Công thức hóa học của thạch tín

Mô tả ngắn: Thạch tín là một khoáng chất cực độc, có thể tìm thấy ngoài tự nhiên hoặc do điều chế mà thành. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng Thạch tín mà không có chỉ định của bác sĩ/thầy thuốc có chuyên môn.

Tên thường gọi: Thạch tín

Tên gọi khác: Tín Thạch, Nhân Ngôn, Phê Thạch, Hồng Phê, Bạch Phê

Tên Tiếng Việt: Thạch tín.

Tên khác: Tín thạch; Nhân ngôn; Phê thạch; Hồng phê; Bạch phê.

Tên khoa học: Arsennicum

Đặc điểm tự nhiên

Thạch tín tự nhiên [thân hoa – Arsenolite] với thành phần chính là As2O3, có thể lẫn các tạp chất như sắt [Fe], sulfua [S] nên thường có màu hồng. Thạch tín tự nhiên thường rất hiếm.

Theo cấu trúc hóa học, Thạch tín chia làm 2 loại chính:

  • Thạch tín hữu cơ: Là các hợp chất hữu cơ chứa asen, thường thấy dạng này trong các mô động vật và thực vật. Thạch tín hữu cơ khá lành tính và không độc với người.

  • Thạch tín vô cơ: Là nguyên tử kim loại asen tinh khiết hoặc các hợp chất chứa asen nhưng không có liên kết với nguyên tử carbon. Thạch tín vô cơ thường thấy ở dạng hòa tan trong nước hay đất đá, dạng này rất độc với khả năng gây ung thư cao. Thạch tín vô cơ được chia thành 2 loại chính là arsenate và arsenit.

Phân bố, thu hái, chế biến

Có thể tìm thấy Thạch tín tự nhiên ngoài thiên nhiên hoặc phải qua quá trình điều chế mới có được:

  • Thạch tín tự nhiên [thân hoa] chứa As2O3. Thăng hoa Thạch tín sẽ thu được phê sương [thạch tín nguyên chất].

  • Độc sa [Arsenopyrite] là hợp chất có lẫn sắt, asen và sulfua: AsFeS.

  • Hùng hoàng [Realgar] có thành phần chính là asen sulfua.

Phải chế biến độc sa và hùng hoàng để thu được Thạch tín.

Thạch tín hữu cơ

Bên cạnh đó, trên thị trường người ta còn chia thành 2 loại Thạch tín:

  • Hồng tín thạch [hồng phê – Arsenicum rubrum].

  • Bạch tín thạch [bạch phê – Arsenicum album]. Loại này hiếm hơn hồng phê.

Bộ phận sử dụng

Thạch tín đã tinh chế.

Thân hoa có thành phần chính là As2O3, có thể lẫn các tạp chất như sắt [Fe], sulfua [S].

Độc sa có chứa khoảng 34,3% sắt; 46% asen; 19,7% sulfua, coban, niken, stibi, vàng [chỉ 1 số ít có chứa vàng].

Trong hùng hoàng chứa phần lớn là asen [khoảng 70,1%] và sulfua [29%]. Có tác giả cho rằng hùng hoàng có công thức là As2S3 nhưng cũng có tài liệu ghi là As2S2.

Phê sương chỉ chứa As2O3 nguyên chất.

Thạch tín có vị cay và chua, tính nóng, rất độc. Thạch tín có công dụng tiêu đờm, trị sốt rét, bổ máu, trị vàng da, tiêu trừ những phần thịt thối, hoại tử.

Từ TK IV TCN, người Hy Lạp cổ đại đã dùng thạch tín để điều trị các bệnh lở loét và sử dụng khoáng chất này như một chất làm rụng lông.

Theo y học hiện đại

Những năm 1786, bác sĩ Thomas Fowler [Anh] đã ứng dụng Thạch tín vào một số thuốc hỗ trợ trị các bệnh như hen suyễn, chàm, thiếu máu, vảy nến… Tuy nhiên, sau đó liệu pháp này bị ngưng sử dụng do kết quả ứng dụng lâm sàng cho thấy thạch tín gây giảm số bạch cầu và làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu tủy xương mạn tính.

Năm 1910, bác sĩ Paul Ehrlich [Đức] đã nghiên cứu ra một loại thạch tín hữu cơ chữa giang mai và trở thành một trong các thuốc đầu tay trị bệnh này đến khi penicillin được phát minh. Ngày nay, ở một số nơi người ta vẫn còn dùng loại Thạch tín hữu cơ này điều trị bệnh trypanosoma Châu Phi.

Liều dùng khuyến cáo là 1 – 10mg. Dùng ngoài không kể liều lượng nhưng cũng lưu ý không dùng quá liều để tránh gây ngộ độc.

Thạch tín

Trị hen suyễn mạn tính:

Trộn 2g hồng phê và 20g Đạm đậu xị, vo thành các viên nhỏ cỡ hạt mè. Uống 2 – 3 viên/ngày.

Ở một số nơi người ta có thể cho Thạch tín vào trong quả dừa rồi nấu chín, sau đó lấy than dừa vo thành viên uống.

Không được tự ý dùng Thạch tín và phải sử dụng thật cẩn thận theo chỉ định của thầy thuốc có chuyên môn do đây là dược liệu rất độc.

