Con trai Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Sáng nay [12/1], Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của TAND tối cao, VKSND tối cao.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị báo cáo của TAND và VKSND làm rõ hơn về tranh tụng tại các phiên tòa, vì đây là một trong những điểm đổi mới rõ nét trong nhiệm kỳ vừa qua.

Giải trình sau đó, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, đối với các thẩm phán, tranh tụng là con đường đi đến công lý.

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình

"Tranh tụng tốt, chúng ta lắng nghe được ý kiến phản biện, chúng tôi không hạn chế việc tranh tụng", Chánh án TAND tối cao nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, chủ thể tranh tụng không phải tòa án mà là VKS và luật sư, bên buộc tội và bên gỡ tội.  Tòa chỉ là cơ quan tạo điều kiện tối đa cho tranh tụng và sử dụng kết quả tranh tụng.

“Chất lượng tranh tụng phụ thuộc và các chủ thể chứ tòa án chỉ tạo môi trường và tôn trọng việc đó. Quan điểm của chúng tôi tranh tụng chính là con đường đi đến chân lý”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói.

Ngay Viện trưởng cũng có lúc phải kiêng nể

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí cho biết, án hình sự, đặc biệt lên cấp Trung ương, tranh tụng không có gì phải băn khoăn,  so với trước đã tiến bộ nhiều, nhưng những vụ án dân sự và hành chính thì có một số khó khăn.

Ông Trí nhìn nhận, có tình trạng cả nể. Bởi một kiểm sát viên công tác ở VKS huyện, tỉnh ra tòa buộc họ phát biểu mạnh về ông chủ tịch tỉnh thì mai mốt chắc không dễ làm việc. Tất nhiên, đó là công việc, nhưng không có  quan hệ tốt thì khó.

"Kiểm sát viên muốn nói mạnh mà ông Viện trưởng bảo “nói vừa vừa thôi” cũng không dám nói. Phải nói thật như vậy. Viện trưởng VKSND tối cao cũng phải dùng thuyết phục là nhiều, chứ có phải lúc nào cũng nói hết”, ông Trí giãi bày.

Ông Lê Minh Trí cũng chia sẻ thêm, một cán bộ bình thường đòi hỏi không kiêng nể gì hết thì khó, vì "ngay Viện trưởng cũng có lúc phải kiêng nể", tất nhiên là có nguyên tắc.

"Vấn đề gì thuộc về lòng tin, về trách nhiệm đối với công việc chung là tôi bảo vệ. Thậm chí, tôi biết bị ghét nhưng vẫn phải làm. Tuy nhiên, yêu cầu tất cả cán bộ dưới quyền đều làm như mình hết thì không phải dễ”, Viện trưởng VKSND tối cao nói thẳng.

Ông cũng nhìn nhận thực tế có phê bình, tiếp thu, có cái nâng lên, nhưng nói không còn “cả nể” thì ngay cả trong hệ thống tính “cả nể” còn lớn, không riêng ở khối tư pháp.

Ngoài ra, ông Trí cũng chỉ rõ, án dân sự, hành chính đòi hỏi kiến thức tổng hợp về kinh tế- xã hội, chuyên ngành.

Chẳng hạn như liên quan đến đất đai là phải hiểu về nhiều thời kỳ, chứ không phải chỉ đất đai đơn thuần. Có những vấn đề từ mấy chục năm trước, bây giờ tranh chấp với nhau, không phải kiểm sát viên nào cũng nắm rõ hết.

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí

"Như tôi 60 tuổi rồi, khi 45 tuổi thì những vụ việc từ đó về sau tôi biết, trước đó cũng không biết được. Từ các nghị định của Chính phủ dẫn đến vấn đề bồi thường, cứ vài năm lại ra một nghị định, tiến sỹ mà không rành về đất đai thì cũng không trả lời, tranh tụng hay phát biểu một cách đầy đủ được", ông Lê Minh Trí dẫn thực tế.

Viện trưởng VKSND tối cao cũng nêu khó khăn khi tốc độ các vụ án hành chính và dân sự tăng rất nhanh những năm gần đây, từ 250 lên 350 vụ, tạo áp lực cho cả tòa, viện. Các cơ quan đều có những nỗ lực, cố gắng chuyển biến tốt, nhưng so với yêu cầu là “cuộc rượt đuổi, không đơn giản”.

