Công dụng của bồ công anh là gì

Mô tả ngắn: Bồ công anh là thảo dược quý có nhiều lợi ích sức khỏe như bổ, lọc máu, giúp tiêu hoá, tiêu độc, mụn nhọt, áp xe, bắp chuối, rôm xảy, đau vú; còn chữa vết thương nhiễm trùng, đau dạ dày [cả cây sắc uống].

Tên Tiếng Việt: Bồ công anh Việt Nam.

Tên khác: Rau bồ cóc; Diếp hoang; Diếp dại; Mót mét; Mũi mác; Diếp trời; Rau mũi cày, Phắc bao, Lin hán, Lằy mắy kìm.

Tên khoa học: Lactuca indica L. Họ Cúc [Asteraceae].

Đặc điểm tự nhiên

Bồ công anh là loại cây nhỏ, có chiều cao 0,6m đến 3m.

Thân cây mọc thẳng, không cành hoặc rất ít cành nên nhìn như cây cỏ bụi.

Lá có có chia thùy hoặc mép răng cưa to, cuống ngắn nên nhìn như không cuống. Lá và thân Bồ công anh khi bấm hoặc cắt ra sẽ tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị đắng.

Hoa mọc thành cụm, hình đầu, hoa chủ yếu có màu vàng [còn gọi là Hoàng hoa địa đinh], một số có màu tím [Tử hoa địa đinh].

Toàn cây Bồ công anh

Bồ công anh phân bố rộng rãi ở các tỉnh miền bắc nước ta.

Bồ công anh có thể trồng bằng hạt, gốc rễ và trồng vào tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10.

Bồ công anh sau khi thu hái, rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của Bồ công anh chủ yếu là rễ và lá.

Thành phần hóa học của Bồ công anh gồm:

  • Protein, glucid, chất xơ, carotene, vitamin C.

  • Theo một số nghiên cứu cho biết cây có chứa lactuxerin [ete axetic của lactuxerola α và lactuxerola β], acid lacturic, lactucopicrin, lactuxin. Lactucopicrin là este p.hydroxy phenylaxetic của lactuxin.

  • β amyrin, taraxasterol, germanicol.

Bồ công anh Việt Nam là dược liệu từ xưa được dân gian dùng để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, tiêu độc, mụn nhọt đang sưng mù, hay bị mụn nhọt, nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn bổ máu, mát gan, giải độc.

Theo y học hiện đại

An thần, gây ngủ nhẹ

Bồ công anh có tác dụng an thần gây ngủ nhẹ.

Cung cấp nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa béo phì

Bồ công anh chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch.

Chống oxy hóa

Theo nghiên cứu của đại học Windsor Canada năm 2011, kết quả cho thấy rễ Bồ công anh có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào gốc của cơ thể.

Chống nhiễm trùng da

Bồ công anh có công dụng tiêu viêm và sát khuẩn, sát trùng, diệt nấm và các vi khuẩn ngoài da.

Bổ xương khớp, chống đông máu

Trong thành phần hoạt chất Bồ công anh có hàm lượng vitamin K lớn.

Vitamin K là vitamin giúp bổ sung chất khoáng cho xương và chống đông máu hiệu quả nên giúp xương chắc khỏe. Một nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng Bồ công anh cung cấp 50% vitamin K cho cơ thể và 10% canxi cho xương.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường

Bồ công anh là thành phần có trong các thực phẩm chức năng hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường. Khi đi vào cơ thể, Bồ công anh sẽ kích thích quá trình sản xuất insulin trong tủy và giữ lượng đường trong máu mức thấp nhất.

Mát gan, giải độc gan, lợi tiểu

Bồ công anh giúp ổn định mật của cơ thể, cung cấp một hàm lượng vitamin C cao hỗ trợ giảm sưng viêm, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.

Rễ cây Bồ công anh là thành phần trong bài thuốc lợi tiểu, thải độc gan, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa [giảm ợ nóng, chống nhiễm khuẩn đường ruột], giảm axit uric, lợi tiểu.

Sử dụng Bồ công anh thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang.