Nếu có dấu hiệu nhiễm độc Thạch tín cấp tính [đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phân có các hạt và lẫn máu, khó nuốt, khô miệng, mất nước, bí tiểu, hạ thân nhiệt và huyết áp, chuột rút, co giật], cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Cần chú ý các biểu hiện nhiễm độc Thạch tín mạn tính như sau: Dày sừng từng điểm nhỏ ở lòng bàn tay/bàn chân, các đốm thô ráp trên bề mặt da, các chấm nhạt màu giữa một vùng da bị tăng sắc tố sạm màu, tổn thương các niêm mạc [viêm lợi, viêm họng..], viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, giảm bạch cầu... Khi này, nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để nhanh chóng điều trị.

Nhiễm độc Thạch tín

Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam [Đỗ Tất Lợi].

//tracuuduoclieu.vn/thach-tin-vt.html

//www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/thach-tin

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng dược liệu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Tương tự: Chất độc thạch tín,Oxit của asen

 Thạch tín là một chất cực độc được tạo thành từ các oxit của asen. Cụ thể, asen là tên gọi tắt của một nguyên tố hóa học có tên là Arsennicum. Nguyên tố này có số nguyên tử bằng 33.

Asen là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại nặng và có màu xám của thép. Khi ở dạng oxit, asen sẽ có màu vàng thay vì xám như ban đầu. Đặc biệt, giống với thạch tín, ở một số điều kiện nhất định, asen là một chất có độc tính cực mạnh có thể làm chết người.

Thạch tín có tỷ trọng là 5,73, nhiệt độ nóng chảy ở 817oC [ tương đương với 36 atm] và thăng hoa ở 715oC. Dù thạch tín và asen về bản chất là khác nhau, nhưng trên thực tế, oxit của asen sẽ luôn biến đổi do quá trình oxi hóa và tạo thành thạch tín.

Công thức hóa học của thạch tín

Để hiểu hơn về thạch tín là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu công thức hóa học của nó.

Thạch tín thiên nhiên có thành phần chủ yếu là oxit của asen với công thức hóa học là As2O3 và As2O5. Đây là một chất tan dễ dàng trong nước. Khác với asen nguyên chất và oxit của nó, thạch tín là một chất không màu, không mùi, dễ tan trong nước và có thể làm đổi màu quỳ tím.

Đặc điểm của thạch tín

Trong tự nhiên, thạch tín là một trong những thành phần của lớp trầm tích của vỏ trái đất. Do đó, hợp chất này thường có trong các tầng nước ngầm và nước ở bề mặt với hàm lượng thấp.

Thạch tín không chỉ tồn tại trong nước mà còn loại chất này còn có thể có mặt trong cả không khí hay trong đất, trong các loại thực phẩm. Chúng rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người. Cụ thể, thạch tín đi vào cơ thể con người thông qua 3 con đường chính là hô hấp, tiêu hóa và thông qua da.

Thạch tín có độc không?

Khác với asen Asen hữu cơ, thạch tín và asen vô cơ là những chất cực độc. Asen hữu cơ là những chất nằm trong mô thịt của các loài động thực vật, còn asen vô cơ và thạch tín là những chất tích tụ trong nước và đất.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độc tính của thạch tín cao gấp 4 lần thuỷ ngân – một chất cực độc. Chính vì thế, từ rất lâu về trước, đầu độc bằng thạch tín đã là cách làm được nhiều người biết tới. Đây là một trong những chất đã được cơ quan quan nghiên cứu ung thư quốc tế và liên minh Châu Âu [EU] ghi nhận là các chất gây ung thư và nguy hiểm ở người.

Bên cạnh thạch tín, có một chất cũng vô cùng độc hại và thường tích tụ trong nguồn đất và nước, đó là cadmium. Vậy cadmium là gì? Cadmium là kim loại và được ký hiệu là Cd. Đây là một kim loại tương đối hiếm, có cấu tạo khá mềm. dùng mắt thường quan sát, bạn sẽ thấy cadmium có màu trắng ánh xanh.

Cadmium là một chất rất độc, thường tồn tại trong các loại quặng kẽm. Nó thường được sử dụng chủ yếu trong các loại pin. Cd có thể tích tụ trong đất trồng và nước, sau đó xâm nhập vào cơ thể người qua ăn uống.

Ảnh hưởng của thạch tín tới sức khỏe con người

Sau khi đã tìm hiểu thạch tín là gì cũng như độ độc hại của nó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tới ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người.

Như đã giải thích ở trên, thạch tín được tích tụ trong đất, nước và không khí. Nên khi  thức ăn hay nước uống hàng ngày của chúng ta đều sẽ bị nhiễm một lượng thạch tín nhất định. Tuy nhiên, hàm lượng này là không đáng kể và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Khi hàm lượng asen trong nước hay trong đất vượt quá mức cho phép có thể gây ra độc hại cho cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh ung thư ở người.

Khi cơ thể con người bị nhiễm một lượng lớn thạch tín sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tuần hoàn và hệ thần kinh. Các biểu hiện từ nhẹ đến nặng của việc nhiễm thạch tín như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân nhanh chóng, hoại tử gan bàn tay, bàn chân hay làm giảm trí nhớ, rối loạn sắc tố da… Đây cũng là một chất nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ em và phụ nữ có thai.

Bên cạnh những tác hại, thạch tín cũng có một số ứng dụng cụ thể. Thạch tín là một trong những vị thuốc điều trị hen suyễn. Tuy nhiên, việc sử dụng phải hết sức cẩn thận và đúng cách. Ngoài ra, thạch tín còn được ứng dụng để sản xuất thuốc pháo, thuốc trừ sâu, thuốc làm rụng lá cây hay sản xuất thủy tinh. 

Người đăng: hoy Time: 2020-09-22 05:57:34

Video liên quan

Chủ Đề