Hứa nộp 500 tỷ, vợ vào gặp một lần lại không chấp nhận nộp 

Đề cập đến vai trò của luật sư, ông Trí cho rằng, việc này liên quan trực tiếp đến cơ quan điều tra, VKS. Luật sư là chế định góp phần bảo vệ quyền con người, nhưng khi luật sư thực hành nghề của mình lại có yếu tố bảo vệ thân chủ. Luật sư thậm chí dùng mọi cách để bảo vệ thân chủ, kể cả là cản trở quá trình điều tra chứng minh tội phạm. 

“Thời gian qua, tôi chỉ đạo các kiểm sát viên khi có yêu cầu là phải làm đúng quy định của pháp luật. Vụ án đặc biệt nghiêm trọng, đối tượng đã đồng ý với điều tra viên và kiểm sát viên là sẽ khắc phục hậu quả 800 tỷ đồng, nhưng sau khi luật sư vào thì không nói gì đến chuyện này. Vì luật sư nói, nếu ông nộp 800 tỷ, người ta sẽ hỏi ở đâu có, là ông tham nhũng thì còn chết hơn nữa”, Viện trưởng VKSND tối cao dẫn chứng.

Ông Trí kể một vụ án khác hứa nộp 500 tỷ,  vợ bị can vào gặp một lần duy nhất, sau đó bị cáo không bao giờ chấp nhận nộp tiền. “Người vợ nói gì mình không biết, nhưng những cuộc gặp như thế xong là thay đổi lời khai”, ông Lê Minh Trí nói.

Theo Viện trưởng VKSND tối cao, trong quá trình điều tra, làm sao vừa bảo vệ quyền con người nhưng vừa đảm bảo hiệu quả đấu tranh chống tội phạm nên ông mong muốn được chia sẻ.

Ông Trí cũng khẳng định ngành cấp phép đúng quy định, trao đổi với tinh thần tốt nhất có thể nhưng không có nghĩa là cứ mở, tin vào việc bảo vệ quyền con người mà không tính đến nghiệp vụ đấu tranh để chứng minh bản chất tội phạm. Việc này phải hài hòa trong lộ trình điều tra. 

“Với trách nhiệm người đứng đầu ngành kiểm sát, tôi sẽ trực tiếp lắng nghe, về sẽ có điều chỉnh, chia tách những nội hàm, nội dung để làm sao phản ánh đầy đủ hơn”, Viện trưởng VKSND tối cao nói. 

Thu Hằng 

Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí cho rằng, việc mới vừa lập án mà suy đoán trúng hết thì chỉ có thầy bói.

//www.sbtn.tv/con-trai-cua-vien-truong-vien-kiem-sat-toi-cao-csvn-tung-yeu-cau-khang-nghi-vu-ho-duy-hai-bi-tu-vong-vi-tai-nan-giao-thong/

Lê Minh Trí [hình Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh]

Tin Vietnam.- Trang Báo Sạch ngày 28 tháng 6 năm 2020 loan tin, anh Lê Ngọc Bình Minh, 29 tuổi là con trai của ông Lê Minh Trí, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao Cộng sản Việt Nam đã tử vong vì tai nạn giao thông ở huyện Củ Chi, Sài Gòn.

Ông Trí là người đã yêu cầu kháng nghị bản án phúc thẩm, và sơ thẩm vụ án tử tù Hồ Duy Hải gây xôn xao dư luận Việt Nam trong thời gian qua. Vì có kháng nghị này của ông Trí nên mới có phiên Toà giám đốc thẩm diễn ra vào tháng 5 năm 2020 vừa qua. Và được Toà án tối cao Cộng sản kết luận rằng vụ án có sai sót về tố tụng nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án, vì vậy bản án tử hình Hồ Duy Hải vẫn có hiệu lực.

Theo trang Báo Sạch, vào ngày 22 tháng 6 vừa qua, trong buổi tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn, ông Trí hứa sẽ xem xét ý kiến để nghị khởi tố hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải. Với các sự kiện trên, một số dư luận cho rằng, đây có thể là một vụ giết người tạo hiện trường giả bằng tai nạn giao thông để trả thù ông Trí đã kháng nghị vụ Hồ Duy Hải. Tuy nhiên, một số ý kiến thì cho rằng đây chỉ đơn thuần là một vụ tai nạn giao thông.

Facebook của Linh mục Đinh Hữu Thoại bình luận rằng, không chắc được ông Trí làm vụ Hồ Duy Hải là vì công lý, mà chỉ là phe cánh. Thí dụ như vụ linh mục Thoại bị cấm xuất cảnh trái phép và đã gửi văn bản lên cho ông Trí nhưng đã bị lờ đi, dù cơ quan Cai quản Xuất nhập cảnh vi phạm rõ ràng.

