Công nghệ xi mạ pvd là gì

là từ viết tắt của Physical Vapor Deposition – lắng đọng hơi vật lý. PVD là công nghệ làm bay hơi vật liệu sau đó lắng đọng vật liệu thành một lớp màng siêu mỏng, đồng nhất, tinh khiết bên trên bề mặt sản phẩm mong muốn. Nói chung, lớp phủ bao gồm kim loại hoặc ceramic gốc nitride, carbide hoặc oxit. Quá trình bay hơi trong một hệ PVD có thể diễn ra theo nhiều cách. Thông thường nhất là nhóm công nghệ lắng đọng nhiệt bay hơi và công nghệ phún xạ phản ứng magnetron – Reactive Magnetron Sputtering. Hầu hết các công nghệ PVD được thực hiện trong điều kiện chân không với thông số điều chỉnh chính xác.

Công nghệ PVD cho sự tùy biến, bề dày lớp phủ có thể thay đổi từ vài lớp nguyên tử cho đến 10 micron. Vì khả năng tạo nên được nhiều loại vật liệu màng mỏng với độ dày khác nhau, công nghệ PVD có thể tối ưu các thông số để tạo ra lớp phủ ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, bảo vệ cơ học, quang học, trang trí.

Trong PVD, mẫu không nhất thiết phải là kim loại hay vật liệu dẫn điện mà có thể là vật liệu cách điện, nhựa dẻo và ceramic. Khả năng tổng hợp lớp phủ ở nhiệt độ thấp cho phép PVD mở rộng phạm vi ứng dụng đáng kể. Một số ví dụ về sản phẩm lớp phủ PVD là tấm pin mặt trời, màng nhôm trên tấm nhựa PET bao bì thực phẩm, Titanium nitride phủ trên mũi khoan.

Một ưu điểm khác của PVD là sự thân thiện môi trường trái ngược với các phương pháp xử lý hóa học. PVD sạch và khô, không sử dụng các nguyên liệu độc hại và cũng không sản sinh ra các sản phẩm độc hại cho môi trường không khí và nước nên các ứng dụng PVD đang ngày càng phổ biến trong công nghiệp để thay thế các phương pháp hóa học truyền thống.

SONXI VACUUM cung cấp các giải pháp toàn diện công nghệ PVD.

  • Hồ quang catot [Cathodic Arc Deposition]: Sử dụng dòng điện hồ quang cường độ cao bắn các lớp vật liệu thành hơi ion hóa lắng đọng lên trên mẫu.
  • Lắp đọng bay hơi vật lý bằng chùm electron [Electron beam physical vapor deposition]: Hội tụ chùm electron bắn phá thăng hoa vật liệu.
  • Nhiệt bốc bay [Evaporation deposition]: vật liệu được nung nóng và bay hơi trong chân không cao sau đó lắng đọng trên bề mặt mẫu.
  • Lắng đọng phún xạ phản ứng magnetron [Reactive Magnetron Sputtering Deposition]: Hồ quang plasma bắn phá bề mặt bia là bốc ra các nguyên tử và lắng đọng phản ứng trên bề mặt mẫu.

So sánh ưu nhược điểm công nghệ PVD:

Ưu điểm:

  • Lớp phủ PVD thường cứng và chống mài mòn tốt hơn mạ điện. Một số lớp phủ có khả năng chịu nhiệt và độ cứng rất lớn phù hợp ứng dụng làm lớp phủ bảo vệ bề mặt.
  • Có thể ứng dụng phủ trên các vật liệu vô cơ lẫn hữu cơ.
  • Thân thiện môi trường hơn so với các phương pháp hóa học truyền thống Có thể kết hợp ứng dụng cùng một lúc nhiều công nghệ PVD để tạo thành lớp phủ mang đặc tính vượt trội. Hiện nay, công nghệ mạ PVD được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và nhiều sản phẩm như ô tô, nội thất, linh kiện điện tử, … Nhưng khái niệm mạ PVD là gì và những ưu điểm mà nó đem lại thì không nhiều người biết. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn các thông tin về công nghệ PVD mạ titan chất lượng và an toàn này nhé!

1. PVD là viết tắt của gì?

Mạ PVD là viết tắt của Physical Vapor Deposition, tiếng việt nghĩa là sự lắng đọng hơi vật lý, quá trình tráng chân không làm bay hơi kim loại rắn thành plasma của các nguyên tử hoặc phân tử, hơi có thể lắng đọng như một lớp phủ hiệu suất cao trên nhiều chất nền khác nhau.