Bồ công anh có nhiều tác dụng trị bệnh

Liều lượng: 20 đến 40g [lá tươi] hoặc [10 đến 15 g] lá khô mỗi ngày.

Cách dùng: Có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Chế biến bằng cách nấu nước uống, hãm như trà hoặc giã nát đắp ngoài.

Chữa sưng vú, tắc tia sữa

Chuẩn bị: Lá Bồ công anh tươi 20 đến 40g.

Thực hiện: Rửa sạch lá Bồ công anh tươi, giã nát với ít muối, vắt lấy nước uống còn bã đắp lên chỗ vú bị sưng đau, làm như vậy đến khi hết.

Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt

Chuẩn bị: Lá Bồ công anh khô 10 đến 15g.

Thực hiện: Sắc lá Bồ công anh khô với 600ml nước đến khi còn 200ml. Uống liên tục trong 3 đến 5 ngày, có thể uống nhiều hơn nếu vẫn còn mụn nhọt.

Đơn thuốc chữa đau dạ dày

Chuẩn bị: Lá Bồ công anh khô 20g, lá Khôi 15g, lá Khổ sâm 10g.

Thực hiện: Cho các vị trên vào 300ml nước, sắc trong vòng 15 phút. Thêm đường vào uống [chia 3 lần uống một ngày]. Uống liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi.

Hỗ trợ điều trị ung thư

Chuẩn bị: Rễ Bồ công anh 20g, lá Bồ công anh 20g, cây Xạ đen 40g.

Thực hiện: Sắc với 1 lít nước uống hàng ngày.

Trị mụn nhọt, rắn độc cắn

Chuẩn bị: Lá Bồ công anh tươi.

Thực hiện: Sau khi hút hết độc tố và làm sạch vết thương, dùng lá Bồ công anh tươi giã nát, thêm chút muối rồi đắp lên vùng da có mụn nhọt hoặc vị trí bị rắn cắn rồi buộc lại bằng vải mỏng. Mỗi ngày làm một lần, liên tục trong 1 tuần.

Trị viêm túi mật, polyp túi mật

Chuẩn bị: Lá Bồ công anh phơi khô 30g.

Thực hiện: Dùng lá Bồ công anh phơi khô hãm nước uống hàng ngày.

Trà Bồ công anh

Tiểu đường

Chuẩn bị: Cây Bồ công anh khô 35g.

Thực hiện: Dùng cây Bồ công anh phơi khô hãm nước uống hàng ngày như trà.

Với những người có thể trạng tỳ vị hư hàn, hay bị đi tiêu phân lỏng thì không nên dùng.

1. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/bo-cong-anh.html

2. Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam [Đỗ Tất Lợi].

3. Cây thuốc: //caythuoc.org/bo-cong-anh.html

4. Sở Y tế Nam Định: //soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cong-dung-chua-benh-cua-cay-bo-cong-anh-4067

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Bồ công anh khá thân thuộc với nhiều người vì loại cây này mọc ở khắp mọi nơi. Nhiều người lầm tưởng rằng đây chỉ là một loại cỏ dại ven đường, nhưng thực tế đây là một loại thảo dược đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Không chỉ thế đây còn là một loại rau chứa đa dạng các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về lợi ích của loại cây này.

1Bồ công anh là gì?

Bồ công anh là loại thực vật khá phổ biến ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Cái tên bồ công anh được dùng để chỉ nhiều loài đều thuộc họ cúc, ở nước ta thấy có các loài sau:

Cây bồ công anh cao, hay rau diếp dại, cây mũi mác, rau bồ cóc.. Cây mọc hoang phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ

- Cây bồ công anh cao, hay rau diếp dại, cây mũi mác, rau bồ cóc... có tên khoa học là Lactuca indica L, họ Cúc [Asteraceae]. Cây mọc hoang phổ biến ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Ngoài ra còn được trồng làm rau ăn sống hoặc luộc, nấu canh. Loài này cao 0,6 đến 1m, có thể cao tới 3m. Thường nhân dân ta dùng lá, lá hái về dùng tuơi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Một số người hái cả cây, cả rễ cắt nhỏ phơi khô để dùng.

