Có quan hoạch định chính sách đối ngoại cao cập nhất của Việt Nam

Mục lục bài viết

  • 1.Các kiểu chiến lược kinh tế đối ngoại của các quốc gia
  • 1.1 Chiến lược đóng cửa kinh tế
  • 1.2Chiến lược mở cửa kinh tế
  • 2. Chiến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trả lời:

1.Các kiểu chiến lược kinh tế đối ngoại của các quốc gia

1.1 Chiến lược đóng cửa kinh tế

Đây là chiến lược kìm hãm sự phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế, tuy nhiên lại là chiến lược đã từng tồn tại khá dài trong lịch sử quan hệ kinh tế quốc tế.

Chiến lược “đóng cửa kinh tế” là chiến lược kinh tế đối ngoại, theo đó, nền kinh tế phát triển chủ yếu theo hướng tự đáp ứng nhu cầu trong nước, chỉ xuất khẩu sau khi đã thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, đầu tư nước ngoài bị hạn chế và nếu cho phép thì chỉ giới hạn ở những lĩnh vực công nghiệp mà trong nước chưa có khả năng sản xuất ra.

Khi áp dụng chiến lược đóng cửa kinh tế, các quốc gia hạn chế mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại với bên ngoài, phát triển kinh tế bằng nội lực là chính, thực hiện tự cung tự cấp bằng những nguồn lực trong nước.

Trong lịch sử đã có nhiều nước áp dụng chiến lược kinh tế này, như: Trung Quốc thời kì 1950 - 1978, trước khi tiến hành Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc - Hội nghị được đánh giá là vạch ra con đường đổi mới ở Trung Quốc; Hoa Kỳ thời Tổng thống Jefferson thực hiện chính sách đóng cửa thị trường Hoa Kỳ, cấm vận tàu thuyền nước ngoài trong thời gian từ 12/1807 đến 03/1809; Nhật Bản cũng thực hiện chính sách “tự cung tự cấp” tương đối trước khi mở cửa với phương Tây những năm 50 của thế kỉ XIX; Nhiều nước thuộc khối Liên Xô [cũ] cũng thực hiện chiến lược đóng cửa kinh tế trong nhiều năm trước khi sụp đổ khối vào năm 1991; Tại Việt Nam thời kì nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách này ở dạng cực đoan vói khâu hiệu “bê quan toả cảng” và về cơ bản chúng ta đã thực hiện chế độ “tự cung tự cấp” trong một thời gian dài, cho tới trước Đại hội Đảng VI năm 1986. Những năm 50 và những năm đầu thập niên 60 của thế kỉ XX, hầu hết các nước chậm phát triển ở châu Á và châu Mỹ Latinh đều áp dựng chiến lược đóng cửa kinh tế, do các nước này mới giành được độc lập về chính trị từ tay các nước đế quốc xâm lược nên muốn độc lập về kinh tế bằng cách xây dựng nền kinh tế tự lực cánh sinh, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào kinh tế với bên ngoài.

Chiến lược đóng cửa kinh tế có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Giúp đất nước áp dụng theo chiến lược này xây dựng một nền kinh tế tự chủ - nền tảng bảo đảm cho sự độc lập về chính trị; Nền kinh tế quốc gia ít chịu sự ảnh hưởng bởi những biến động của nền kinh tế thế giới; Các nguồn lực trong nước được khai thác tối đa để thoả mãn nhu cầu trong nước; Tốc độ phát triển kinh tế ổn định; Các ngành sản xuất trong nước ít bị cạnh tranh.

>> Xem thêm: Phân tích bản chất, đặc trưng, chức năng của nhà nước CHXHCN Việt Nam

Nhược điểm:Suy giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định nhưng chậm; Nền kinh tế bị tụt hậu so với bên ngoài, không phát huy được lợi thế so sánh của quốc gia trong phân công lao động quốc tế; Thị trường nội địa nghèo nàn, “chật hẹp”, giả cả đắt đỏ, hàng hóa kém đa dạng, và người tiêu dùng không có điều kiện để thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất.

Hiện nay, các quốc gia ít áp dụng chiến lược “đóng cửa kinh tế” theo đúng nghĩa. Mà các nước có thể áp dụng chính sách được đánh giá có tính linh hoạt và mềm dẻo hơn như: chính sách bảo hộ mậu dịch [như đã đề cập ở mục 1.2.2] để bảo hộ nền sản xuất trong nước, hay sản xuất thay thế nhập khấu để giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Điều này có nghĩa chiến lược đóng cửa kinh tế vẫn được áp dụng trong những trường hợp, với những lý do nhất định trong chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia.

1.2Chiến lược mở cửa kinh tế

Chiến lược mở cửa kinh tế là chiến lược kinh tế đối ngoại trong đó sản xuất hướng vào xuất khẩu, không cản trở hoặc hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm khai thác các tiềm năng trong nước, đồng thời khuyển khích đầu tư ra nước ngoài.

Chiến lược mở cửa kinh tế có nhiều tương đồng với xu hướng tự do hóa thương mại. Ở một số nước đang phát triển, chiến lược mở cửa kinh tế còn được gọi là chiến lược sản xuất hướng về xuất khẩu. Các nước đi theo chiến lược này hướng tới mục tiêu: thực hiện việc mở rộng các quan hệ kinh tế với bên ngoài, trọng tâm là hoạt động ngoại thương trong đó chú trọng hàng đầu là đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút và sử dụng vốn, công nghệ nước ngoài để khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước.

Chiến lược này ban đầu được áp dụng ở các nước có nền công nghiệp phát triển như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản sau đó áp dụng rộng rãi ở nhiều nước khác. Những năm 70 của thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á [ASEAN] đều chuyển sang nền kinh tế hướng ngoại. Vào thời kì này phong trào khuyến khích xuất khẩu trở lên sôi động, các khẩu hiệu “xuất khẩu hay là chết”, “tất cả cho xuất khẩu” được đề cập đến trong nhiều chủ trương, đường lối phát triển ngoại thương của các nước ASEAN. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Mỹ Latinh vốn trước đó theo đuổi chiến lược đóng cửa kinh tế cũng chuyển sang chiến lược mở cửa.

Chiến lược mở cửa kinh tế có một số ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, khai thác lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, hàng hóa đa dạng, phong phú có chất lượng và người tiêu dùng có thể thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất; Tận dụng được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến; Tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, kích thích sản xuất phát triển.

Nhờ áp dụng chiến lược này, nền kinh tế nhiều nước đang phát triển trong những thập kỉ vừa qua đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, một số ngành công nghiệp [chủ yếu là các ngành chế biến xuất khẩu] đạt trình độ kĩ thuật tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điển hình cho sự thành công đó là 4 con rồng châu Á: Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan [Trung Quốc] và Hồng Kông [Trung Quốc].

>> Xem thêm: M&A là gì ? Những thương vụ M&A lớn tại Việt Nam

Nhược điểm: Mức độ mở cửa và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới khiến nền kinh tế trong nước có thể bị phụ thuộc và ảnh hưởng nặng nền bởi những biến động bất lợi của kinh tế thế giới; Một số ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài; Do tập trung các nguồn lực để phát triển xuất khẩu, chạy theo nhu cầu thị trường thế giới nên nền kinh tế dễ gặp tình trạng phát triển mất cân đối.

Trên thực tế, chiến lược “đóng cửa kinh tế” và chiến lược “mở cửa kinh tế” là hai kiểu chiến lược có nội dung đối nghịch, nhưng không bài trừ nhau. Để khắc phục nhược điểm của việc áp dụng riêng lẻ từng kiểu chiến lược, khi hoạch định chiến lược kinh tế đối ngoại, các quốc gia có thể kết hợp cả hai kiểu chiến lược trên.

2. Chiến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 [Đại hội VI] - Đại hội được ví là “Đại hội của sự đổi mới”, cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn được Đảng ta đề cập xuyên suốt trong các kì Đại hội, từ Đại hội VI đến Đại hội XII nhằm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam từng bước, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cụ thể:

Đại hội VI, mở đầu cho thời kì đổi mới đất nước đã đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kĩ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác”.

Đại hội VII, định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế”.

Đại hội VIII, mở ra chủ trương “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”.