Vậy còn Mạ PVD là gì? Mạ PVD hay còn gọi là mạ vàng titan, là công nghệ tiên tiến hiện đại nhất hiện nay. Đó là một quy trình thân thiện với môi trường, cung cấp bề mặt đẹp và bền trên thiết bị gia dụng, đồ đạc ống nước, khung cửa, trang trí ô tô, thiết bị thể thao, dụng cụ y tế, chiếu sáng trong nhà/ngoài trời, các yếu tố kiến ​​trúc, … Mạ PVD hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực,; tiêu biểu là chi tiết máy, đồ nội thất và trang sức.

Định nghĩa mạ PVD là gì?

Trước khi công nghệ mạ PVD ra đời; các sản phẩm mạ vàng thường có độ bền màu thấp, dễ bong tróc. Công nghệ mạ PVD ra đời giúp cải thiện lớp mạ rõ rệt, cho sản phẩm màu sắc sáng bóng như mạ vàng truyền thống nhưng bền màu gấp nhiều lần, khó bong tróc. Từ đó mà tuổi thọ của vật liệu cũng tăng lên gấp nhiều lần.

Kết hợp mạ PVD với lõi thép không gỉ [Inox] cho ra đời các sản phẩm cứng cáp từ trong ra ngoài. Trong ngành nội thất, nổi bật hơn cả là sự kết hợp giữa mạ PVD và Inox 304 có đặc tính chống ăn mòn cực tốt và khả năng gia công tuyệt vời.

2. Tại sao inox nên sử dụng công nghệ mạ PVD?

Mục đích của công nghệ mạ vàng PVD cũng giống như tất cả các kỹ thuật mạ khác được sử dụng từ trước đến nay, đó là tạo ra lớp bảo vệ bề mặt kim loại giúp sản phẩm bền hơn và đẹp hơn. Tuy nhiên, Tại sao phải mạ PVD trên inox?

Ngoài nhiệm vụ chính nêu trên thì cũng có nhiều lý do khiến chúng ta nên ứng dụng công nghệ PVD để mạ inox, đó là:

Không độc hại với con người và môi trường:

Nếu như những phương pháp xi mạ truyền thống ẩn chứa nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường thì PVD được coi là giải pháp khắc phục triệt để những vấn đề này. Công nghệ PVD không chỉ tạo ra lớp mạ bền đẹp mà còn thân thiện với môi trường và an toàn cho người công nhân và người tiêu dùng.

Tạo ra lớp mạ đồng nhất:

Quá trình xi mạ diễn ra trong môi trường chân không, dưới tác động của , thế nên bề mặt kim loại không phải chịu tác động của không khí hay tạp chất. Do đó, xi mạ bằng công nghệ PVD giúp tạo ra lớp mạ đồng nhất và đều màu.

Mang lại hiệu quả tối ưu cho vật liệu Inox:

Làm thế nào để cho ra được lớp xi mạ Inox sáng bóng và bền chặt luôn là thử thách đối với các kỹ thuật xi mạ truyền thống. Thế nhưng, đối với công nghệ PVD, mạ trên vật liệu Inox là chuyện rất đỗi bình thường. Lớp mạ Inox được xử lý bằng PVD không chỉ bền đẹp mà còn có khả năng chống ma sát rất cao.

3. Các ưu điểm của lớp mạ PVD bao gồm những gì?

Công nghệ mạ PVD inox có những ưu điểm nổi bật sau:

  • Lò mạ lớn có thể phủ những sản phẩm với kích thước rộng. Những sản phẩm có hình dạng phức tạp hoặc khối lượng lớn các sản phẩm nhỏ.
  • Tính linh hoạt: có thể phủ một loạt các vật liệu nền dễ dàng; đặc biệt là các vật liệu nhạy cảm với nhiệt như nhựa hoặc kẽm.
  • Thiết bị hiện đại có thể điều khiển quá trình chính xác và giao diện đồ họa máy tính để đảm bảo lớp mạ nhất quán từ lô này sang lô khác.
  • Khả năng lắng đọng một loạt các kim loại bao gồm Zirconium [ZrN, ZrCN], Chromium [CrN, CrCN] và Titanium [TiN, TiCN, TiZrN].