Cây bồ công anh lùn, còn gọi là địa đinh hay hoàng hoa địa đinh. Cây này ít thấy dùng ở Việt Nam, chủ yếu thấy mọc hoang ở các nơi có khí hậu mát mẻ như SaPa, Tam Đảo, Đà Lạt

- Cây bồ công anh lùn, còn gọi là địa đinh hay hoàng hoa địa đinh, có tên khoa học là Taraxacum officinale Wigg, họ Cúc [Asteraceae]. Cây này ít thấy dùng ở Việt Nam, chủ yếu thấy mọc hoang ở các nơi có khí hậu mát mẻ như SaPa, Tam Đảo, Đà Lạt,... Nhưng lại rất phổ biến và được dùng tại các nước phương tây quanh Địa Trung Hải, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc... Cây cỏ sống dai, có rễ trụ, loài này có thân rất ngắn, cao chỉ từ 20-40cm. Cây này được dùng trong nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, được sử dụng toàn cây từ thân, rễ, hoa lá.

Cây chỉ thiên, cũng có một số nơi gọi là bồ công anh, hay bồ công anh chỉ thiên, cỏ lưỡi mèo, cây thổi lửa. Loại này thường phân bố ở khu vực miền Nam nước ta

- Ngoài ra còn một loại có tên là cây chỉ thiên, cũng có một số nơi gọi là bồ công anh, hay bồ công anh chỉ thiên, cỏ lưỡi mèo, cây thổi lửa. Có tên khoa học là Elephantopus scarber L, thuộc họ Cúc [Asteraceae]. Loại này thường phân bố ở khu vực miền Nam nước ta, mọi người thường dùng làm rau, hoặc phơi khô làm trà.

Bồ công anh chứa rất nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học: Toàn cây chứa 0,98% flavonoid toàn phần: lactopicrin, taraxacin, taraxacerin, taraxasterol, cosmossin, homotaraxasterol, luteolin- 7–glucosid, β-sitsterol, stigmasrerol. Ngoài ra, còn có nhựa, tinh dầu, pectose, các acid béo, ceryl palmitat, cerylstearat. Lá và hoa có: xanhphonyl, violaxanthin, cacbonhydrat, photpho....Rễ chứa inulin [tới 40% đối với rễ khô]... Ngoài ra rất nhiều caroten, vitamin B và vitamin C...

2Những lợi ích của bồ công anh đối với sức khỏe

Là một loại rau bổ dưỡng

Không chỉ làm thuốc, cây bồ công anh có thể dùng như một loại rau

Theo nhãn thông tin dinh dưỡng cho rau bồ công anh nấu chín mà trang web nutriondata cung cấp cho thấy: từ gốc đến hoa, bồ công anh là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ [1].

Rau bồ công anh có thể được ăn chín hoặc sống và là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin A, vitamin C và vitamin K. Chúng cũng chứa vitamin E, folate và một lượng nhỏ vitamin B khác.

Hơn nữa, rau bồ công anh cung cấp một lượng đáng kể một số khoáng chất, bao gồm sắt, canxi, magie và kali.

Rễ cây bồ công anh rất giàu carbohydrate inulin, là một loại chất xơ hòa tan được tìm thấy trong thực vật hỗ trợ sự phát triển và duy trì hệ vi khuẩn khỏe mạnh trong đường ruột của bạn.

Để nhận được các chất dinh dưỡng từ rau bồ công anh, bạn có thể cân nhắc thêm chúng vào bữa cơm bằng các món như xào, luộc, nấu canh, salad...

Cung cấp chất chống oxy hóa

Bồ công anh có chứa beta-carotene - là một chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa tác hại của các gốc tự do. Cơ thể con người tạo ra các gốc tự do một cách tự nhiên, nhưng chúng gây hại bằng cách đẩy nhanh quá trình lão hóa hoặc sự tiến triển của một số bệnh.

