nhiều khu vực hơn trong đường mũi của bạn hơn.

  • Thuốc kháng histamine xịt mũi

Thuốc xịt mũi - Azelastine là thuốc xịt chống dị ứng mũi, là thuốc kê theo đơn, có thể được sử dụng hàng ngày hoặc khi cần thiết để làm giảm các triệu chứng nhỏ giọt sau mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, thường cho tác dụng trong vòng vài phút sau khi sử dụng. Tác dụng phụ phổ biến nhất với azelastine là mùi vị khó chịu trong miệng ngay sau khi sử dụng và có thể giảm thiểu bằng cách giữ cho đầu của bạn nghiêng về phía trước trong khi phun để ngăn thuốc chảy xuống cổ họng. Biệt dược có trên thị trường là Nozeytin 0.1%, cũng có các sản phẩm có phối hợp thêm glucocorticoid như Meseca hay Nozeytin –F.

Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc nhỏ mũi và xịt mũi khác nhau

2.1. Thuốc nhỏ mũi gây co mạch trị nghẹt mũi

Trường hợp bị nghẹt mũi kèm hay không kèm sổ mũi, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mũi có chứa chất gây co mạch. Việc sử dụng thuốc nghẹt mũi thông mũi nên được giới hạn trong 3 đến 5 ngày để tránh xuất hiện phản ứng “bật lại” [rebound] tức lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại, dẫn đến bệnh viêm mạn tính niêm mạc mũi, khó điều trị.

Thuốc co mạch trị nghẹt mũi tương đối an toàn nếu được sử dụng một cách thích hợp, nhưng việc sử dụng chúng có liên quan đến nhiều tác dụng phụ do tác động trực tiếp của chúng lên các thụ thể adrenergic và kích thích hệ thần kinh trung ương. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm mất ngủ, tăng huyết áp, bồn chồn, lo lắng, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, ảo giác và rối loạn chức năng tiết niệu. Những thuốc nhỏ mũi co mạch này nên tránh dùng ở bệnh nhân mắc bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, tiểu đườngtăng sản tuyến tiền liệt lành tính [BPH], cũng không nên dùng thuốc thông mũi ở những bệnh nhân đang dùng đồng thời các thuốc ức chế monoamin oxydase; sự kết hợp này có thể dẫn đến tăng huyết áp đe dọa tính mạng.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú phải rất thận trọng, chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mũi loại này khi được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý sử dụng.

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, tác dụng gây co mạch của thuốc nhỏ mũi trị nghẹt mũi kể trên không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà gây co mạch toàn thân, tức co mạch ở cả tim, gan, thận... đưa đến tai biến gây tím tái, vã mồ hôi, choáng, phải được cấp cứu tại bệnh viện. Vì vậy, đối với trẻ dưới 2 tuổi, tuyệt đối không dùng thuốc xịt mũi chứa dược chất làm co mạch. Ngoài ra, dữ liệu lâm sàng cũng thiếu để hỗ trợ sự an toàn và hiệu quả của thuốc thông mũi ở trẻ em dưới 6 tuổi, và vì vậy các thuốc này cũng không được khuyến cáo sử dụng ở độ tuổi này.

Nhịp tim nhanh là một trong những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc nhỏ mũi không đúng cách

2.2. Thuốc nhỏ mũi trị nghẹt mũi chứa glucocorticoid

Thuốc nhỏ/xịt mũi có glucocorticoid chủ yếu có tác dụng tại chỗ, tuy nhiên, nếu dùng không đúng ví dụ như sử dụng trong thời gian dài, liều cao và không giảm liều trước khi ngưng sẽ gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Tác dụng phụ tại chỗ: kích ứng niêm mạc mũi, chảy máu cam hay có vết máu trong chất tiết của mũi, làm khô và teo niêm mạc mũi, loét vách mũi.
  • Tác dụng phụ toàn thân: mặc dù có nhiều nghiên cứu dài hạn về tác dụng có hại trên tăng trưởng ở trẻ em là chưa rõ, tuy nhiên, cần theo dõi ảnh hưởng trên tăng trưởng của trẻ em khi có sử dụng các thuốc này, tương tự, các nghiên cứu về loãng xương, tăng nhãn áp hay đục thủy tinh thể ở mắt cũng cho thấy có thể có nguy cơ này [mặc dù thấp] khi dùng các thuốc nhỏ mũi/xịt mũi chứa glucocorticoids lâu dài

Loại thuốc: Để không làm tổn hại niêm mạc mũi, đảm bảo hoạt động sinh lý của hệ thống lông nhày, các thuốc đưa vào mũi phải đảm bảo pH= 7-9, nhiệt độ trong khoảng từ 23 độ C- 40 độ C, độ nhớt và áp suất thẩm thấu phù hợp.

Không nên nhỏ mũi bằng các hoa lá, thảo mộc tươi... tự chế vì các loại thuốc này không đảm bảo vô khuẩn sẽ gây thêm bệnh hoặc chứa dị nguyên gây nên những phản ứng dị ứng.

Ngoại trừ thuốc nhỏ mũi, xịt mũi chỉ có thành phần nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% được dùng an toàn cho trẻ em [dùng với dụng cụ hút mũi đối với trẻ nhỏ] , các thuốc nhỏ mũi, xịt mũi còn lại cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ đối với các thuốc kê đơn hay tư vấn của dược sĩ cho các thuốc không kê đơn.

Thời gian và liều dùng thuốc: Như trên đã nói, các thuốc co mạch không được nhỏ nhiều lần trong ngày, kéo dài liên tục nhiều ngày vì sẽ gây viêm mũi do thuốc [Rhinitis medicamentosa].

Ở trẻ em, dùng thuốc xịt/nhỏ mũi chứa glucocorticoid kéo dài sẽ có thể làm chậm tăng trưởng nên nếu bạn phải dùng thuốc xịt/nhỏ mũi cho con bạn kéo dài khoảng 2 tháng trong 1 năm thì cần trao đổi kỹ với bác sĩ của con bạn.

Thông thường với các người bệnh có triệu chứng dai dẳng từ trung bình đến nặng thì các thuốc xịt mũi có glucocorticoid cần bắt đầu với liều dùng cao nhất theo khuyến cáo tương ứng theo độ tuổi và giảm dần cho đến liều thấp nhất có hiệu quả sau khi kiểm soát được các triệu chứng.

Lưu ý: Nếu bạn bị sổ mũi nghẹt mũi kéo dài hay nghẹt mũi ở các trẻ nhỏ dưới 2 tháng nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị. Bạn cần chú ý, những rối loạn về mũi không chỉ là triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh mà là khởi đầu của các bệnh mãn tính khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang... Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị đúng phác đồ ngay từ đầu để không gây ra các ảnh hưởng bất lợi về sau.

Ngoài ra, cần bảo quản thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, nhất là các thuốc co mạch, tránh uống nhầm gây các hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội - ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Viêm mũi dị ứng khác gì viêm mũi thông thường?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề