Con linh cẩu như thế nào

Linh cẩu vốn là loài quan trọng của hầu hết các hệ sinh thái châu Phi. Chúng sở hữu hàm răng khỏe, có khả năng xé thịt rất dai. Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng.

Thậm chí, khả năng chạy nhanh cũng cho phép chúng đuổi được cả một số loài chim ở khoảng cách gần.

Con linh cẩu như thế nào
Linh cẩu thường sống thành bầy đàn với một con cái làm thủ lĩnh (Ảnh: News).

Linh cẩu thường sống bầy đàn, hay đụng độ với sư tử hoặc báo để cướp thức ăn của chúng. Trong các cuộc đụng độ này, linh cẩu hiếm khi bị bỏ mạng bởi bản tính liều lĩnh, răng sắc nhọn và lối sống bầy đàn, chúng thường áp đảo đối phương về số lượng.

Với bất kỳ đàn linh cẩu nào cũng luôn có một thủ lĩnh. Đó thường là một con linh cẩu cái. Nhưng điều này là chuyện rất hiếm gặp trong thế giới động vật hoang dã. Với chiều cao trung bình khoảng 2,8m, nặng gần 59kg, con linh cẩu cái có nhiệm vụ bảo vệ cả đàn an toàn.

Con linh cẩu như thế nào
Đây là một trong những động vật nguy hiểm ở đồng cỏ châu Phi (Ảnh: News).

Vùng đồng cỏ châu Phi vốn là nơi rất nguy hiểm. Trong đó, sư tử là kẻ thù của linh cẩu. Bởi vậy, cách để cả bầy sống sót đó là phải có một thủ lĩnh đủ mạnh. Nhưng nhiều năm qua, linh cẩu cái đầu đàn bắt đầu trở nên hung bạo hơn. Khi thấy hai linh cẩu cái trong đàn giết một con linh dương, con đầu đàn liền "nẫng tay trên". Nó chiếm luôn miếng mồi khiến hai thành viên "địa vị thấp hơn" phải chịu đói.

Bầy linh cẩu hợp sức "lật đổ" thủ lĩnh đầu đàn tàn bạo

Không chỉ vậy, nó còn bắt nạt những thành viên yếu ớt trong đàn, bao gồm cả linh cẩu mẹ đang nuôi con nhỏ. Dần dần, "thủ lĩnh" này tỏ ra mất kiểm soát. Nó có nhiều hành vi vượt quá tầm chịu đựng của cả bầy. Việc sinh tồn ở đồng cỏ châu Phi vốn đã không dễ dàng, lại thêm con đầu đàn ngày càng hung tợn, cả bầy quyết định hợp sức "lật đổ" nó.

Con linh cẩu như thế nào
Thủ lĩnh bị cả bầy tấn công (Ảnh cắt từ clip).

Nếu như trong cuộc chiến một chọi một, linh cẩu cái đầu đàn dễ dàng đánh bại bất cứ thành viên nào, thì bây giờ nó phải chọi với cả bầy. Chúng bao vây linh cẩu cái như trong các cuộc đi săn. Mỗi con linh cẩu có lực cắn ước tính lên tới 454kg. Lực cắn này đủ sức làm gẫy xương đùi một con hươu cao cổ. 

Khi bị cả bầy tấn công dồn dập, con thủ lĩnh bị loại nhanh chóng và có thể trở thành miếng mồi cho đồng loại. Nhưng chúng dừng lại. Con cái đầu đàn chỉ bị thương ở chân sau. Những con khác trong bầy tìm kiếm thủ lĩnh mới. Trong khi đó, thủ lĩnh cũ bị bỏ mặc, không còn khả năng tự vệ và bị kẻ thù bao vây.

Tin liên quan

Con linh cẩu như thế nào

"Ngạt thở" trước cảnh hàng triệu con cua đỏ băng qua đường phố và cao tốc

Đến hẹn lại lên, hàng triệu con cua đỏ từ rừng rậm bò ra ngoài, băng qua đường phố và cao tốc khi bước vào mùa sinh sản.