Bồ công anh có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa beta-caroten. Theo nghiên cứu về carotenoid và các đồng phân của chúng: sắc tố màu trong trái cây và rau quả cho thấy nó có khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại tổn thương tế bào và stress oxy hóa [2].

Hoa của cây bồ công anh cũng chứa đầy polyphenol, một loại chất chống oxy hóa khác.

Giảm viêm

Nghiên cứu trên tế bào cho thấy các hợp chất từ bồ công anh có tác dụng giảm viêm

Viêm là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với chấn thương hoặc bệnh tật. Theo thời gian, tình trạng viêm nhiễm quá mức có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn các mô và DNA của cơ thể bạn.

Bồ công anh có thể có hiệu quả trong việc giảm viêm do bệnh tật nhờ sự hiện diện của các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau như polyphenol trong cây.

Theo nghiên cứu tác dụng chống viêm của lá taraxacum officinale [bồ công anh] đối với phản ứng viêm do lipopolysaccharide gây ra trong tế bào RAW 264,7 và nghiên cứu về polysaccharid từ loài Taraxacum officinale, ức chế quá trình viêm qua trung gian NFκB và tăng tốc tiềm năng chống oxy hóa do Nrf2 gây ra đã cho thấy các dấu hiệu viêm giảm đáng kể trong các tế bào được điều trị bằng hợp chất bồ công anh [3] .

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên các tế bào chứ không phải ở người, có nghĩa là cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để kết luận rằng bồ công anh làm giảm viêm trong cơ thể con người.

Điều hòa lượng đường trong máu

Axit chicoric và chlorogenic là hai hợp chất trong bồ công anh được cho là giảm lượng đường trong máu

Axit chicoric và chlorogenic là hai hợp chất hoạt tính sinh học trong bồ công anh. Chúng được tìm thấy trong tất cả các bộ phận của cây và có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Một số nghiên cứu trong ống nghiệm như nghiên cứu về axit chicoric một hợp chất mới có thể tăng cường giải phóng insulin và hấp thu glucose cho thấy những hợp chất này có thể cải thiện sự bài tiết insulin từ tuyến tụy đồng thời cải thiện sự hấp thụ glucose [đường] trong mô cơ [4].

Theo nghiên cứu về tác dụng sinh lý của cây bồ công anh [Taraxacum officinale] trong bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà khoa học cho rằng rễ cây bồ công anh có đặc tính chống bệnh tiểu đường do một chất xơ hòa tan được gọi là inulin. Inulin chứa một loại carbohydrate phức tạp được gọi là fructooligosaccharide [FOS]. Carbohydrate này hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong đường tiêu hóa và loại bỏ những vi khuẩn không lành mạnh. Kết quả là, nó làm tăng độ nhạy insulin bằng cách làm chậm dòng chảy của đường từ ruột vào máu. Điều này ngăn ngừa sự tăng vọt về lượng đường trong máu hoặc lượng insulin của bạn [5].

Có thể giảm cholesterol

Nghiên cứu trên động vật thấy rằng bồ công anh rất có tiềm năng trong việc giảm cholesterol

Một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong bồ công anh có thể làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Một nghiên cứu từ năm 2010 về tác dụng giảm béo và chống oxy hóa của rễ và lá bồ công anh [Taraxacum officinale] đối với thỏ béo phì đã kiểm tra tác dụng của việc tiêu thụ bồ công anh ở thỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rễ và lá bồ công anh có thể giúp giảm cholesterol ở động vật có chế độ ăn nhiều cholesterol [6].

Ngoài ra, trong một nghiên cứu trên chuột về chiết xuất lá bồ công anh làm giảm bớt gan nhiễm mỡ do chế độ ăn uống giàu chất béo gây ra, kết quả cũng cho thấy mức cholesterol và chất béo trung tính được giảm đáng kể ở những con chuột được điều trị bằng chiết xuất bồ công anh [7].

Qua một vài nghiên cứu từ động vật, ta có thể thấy rằng bồ công anh rất có tiềm năng trong việc giảm cholesterol, từ đó có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hiện tại cần nhiều hơn về nghiên cứu tác dụng này ở người mới có thể đi đến kết luận chắc chắn.

Có thể làm giảm huyết áp

Bồ công anh chứa nhiều kali và có tính lợi tiểu có thể có ích trong giảm huyết áp

Bằng chứng khoa học về khả năng này của cây bồ công anh còn hạn chế, nhưng nguồn kali trong bồ công anh có thể giúp ích cho bệnh nhân bị tăng huyết áp. Theo phân tích tổng hợp các thử nghiệm có đối chứng về lượng kali hàng ngày và tỷ lệ natri-kali trong việc giảm huyết áp đã kết luận rằng những bệnh nhân bị huyết áp cao có thể được hưởng lợi từ việc tăng lượng kali ăn vào cùng với lượng natri được kiểm soát [8].

Hơn thế nữa, trong y học cổ truyền cây bồ công anh được cho là có tính lợi tiểu được dùng nhiều trong các trường hợp tiểu tiện khó dưới dạng thuốc sắc. Và trong y học hiện đại, thuốc lợi tiểu là một trong những thuốc hạ huyết áp được sử dụng.

Tuy nhiên trên đây đều mang tính suy luận, chưa có nghiên cứu nào lớn hơn về tác dụng này.

Có thể tăng cường sức khỏe gan

Trước mắt cần nhiều nghiên cứu cụ thể hơn về tăng cường sức khỏe gan của bồ công anh

Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng cây bồ công anh có tác dụng bảo vệ mô gan trước sự hiện diện của các chất độc hại và căng thẳng.

Một nghiên cứu đặc tính chống oxy hóa của chiết xuất lá Taraxacum officinale liên quan đến tác dụng bảo vệ chống lại độc tính trên gan do acetaminophen gây ra ở chuột, cho thấy khả năng bảo vệ đáng kể mô gan ở những con chuột tiếp xúc với mức độ độc hại của loại thuốc này [9].

Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này là do hàm lượng chất chống oxy hóa của bồ công anh, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác định ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe gan ở người.

Có thể hỗ trợ giảm cân

Tuyên bố về bồ công anh có thể giảm cân cần nhiều nghiên cứu hơn để đủ thuyết phục

Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng bồ công anh có thể giúp mọi người đạt được mục tiêu giảm cân của họ. Điều này dựa trên khả năng cải thiện chuyển hóa carbohydrate và giảm hấp thụ chất béo của thực vật.

Một nghiên cứu nhỏ về axit chlorogenic thể hiện đặc tính chống béo phì và cải thiện chuyển hóa lipid ở những con chuột béo phì do chế độ ăn giàu chất béo gây ra, đã phát hiện ra rằng axit chlorogenic, một chất có trong bồ công anh, có thể giúp giảm tăng cân và giữ lại lipid. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã không đánh giá cụ thể vai trò của bồ công anh trong việc giảm cân và ngăn ngừa béo phì, và còn thiếu bằng chứng mạnh mẽ hơn để hỗ trợ cho tuyên bố này [10].

Có lợi ích trong điều trị ung thư

Có nhiều phát hiện đáng khích lệ trong nghiên cứu về bồ công anh điều trị ung thư

Theo nghiên cứu về chiết xuất rễ cây bồ công anh ảnh hưởng đến sự tăng sinh và tồn tại của ung thư đại trực tràng cho thấy rễ cây bồ công anh có thể là một chất chống ung thư. Nó làm như vậy bằng cách gây ra apoptosis, còn được gọi là sự chết tế bào theo chương trình, ở một số tế bào ung thư. Với những kết quả từ cuộc nghiên cứu này, chiết xuất bồ công anh trong nước được Bộ Y tế Canada chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I trong các bệnh ung thư huyết học [11].

Ngoài ra có một số đánh giá như đánh giá chất chiết xuất trong nước của Taraxacum officinale về sự phát triển và xâm lấn của các tế bào ung thư vú và tuyến tiền liệt, và nghiên cứu về ảnh hưởng của chiết xuất methanolic của rễ cây bồ công anh trên các dòng tế bào ung thư đã chỉ ra rằng chiết xuất từ ​​rễ cây bồ công anh có khả năng làm chậm đáng kể sự phát triển của tế bào ung thư trong mô gan và tuyến tụy [12][13].