Trong quá trình mạ, có nhiều màu được tạo ra bằng cách pha trộn nhiều loại khí tinh khiết cao. Bên cạnh đó cũng làm lớp mạ có khả năng chống ăn mòn. Bộ phim mỏng này cung cấp một làn da bảo vệ trên sản phẩm của bạn nâng cao hiệu suất hình ảnh và chức năng. Độ dày lớp phủ PVD từ 0,25 micron đến 5 micron.

Kết cấu lò mạ Pvd mang đến những ưu điểm gì?

Quá trình PVD có ưu thế so với các công nghệ khác như sơn tĩnh điện và mạ điện. Bất kỳ vật liệu nào được làm từ Nickel/Chrome hoặc Inox sẽ tốt nhất nếu được mạ PVD. Vật liệu mạ crom phổ biến nhất là đồng thau, kẽm, thép, nhôm. PVD sẽ không xỉn hoặc tăng cường sự xuất hiện của sản phẩm của bạn. Lớp mạ có thể sử dụng trên bề mặt bóng gương hoặc bề mặt xước.

Ngoài ra, lớp mạ PVD sẽ không làm đầy như mạ điện nên vẫn sẽ nhìn thấy được bề mặt không hoàn hảo sau quá trình mạ. Và PVD sẽ không che phủ được các vết trầy xước trên mạ crom.

Công nghệ PVD có đặc tính gì nổi bật?

  • Tạo ra lớp phủ có độ cứng và kháng mài mòn cho công cụ, dụng cụ.
  • Tạo ra lớp phủ có độ truyền dẫn, phản chiếu và lọc trong công nghiệp ánh sáng.
  • Lớp phủ pvd bảo vệ và trang trí bề mặt.
  • Lớp phủ pvd cách ly để chống lại sự tác động của nhiệt độ: nóng, lạnh.
  • Tạo ra lớp phin rất quan trọng và cải thiện tính chất dẫn điện trong ngành điện, điện tử.

4. Công nghệ mạ PVD có Ứng dụng gì trong các lĩnh vực?

  • Ngành chế tác Đồng hồ : Công nghệ pvd Tạo ra lớp phủ có độ bền cao, lâu phai màu, cứng và có thể chống chầy với công nghệ DLC .Các hãng đồng hồ nổi tiếng thế giới đều phải sử dụng công nghệ pvd để nâng cao chất lượng và thương hiệu của họ.

  • Ngành khuôn mẫu, khuôn dập, khuôn đúc: tăng đô cứng, chống mài mòn, chống dính cho khuôn cơ khí.
  • Ngành cắt gọt kim loại: nâng cao hiệu suất cắt gọt cho các công cụ cắt như mũi khoan, mũi phay, lưỡi cắt hợp kim… tăng độ cứng, kháng mòn bề mặt.

  • Phụ kiện nhà bếp: Dao, muỗng, nĩa, nồi, xoong, chảo, ấm… lớp phủ pvd an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường , cho nhiều lựa chọn trong trang trí bề mặt cho sản phẩm phục vụ ngành thực phẩm.
  • Phụ kiện xe motor, xe hơi: Giảm ma sát bề mặt cho các cơ cấu truyền động, giảm trọng lượng so với công nghệ mạ khác, kháng mài mòn, tăng độ chịu nhiệt cho các chi tiết như piston, bánh răng…. Từ đó gián tiếp giảm nhiên liệu tiêu hao cho động cơ, nâng cao tuổi thọ cho thiết bị. Đồng thời còn trang trí nhiều màu sắc sang trọng, độc lạ và đem đến nhiều ý tưởng thiết kế cho ngành xe hơi, xe motor.

  • Gốm sứ: lớp phủ pvd cho ra những họa tiết hoa văn, những màu sắc mà công nghệ gốm sứ truyền thống không thể làm được, trang trí bề mặt sản phẩm mang đến sự sang trọng và đầy sáng tạo trong ngành gốm sứ.
  • Ngành y khoa: Dụng cụ ngành y khoa rất quan trọng, pvd sẽ nâng cao tuổi thọ, chống dính và giảm ma sát bề mặt cho các thiết bị trong nghành y khoa.

  • Ngành trang trí nội thất: đóng góp của lớp phủ pvd đối với ngành trang trí nội thất là rất lớn, với gam màu hiện đại, màu sắc đa dạng, trang trí và bảo vệ bề mặt sản phẩm trong nghành nội thất là nhiệm vụ của lớp phủ pvd. Với xu hướng thiết kế sáng tạo và hiện đại thì pvd là lựa chọn tối ưu và hàng đầu trong công nghiệp nội thất. Trên thế giới thì pvd đã có từ rất lâu, còn ở việt nam công nghệ pvd đang dần nở rộ trên thị trường và đang là xu hướng “HOT” trong ngành thiết kế và trang trí nội thất.
  • Ngoài ra pvd còn ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ, ngành chế biến chất dẻo, công nghệ quang học quang điện, ngành dầu khí, công nghiệp in và giấy, công ngiệp may mặc….

5. Video quá trình sản xuất sản phẩm inox mạ PVD

Sản phẩm inox mạ titan cao cấp của Pvd Decor là sản phẩm được gia công theo số đo chuẩn của từng bản vẽ nên độ chính xác tuyệt đối 100% nên việc lắp đặt vào không gian khá đơn giản!

Quy trình sản xuất sản phẩm inox mạ pvd là quy trình chuẩn với sự hỗ trợ của các thiết bị; máy móc công nghệ cao; đội ngũ kỹ thuật viên; công nhân lành nghề cho ra đời những sản phẩm đạt độ hoàn mỹ cao cấp nhất thị trường.

Video cho quá trình sản xuất sản phẩm inox mạ PVD

6. Một số hình ảnh về Lò mạ tại Xưởng của PVD Decor:

Công ty TNHH PVD Decor là một trong những công ty dẫn đầu thị trường về Gia công và mạ vàng PVD. Tính tới thời điểm hiện tại, chúng tôi là công ty duy nhất độc quyền về lò mạ có kích thước 1,7x4m – Bằng nhiều máy móc kỹ thuật, lò mạ chân không đạt chuẩn – chúng tôi tự tin đáp ứng mọi yêu cầu về kích thước – kiểu dáng – màu sắc từ quý khách hàng.

Tại PVD, Mọi máy móc – quy trình mạ đều được kiểm định nghiêm ngặt và đạt Chứng nhận:

Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mạ PVD

Hình ảnh cho sản phẩm inox mạ titan công nghệ PVD

Trên đây là một vài chia sẻ của PVD Decor về công nghệ mạ PVD nghĩa là gì, ưu điểm và hình ảnh minh họa để bạn hiểu hơn về công nghệ tiên tiến này. Để sở hữu cho mình những sản phẩm mạ vàng titan công nghệ PVD chất lượng cao; liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu những sản phẩm nội thất cao cấp nhất!

Thông tin liên hệ:

Showroom: Tầng 3 – số 9 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội

Xưởng: Khu công nghiệp Hà Bình Phương – Thường Tín – Hà Nội

Hotline: 0944736666

Email: pvddecor@gmail.com

Website: //pvddecor.com/

Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng – Cùng PVD Decor Tân trang ngôi nhà bạn!

Tôi là Trần Lê Vinh – Giám Đốc truyền thông của Công ty PVD Decor. Hiện tôi đang là Marketer, doanh nhân, chuyên gia trong lĩnh vực nội thất phong thủy

PVD là công nghệ gì?

PVD là từ viết tắt của Physical Vapor Deposition, tiếng Việt nghĩa là sự bốc hơi lắng đọng vật lý. Đây là phương pháp phủ màu vật liệu dựa vào các trạng thái của kim loại màu ở điều kiện nhiệt độ cao trong môi trường chân không [10-2 đến 10-4 Torr] và quá trình thổi khí hiếm.

Xi PVD là gì?

PVD là viết tắt của cụm từ Physical Vapor Deposition có nghĩa là sự bốc hơi lắng đọng vật lý. Xi mạ PVD trải qua 4 giai đoạn chính là bốc hơi, vận chuyển, phản ứng và lắng đọng với quy trình gồm những bước sau: Tẩy rửa dầu mỡ vật liệu kẽm, nhôm, đồng, thép đã mạ lớp Niken bóng.

Thế nào là công nghệ phủ PVD?

Công nghệ mạ PVD là phương pháp bay hơi lắng đọng vật lý, được thực hiện dưới điều kiện chân không [10-2 đến 10-4 Torr]. Đây được coi là công nghệ mạ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới và không gây ô nhiễm môi trường. Tuổi thọ vật liệu sau khi phủ lớp PVD thường cao gấp 2-3 lần so với khi không phủ.

Inox mạ vàng giá bao nhiêu?

4.2. Bảng giá inox 304 mạ vàng.

Chủ Đề