Đại hội IX, nhấn mạnh “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả họp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “về hội nhập kinh tế quốc tế”.

Đại hội X, nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”. Ngày 05/02/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết so 08-NQ/TW “về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”.

>> Xem thêm: Phân tích chiến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Đại hội XI, đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kì phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Từ “hội nhập kinh tế quốc tế” của các kì đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một cách toàn diện là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta. Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “về hội nhập quốc tế”. Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Đại hội XII, với chủ trương “Chủ động hội nhập, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế”, Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại đa phương với phương châm chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng”, qua đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia hầu hết các tổ chức, định chế quốc tế và khu vực chủ yếu trên thế giới.

- Một số mốc son trong quả trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có thể kể đến như:

Gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995. Sự kiện này được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào ngày 31/12/2015. Việc tham gia ASEAN và thực hiện các cam kết nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ đóng góp thiết thực cho việc góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

Trở thành thành viên sáng lập và là một thành viên tích cực của Diễn đàn Họp tác Á-Âu [ASEM] năm 1996.

Được kết nạp vào Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương [APEC] vào năm 1998. Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sáng kiến hợp tác và đóng góp tích cực cho các diễn đàn hợp tác quốc tế quan trọng này.

Gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh - WTO vào tháng 01/2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ, theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn.

Hòa cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, tính đến tháng 7/2019, Việt Nam đã tham gia đàm phán, kí kết 16 FTA [trong đó 13 FTA đã kí kết - Các FTA đã kí kết gồm: ASEAN - Cộng đồng Kinh tế ASEAN [AEC]; ASEAN - Ắn Độ; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN - Hồng Kông [Trung Quốc]; ASEAN - Nhật Bản; ASEAN - Trung Quốc; ASEAN - Australia, New Zealand; CPTPP [TPP 11]; Việt Nam - Chi Lê; Việt Nam - Hàn Quốc; Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu; Việt Nam - Nhật Bản; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU [EVFTA] và 3 FTA chưa kí kết - Các FTA chưa kí kết gồm: Hiệp định Đối tác kinh tê toàn diện khu vực [RCEP] bắt đầu đàm phán từ ngày 09/5/2013; Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 12/2015] với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó 6 FTA do ta chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN. Điều này giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ họp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.

- Một số thành tựu đạt được của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm đối mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế:

>> Xem thêm: Kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay: Tình hình và các giải pháp

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hơn 30 năm qua đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này, tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ...; thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn; thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài [FDI] và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển [ODA].

Góp phàn tạo thêm việc làm, các ngành có tốc độ tăng việc làm cao nhất cũng là những ngành mở cửa nhanh hơn hoặc những ngành áp dụng công nghệ mới để cạnh tranh, tạo tài sản sản xuất và hạ tầng như công nghệ chế tạo, xây dựng, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ; tác động tích cực tới tiền lương và thu nhập của mọi tầng lóp cư dân, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh [quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm].

Tiếp thu được khoa học - công nghệ mới và kĩ năng quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, kĩ thuật, văn hóa - xã hội... góp phần đào tạo cho Việt Nam có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về chuyên môn lẫn quản lý.

Góp phần hoàn thiện thể chế trong nước trên góc độ: pháp luật và tổ chức bộ máy, cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế...

Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất khu vực, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Năm 2019 được coi là năm đạt nhiều kết quả ấn tượng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,02% [năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng trên 7% kể từ năm 2017], quy mô nền kinh tế [GDP] đạt 262 tỉ USD, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 516,96 tỉ USD trong đó xuất siêu 9,9 tỉ USD, tổng số vốn FDI đăng kí cấp mới và vốn tăng thêm đạt 38 tỉ USD [với 3.883 dự án cấp mới], số lượng khách du lịch quốc tế đạt mức 18 triệu lượt [cao nhất từ trước tới nay].

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới:

Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, các định chế tài chính quốc tế, khu vực, các hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới. Trong khi đó, Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

Nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được trong hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”?.

Luật Minh KHuê [tổng hợp & phân tích các nguồn trên internet]

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cho lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tìm kiếm, cứu nạn tại Việt Nam [mẫu số 1]

Video liên quan

Chủ Đề