Công thức tính tỷ suất chiết khấu

Bài tập nhóm: Tài chính côngGVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa NhânChú ý: Khi xác định tỷ suất chiết khấu của dự án đầu tư thường gặp phải cáctrường hợp sau:* Các nguồn vốn vay có các kỳ hạn khác nhauTrong trường hợp này, trước khi áp dụng công thức tính tỷ suất chiết khấuchung phải tính chuyển các mức lãi suất đi vay về cùng kỳ hạn là năm.rn = [1 + rt]m - 1Trong đó:rn - Mức lãi suất nămrt - Mức lãi suất theo kỳ hạn t [tháng, quý, 6 tháng]m - Số kỳ hạn t trong năm* Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thựcLãi suất danh nghĩa là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi suất không trùngvới thời đoạn ghép lãi kỳ hạn.Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi suất trùng với thời đoạnlãi ghép. Trong thực tế nếu lãi suất không ghi thời hạn ghép lãi kèm theo thì lãi suất đóđược hiểu là lãi suất thực và thời đoạn ghép lãi trùng với thời đoạn phát biểu mức lãi.Khi xác định tỷ suất chiết khấu của dự án, nếu lãi suất của một nguồn vốn nàođó là lãi suất danh nghĩa thì phải chuyển về lãi suất thực theo công thức:e. Tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo sự rủi roCông thức tính như sau:Nhóm 6 – Lớp K26.TNH.DN1Trang 21 Bài tập nhóm: Tài chính côngGVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhânf. Tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh theo lạm phátLạm phát cũng được coi là một yếu tố rủi ro khi đầu tư. Vì vậy khi lập dự ánđầu tư cần tính đến yếu tố lạm phát, trên cơ sở đó xác định lại hiệu quả của dự án đầutư. Có thể sử dụng tỷ lệ chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát làm cơ sở cho việc xácđịnh lại hiệu quả dự án. Công thức xác định tỷ lệ chiết khấu được điều chỉnh theo lạmphát như sau:RL = [1 + r] [1 + L] - 1Trong đó:RL - Tỷ lệ chiết khấu được điều chỉnh theo lạm phátr - Tỷ lệ chiết khấu được chọn để tính toánL - Tỷ lệ lạm phát3.2.2 Suất chiết khấu biến đổiCho tới nay, chúng ta vẫn giả thiết rằng suất chiết khấu không thay đổi trongsuốt thời gian của dự án. Nhưng không hẵn như vậy. Giả sử vốn ở thời điểm hiện tại làrất khan hiếm so với trước đây. Khi đó, ta sẽ thấy rằng chi phí của vốn vào thời điểmhiện tại sẽ cao một cách bất thường và do đó suất chiết khấu theo thời gian sẽ giảmdần khi cung và cầu của vốn trở về mức bình thường. Ngược lại, nếu hiện tại vốn rấtdư giả, chúng ta dự kiến chi phí của vốn và suất chiết khấu sẽ thấp hơn mức trung bìnhdài hạn. Trong trường hợp này, có thể dự kiến suất chiết khấu sẽ tăng lên khi cung vàcầu vốn dần dần quay trở về xu hướng dài hạn.Công thức tổng quát để tính hiện giá ròng của một dự án với tuổi thọ là n năm,tính chiết khấu về năm 0, trở thành:nNPV = [ B0 − C 0 ] +∑ [Bt =1tt− Ct ]∏ [1 + r ]ii =1Nhóm 6 – Lớp K26.TNH.DN1Trang 22 Bài tập nhóm: Tài chính côngGVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân[với ri là suất chiết khấu của giai đoạn t của dự án]Cũng như trong trường hợp suất chiết khấu không đổi, giai đoạn thực tế để tínhchiết khấu các dự án là không quan trọng với điều kiện là NPV của các dự án đangđược so sánh phải được chiết khấu về cùng thời điểm.3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến suất chiết khấu của các dự án khu vực côngĐối với đầu tư trong khu vực tư nhân, suất chiết khấu thích hợp nhất được suyra từ chi phí của vốn tư nhân mà công ty phải trả để tài trợ cho các khoản đầu tư mới.Chi phí vốn này được tính bằng chi phí vốn bình quân có trọng số thu được từ việc báncổ phần [hay thu nhập được giữ lại] và chi phí của vốn vay.Tuy nhiên, chi phí vốn tài trợ của tư nhân tính bình quân có trọng số ở trênphần lớn không liên quan gì đến việc xác định suất