Bộ phận sinh dục của con cái (linh cẩu đốm) gần giống với bộ phận sinh dục của con đực: âm vật về cả hình dáng và vị trí đều giống như dương vật và cũng có khả năng cương cứng. Con cái cũng không có âm đạo bên ngoài (cửa âm đạo) vì môi dưới được kết hợp tạo thành bìu giả.

Dương vật giả đi qua đỉnh bằng một ống niệu sinh dục trung tâm, qua đó con cái có thể đi tiểu, giao hợp và sinh con. dương vật giả này có thể phân biệt được với cơ quan sinh dục của con đực nhờ hình dạng có vẻ to hơn và đầu thì có vẻ như là tròn hơn.

Ở cả con đực và con cái vị trí đầu tròn của bộ phận sinh dục được bao phủ bởi các gai dương vật. Sự xuất hiện của dương vật giả ở con cái phần lớn nhờ androgen (hocmon đực) vì nó xuất hiện trước khi buồng trứng và tuyến thượng thận được phân tách ở thai nhi.

Con linh cẩu như thế nào

Sau khi sinh con non, dương vật giả bị kéo dài và mất đi nhiều phần diện mạo ban đầu. Nó trở thành một vách ngăn bị chùng xuống do dãn nở, bị biến đổi với mỗi cái đầu bao rộng và môi bị tách đôi.

Niệu đạo và âm đạo của linh cẩu đốm cái được thoát ra ngoài thông qua âm vật. Điều này cho phép con cái đi tiểu, giao phối và sinh con thông qua cơ quan này. Đặc điểm cơ thể này của con cái làm cho việc giao phối trở nên khó khăn hơn so với con đực ở các loài động vật có vú khác, vậy nên việc cưỡng ép giao phối ở linh cẩu là vô ích.

Joan Roughgarden, một nhà sinh thái học và nhà sinh học tiến hóa nói rằng việc âm vật của linh cẩu cái cao hơn so với âm vật của hầu hết các loại động vật có vú khác nên linh cẩu đực phải trượt về phía sau nhiều hơn để dương vật được thẳng với âm đạo. Tương tự như hành động xốc một chiếc áo sơ mi con cái tự rút dương vật giả của nó ra vào tạo ra một lỗ hổng để con đực có thể đưa dương vật vào.

Con đực phải thực hành hành động này thường xuyên và có thể mất một vài tháng để thực hiện thành công. Linh cẩu đốm cái tiếp xúc với liều androgen lớn và việc này đã làm tổn thương buồng trứng đáng kể, gây khó khăn cho việc thụ thai.

Sau khi sinh con non, dương vật giả bị kéo dài và mất đi nhiều phần diện mạo ban đầu. Nó trở thành một vách ngăn bị chùng xuống do dãn nở, bị biến đổi với mỗi cái đầu bao rộng và môi bị tách đôi. Khoảng 15% con cái chết trong lần đầu tiên sinh con và hơn 60% con con của lần sinh đầu tiên bị chết.

Đọc thêm: Linh Cẩu Đốm Và 10+ Thông Tin Cơ Bản Cần Biết

Quá trình giao phối rất phức tạp, vì dương vật của con đực phải đi vào và rút ra khỏi bộ phận sinh dục của con cái thông qua dương vật giả của con cái chứ không phải trực tiếp qua âm đạo, nó bị chặn bởi bìu và tinh hoàn giả. Những đặc điểm khác thường này khiến việc giao phối trở nên khó khăn hơn đối với linh cẩu đực so với các động vật có vú khác, đặc điểm này đồng thời đảm bảo rằng việc ép buộc giao phối là không thể. Khi con cái rút lại âm vật của mình, con đực xâm nhập vào con cái bằng cách trượt bên dưới con cái, một hoạt động này trở nên dễ dàng hơn nếu dương vật tạo thành một góc.