Những phát hiện này rất đáng khích lệ, nhưng cần nhiều nghiên cứu cụ thể hơn để hiểu hết về vai trò của chiết xuất bồ công anh trong việc điều trị hoặc ngăn ngừa ung thư ở người.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Bồ công anh có thể có tác động tăng cường hệ miễn dịch bằng đặc tính kháng vi khuẩn, vi-rút

Ngày càng có nhiều bằng chứng hơn cho thấy bồ công anh có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ví dụ như từ nghiên cứu tác dụng ức chế của chiết xuất bồ công anh trong nước đối với hoạt động sao chép và sao chép ngược của HIV-1, hay nghiên cứu đặc điểm kháng khuẩn của chiết xuất từ rễ cây bồ công anh [Taraxacum officinale]. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bồ công anh cho thấy cả đặc tính kháng vi-rút và kháng khuẩn [14][15].

Tuy nhiên, hiện nay cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để xác định tác động của bồ công anh đối với hệ thống miễn dịch, bởi vì hệ thống miễn dịch rất phức tạp, các nghiên cứu trên chỉ ảnh hưởng đến một số quá trình của vi-rút hoặc một số loại vi khuẩn nhất định.

Hỗ trợ tiêu hóa

Inulin trong bồ công anh được cho là rất có ích trong hỗ trợ điều trị táo bón

Một số người sử dụng bồ công anh như một phương thuốc truyền thống cho chứng táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác.

Một nghiên cứu về tác dụng của Taraxacum officinale đối với việc làm rỗng dạ dày và nhu động cơ trơn ở động vật gặm nhấm chỉ ra rằng một số hóa chất có trong bồ công anh đã giúp cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách gia tăng đáng kể tỷ lệ co bóp dạ dàyđẩy hết thức ăn trong dạ dày vào ruột non [16].

Ngoài ra, rễ cây bồ công anh là một nguồn giàu chất xơ prebiotic inulin. Theo phân tích về các thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của lượng inulin trên các chỉ số của táo bón mãn tính cho thấy inulin là chất có khả năng giảm táo bón và tăng cường chuyển động của ruột [17].

Giữ cho làn da khỏe mạnh

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ bồ công anh có lợi ích với da

Tia cực tím [UV] gây tổn hại đáng kể cho da và góp phần vào quá trình lão hóa da. Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV có thể giúp một người trẻ lâu hơn.

Nghiên cứu năm 2015 về chiết xuất bồ công anh bảo vệ nguyên bào sợi da người khỏi tác hại của tia UVB và sự phát triển tế bào trên các tế bào da trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ ​​lá và hoa bồ công anh bảo vệ da khỏi bị tổn thương khi thoa trước hoặc ngay sau khi tiếp xúc với bức xạ UVB [ánh sáng mặt trời] [18].

Nghiên cứu cụ thể trên da người là cần thiết để xác minh những kết quả này.

Ngoài ra bồ công anh được cho là rất tốt cho xương, vì nó chứa nhiều khoáng chất canxi, kali - cần cho sự tăng trưởng và sức mạnh của xương. Và với tính thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bồ công anh cũng tốt cho hệ tiết niệu, thanh lọc thận, giúp kích thích tăng trưởng các lợi khuẩn trong hệ tiết niệu, ức chế vi khuẩn có hại nhờ các đặc tính kháng khuẩn của bồ công anh.

Hi vọng rằng thông qua bài viết bạn có thể biết nhiều hơn về lợi ích đối với sức khỏe của cây bồ công anh, nếu muốn sử dụng bồ công anh, thì đơn giản nhất là bạn hãy dùng nó như một loại rau.

Nguồn: healthline, medicalnewtoday

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Cách sử dụng cây bồ công anh hiệu quả

>>>>> Bồ công anh có thể trị đau dạ dày không?

6 tháng trước 28

0

Video liên quan

Chủ Đề