chiết khấu trong thẩm định kinh tếcủa các dự án. Suất chiết khấu đúng trong thẩm định kinh tế cần phản ảnh lợi ích kinhtế mà nền kinh tế phải từ bỏ để phát triển các hoạt động đầu tư này. Chi phí kinh tế củavốn sẽ phản ảnh toàn bộ lợi ích kinh tế mà nền kinh tế phải từ bỏ bởi vì các hoạt độngđầu tư khác đã bị thay thế [hay hoãn lại] và bởi vì tiêu dùng tư nhân bị giảm đi để giảiphóng các nguồn lực cho việc thực hiện dự án này. Phương pháp tính chi phí cơ hộikinh tế của ngân sách sẽ được trình bày chi tiết trong một chương khác khi nói đếnphần đánh giá kinh tế các dự án đầu tư.Mục đích tính toán hiện giá ròng của dự án là để xác định xem các nguồn lực sửdụng trong dự án được đề xuất có mang lại lợi ích lớn hơn chi phí của nguồn lực đóhay không, mà chi phí đó được phản ảnh bằng suất chiết khấu thích hợp. Nếu như cólợi, hiện giá ròng sẽ là dương; nếu không hiện giá ròng sẽ là âm.Để hiện giá ròng của một dự án công có ý nghĩa, tất cả lợi ích và chi phí kinh tếcần được tính đầy đủ vào biên dạng của dự án trước khi tính chiết khấu. Đồng thời, chiphí cơ hội kinh tế của vốn phải được phản ảnh trong suất chiết khấu. Khi có nhữnglệch lạc đáng kể giữa biên dạng chi phí và lợi ích tài chính với biên dạng chi phí và lợiích kinh tế của dự án, thì hiện giá ròng của ngân lưu tài chính sẽ đưa đến sai lầm khiđược dùng như một tiêu chuẩn để xét đầu tư. Để biết được dự án này có tốt khi sửdụng nguồn lực hay không, các quyết định phải dựa vào hiện giá ròng của dòng lợi íchkinh tế ròng của dự án. Tuy nhiên, ngân lưu tài chính lại đóng vai trò trung tâm, nóNhóm 6 – Lớp K26.TNH.DN1Trang 23 Bài tập nhóm: Tài chính côngGVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhâncho biết công ty có duy trì được khả năng thanh toán đề tồn tại từ năm này sang nămkhác hay không.Khi có đối tác tư nhân tham gia vào một dự án, họ sẽ thấy có ý nghĩa khi tínhtoán hiện giá ròng trên quan điểm của khu vực tư nhân, nhưng chính quyền thì khôngnên dùng giá trị hiện tại ròng này của tư nhân để quyết định xem đây có phải là một dựán sử dụng tốt nguồn lực theo quan điểm của khu vực nhà nước hay không.4. Giải quyết các nội dung đánh giá trong DAĐT côngXuất phát từ tầm quan trọng của các dự án đầu tư công trong giai đoạn côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Chính phủ đã xếp các dự án này vào đốitượng ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước nhằm khuyến khích các chủ đầu tưxây dựng và thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư mang tính xã hội hóa. Vì vậy, việcđánh giá dự án đầu tư là một việc hết sức quan trọng. Cũng giống như một dự án đầutư bình thường, dự án đầu tư công cũng được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn tươngtự như một dự án ở khu vực tư. Tuy nhiên cũng có những đặc trưng và những khácbiệt so với dự án đầu tư ở khu vực tư.4.1 Đánh giá lợi ích – chi phí4.1.1 Lý thuyết phân tích lợi ích – chi phí trong đánh giá DAĐT côngĐánh giá dự án đầu tư công là một hoạt động rất phổ biến trong quy trình chínhsách. Nhìn chung, một dự án đầu tư công là nhằm để giải quyết vấn đề tác động đến xãhội. Hoạch định dự án đầu tư công cũng đồng nghĩa với việc xác định thứ tự ưu tiêngiải quyết các vấn đề liên quan tới quốc gia hay địa phương, và trên cơ sở đó, quyếtđịnh cách giải quyết trên cơ sở tính toán lợi ích chung của xã hội. Để phân tích vàđánh giá một dự án đầu tư công, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khácnhau. Một trong các phương pháp đó là phân tích lợi ích và chi phí [benefit & costanalysis - BCA]. Phân tích lợi ích và chi phí của một dự án đầu tư công là gì? TheoFrances Perkins [1994]: BCA là phân tích mở rộng của phân tích tài chính, được