An Nhiên

Mới đây, một số trang mạng, đối tượng đã đồn thổi thông tin về việc con trai ông Lê Minh Trí – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua đời do tai nạn giao thông. Điều đáng nói ở đây, Viện trưởng Lê Minh Trí chính là người kí quyết định hủy bản án phúc thẩm, sơ thẩm để điều tra lại vụ án Hồ Duy Hải. Chính vì thế, sự việc được suy diễn rằng có điều bất thường, con trai bị ám sát dằn mặt và theo chỉ đạo của một nhóm thế lực ngầm nào đó…

Hình ảnh mà những con kền kền đăng tải trên mạng xã hội

Có thể nói rằng, từ khi vụ án Hồ Duy Hải được yêu cầu điều tra lại từ tháng 12/2019 đến nay, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Bởi suy cho cùng, mạng người nào cũng quý giá và nước mắt dành cho vụ án kéo dài suốt 12 năm đằng đẵng này đã quá nhiều rồi. Tuy nhiên, lại có những kẻ cơ hội lợi dụng sự việc này để vờ khóc lóc, kêu gào biến Hồ Duy Hải trở thành “con dê tế thần” nhằm công kích chính quyền. 12 năm không hề đồng cảm thương xót, bỗng một ngày dư luận quan tâm đến vụ án này thì nhảy vô gào khóc, kêu la như người thân ruột thịt của mình. Cứ nhìn cái cách chúng chầu chực hóng tin ở các phiên tòa mới thấy sự giả dối đội lớp lương thiện là như thế nào.

Sự giả dối đạt đến đỉnh cao khi mới đây chúng lại vờ than khóc, đồng cảm với Viện trưởng Lê Minh Trí khi loan tin rằng con trai ông bị mất do tai nạn giao thông. Rồi sau đó, quay ngoắt rì rầm vẽ ra một âm mưu nghe ghê rợn đó là con trai ông bị ám sát dằn mặt! Nếu sự việc này là thật thì đúng là một mất mát rất lớn đối với gia đình Viện trưởng Lê Minh Trí. Càng đồng cảm với gia đình ông bao nhiêu thì càng căm phẫn lũ kền kền mang sự việc này ra để mà trục lợi. Bởi nỗi đau của một gia đình đâu phải là thứ thông tin để mang đi rêu rao khắp mạng xã hội. Họ chưa đủ đáng thương hay sao mà đem nó thêu dệt thành một chuyện phe phái, ám sát để phục vụ mưu đồ cá nhân ích kỉ của mình. Nghĩa tử là nghĩa tận, chí ít giữa người và người dù không thân quen nhưng cũng không đến mức vô đạo đức như vậy.

Lại nói, đám kền kền ấy cho rằng con ông bị “ám sát” do kí quyết định điều tra lại vụ án Hồ Duy Hải. Nếu mà nói như vậy thì có lẽ không chỉ con vị Viện trưởng này mà con của những vị khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Bởi vì để ra được quyết định điều tra lại vụ án này không phải cá nhân Viện trưởng Lê Minh Trí có thể làm được, mà đó là sự bàn bạc thống nhất thông qua của cả một Viện kiểm sát. Nhất là một vụ án kéo dài suốt 12 năm trời như vậy, đưa ra một quyết định nào đó đâu phải là dễ dàng. Nó phải là sự thống nhất của cả một tập thể và Viện trưởng Lê Minh Trí chỉ là người kí tên trong quyết định đó trên cương vị là đứng đầu đơn vị mà thôi!

Thêm nữa, dường như đám kền kền này chỉ mải mê gào thét khóc mướn rồi xem phim trinh thám nhiều quá nên mới nghĩ ra cái chuyện ám sát như vậy. Xin thưa rằng, ngoài đời không giống trong phim, giết người là đền tội chứ không phải là bị xử lý theo ý của đạo diễn. Mà lực lượng chức năng của Việt Nam cũng không phải “dạng vừa đâu”, biết bao nhiêu vụ trọng án, thảm sát đã được triệt phá. Ám sát mà họ nói cứ như trò bắn “pằng pằng” của trẻ con!

Tóm lại, dù có hay không những thông tin liên quan đến gia đình Viện trưởng Lê Minh Trí thì việc mượn nó thành cái cơ hội trục lợi là điều đáng phải lên án. Vậy mới thấy cái giá trị đạo đức của những con kền kền luôn miệng hô hào dân chủ này đang ở mức nào!

Thu An

Video liên quan

Chủ Đề