sửdụng chủ yếu bởi các chính phủ và cơ quan quốc tế để xem xét một dự án hay chínhsách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không.Boardman [2001] cũng giải thích: BCA là một phương pháp đánh giá chínhsách, trong đó giá trị của tất cả các kết quả dự án đầu tư công đối với mọi thành viênNhóm 6 – Lớp K26.TNH.DN1Trang 24 Bài tập nhóm: Tài chính côngGVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhântrong xã hội nói chung được lượng hóa bằng tiền. Lợi ích xã hội ròng là thước đo giátrị của dự án. Như vậy, có thể hiểu BCA đối với dự án đầu tư công là một phươngpháp thường được tiến hành trong quá trình ra quyết định có nên chấp nhận hay loạibỏ một chính sách kinh tế - xã hội dựa trên tính hiệu quả của nó, hoặc quyết định lựachọn giữa hai hay nhiều các chính sách có tính chất loại trừ lẫn nhau, ví dụ: do ngânsách bị hạn chế, một địa phương có thể chỉ được chọn một trong hai chính sách: hoặcmiễn phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, hoặc miễn toàn bộ học phí cho trẻem dưới 12 tuổi đang học tại các trường công lập tại địa phương; đây là hai chính sáchloại trừ nhau.Có hai lý do để sử dụng BCA: Một là, BCA giúp người phân tích hiểu rõhơn về dự án đầu tư công; hai là, BCA sẽ giúp cho việc người ra quyết định có thêmcơ sở để lựa chọn, cải thiện hiệu quả của sự phân bổ nguồn lực, cụ thể là nó cho biếtsự can thiệp của chính quyền có đem lại hiệu quả xã hội lớn hơn hay không. Vớiphương pháp BCA, người ta sẽ tìm cách xác định giá trị bằng tiền cho mỗi một đầuvào cũng như đầu ra của dự án.Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra, nếu lợi ích mà dự ánđem lại có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, chính sách đó sẽ được coi là đáng giávà nên được triển khai.Cũng cần nhắc lại, BCA không phải là phương pháp duy nhất để đánh giá mộtdự án. Có nhiều phương pháp khác được sử dụng để đánh giá chính sách như: mô hìnhhóa, phân tích thống kê, RIA [Regulatory Impact Analysis – Đánh giá tác động phápluật]… và có thể tiêu chuẩn để quyết định việc lựa chọn hay loại bỏ một dự án khôngphải là lợi ích ròng. Vì vậy, trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp nhiều dự án vẫn đượcthực hiện mặc dù nếu xem xét kết quả lợi ích ròng thì dự án đó được coi là không đánggiá. Lý do có thể là dự án này nằm trong một chương trình mang ý nghĩa chính trịhoặc xã hội. Chẳng hạn, một tỉnh ở Tây Nguyên có chính sách khuyến khích cácdoanh nghiệp cao su, cà phê tuyển dụng người đồng bào dân tộc thiểu số vào làm việc.Lợi ích ròng của dự án này có thể âm, nhưng vẫn được thực hiện vì sự thúc đẩy củachương trình tái bố trí dân cư và ổn định chính trị - xã hội vùng biên giới.Nhóm 6 – Lớp K26.TNH.DN1Trang 25

Suất chiết khấu [discount rate] là tỷ suất được dùng để so sánh giá trị của một đồng nhận được trong tương lai với một đồng nhận được ngày hôm nay.Thông thường, suất chiết khấu được chọn để tính toán, so sánh chính là chi phí cơ hội của vốn, còn gọi chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn là giá phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ. Cũng có thể coi đây là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp đòi hỏi khi thực hiện một dự án đầu tư mới.

Khi tính toán tới tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp, suất chiết khấu được tính bằng chi phí sử dụng vốn sau thuế. Ví dụ: theo phương pháp xác định chi phí trung bình có trọng số của vốn, một khoản vốn đầu tư có 70% là vốn chủ sở hữu với suất sinh lợi đòi hỏi là 18%, và 30% là vốn vay với lãi suất 14%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, thì chi phí sử dụng vốn là: r = 70%x18% + 30%x14%x[1-25%] = 15,75%

 

Video liên quan

Chủ Đề