Vay theo lương ngân hàng nào lãi suất thấp nhất mới nhất năm 2022

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank đã trao đổi với báo chí xoay quanh dấu ấn tăng trưởng của ngân hàng này.

Xin ông cho biết, vốn tín dụng hiện đang đổ nhiều nhất vào những lĩnh vực nào? Ngân hàng có những chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Tín dụng tăng tập trung chủ yếu ở tín dụng cá nhân vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu Tết Nguyên đán, vay thương mại tiêu dụng và tăng mạnh ở một số lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo [xấp xỉ 17.500 tỷ đồng], bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác [xấp xỉ 3.400 tỷ đồng], nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản [xấp xỉ 1.300 tỷ đồng]

Để đạt được mức tăng trưởng trên, ngay từ đầu năm, Vietcombank đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như chương trình lãi suất kinh doanh tài lộc, chương trình an tâm lãi suất, áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp [DN] vừa và nhỏ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hay các chương trình cạnh tranh, thỏa thuận, đặc biệt áp dụng cho các DN có quy mô giao dịch lớn.

Mặt khác, từ cuối tháng 2/2022, Vietcombank đã triển khai chương trình cho vay thúc đẩy sản phẩm dịch vụ phi tín dụng lãi suất đặc biệt thấp áp dụng cho khách hàng DN với quy mô lên tới 40.000 tỷ đồng, dư nợ tại 31/3/2022 đạt trên 23.000 tỷ đồng.

Đối với khách hàng bán lẻ, từ cuối tháng 3/2022, Vietcombank cũng đã triển khai hàng loạt chương trình lãi suất ưu đãi cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh với quy mô lên tới 130.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhằm giải quyết vướng mắc cho khách hàng đối với việc luân chuyển hồ sơ vay vốn đến ngân hàng, Vietcombank đã triển khai phương thức tiếp nhận hồ sơ qua thư điện tử [email]. Bên cạnh đó, Vietcombank luôn đề cao việc tinh giản hồ sơ và thủ tục vay vốn, không ngừng rút ngắn quy trình và thời gian phê duyệt khoản vay nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn của khách hàng.

Nhiều DN khá lo lắng về việc lãi suất cho vay có thể tăng cao hơn khi thấy lãi suất huy động đang rục rịch tăng. Ông nhận định như thế nào về mặt bằng lãi suất và Vietcombank có giải pháp gì để ổn định lãi suất cho vay?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Lãi suất huy động và cho vay trong năm 2022 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, trong đó có thể kể đến như biến động kinh tế thế giới hậu đại dịch và bất ổn chính trị, giá dầu và hàng hóa tăng mạnh gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.

Trong cuộc họp tháng 3 vừa qua, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản của đồng USD lên 0,25%-0,5% [tăng 0,25% so với trước đó] và dự kiến sẽ có nhiều lần nâng lãi suất nữa từ nay đến cuối năm.

Theo đó, lãi suất huy động trong nước cũng đã tạo đáy và có xu hướng tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ lãi suất cho DN trong năm 2022-2023 góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trong ngắn hạn lãi suất cho vay cơ bản ổn định, thậm chí có thể giảm nhẹ để hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh. Về dài hạn, lãi suất cho vay sẽ biến động phù hợp với tình hình lạm phát và chi phí huy động vốn đầu vào của từng ngân hàng.

VCB đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ để ổn định lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.

Cụ thể, VCB đang triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với quy mô lớn, mức lãi suất cho vay thấp, áp dụng với cả khách hàng cá nhân và tổ chức. Bên cạnh đó, VCB cũng tích cực tiết giảm chi phí hoạt động, cơ cấu lại nguồn huy động vốn đầu vào để giảm chi phí huy động vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay khách hàng. VCB cũng luôn tích cực đi đầu, tiên phong triển khai các đợt giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2022. Với các biện pháp đã và đang triển khai, VCB tin tưởng sẽ duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ổn định trong năm 2022, hỗ trợ tối đa các DN và cá nhân vì mục tiêu chung tăng trưởng kinh tế và trở lại cuộc sống bình thường mới sau đại dịch.

Hiện tại, thị trường rất trông chờ gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%. Theo ông, cơ chế cấp bù nên theo hướng như thế nào để bảo đảm an toàn vốn vay cho cả ngân hàng và DN?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Việc Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ lãi suất 2% cho DN trong thời điểm hiện tại là linh hoạt và kịp thời, tuy nhiên cấp bù phải đưa ra tiêu chí rõ ràng, minh bạch về đối tượng được hưởng lãi suất để ngân hàng áp dụng cho đúng.

Mục đích gói hỗ trợ là để giúp DN phục hồi, nên cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ hoặc có khả năng phục hồi. Gói tín dụng cần thực hiện nhanh, nhưng không vì thế mà cho DN "yếu" vay, nếu không nợ xấu sẽ tăng nhanh.

Để bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng và hiệu quả của việc hỗ trợ lãi suất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và DN. DN đề nghị hỗ trợ cần có phương án, kế hoạch kinh doanh cụ thể, để từ đó ngân hàng có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như dòng tiền trả nợ vay.

Sau khi hỗ trợ lãi suất, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN để bảo đảm việc cấp bù lãi suất đúng và trúng đến các DN tiềm năng nhưng gặp khó khăn và có nhu cầu hỗ trợ chi phí vay vốn để khôi phục hoạt động kinh doanh.

Trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến không trả được nợ vay, cần dừng việc hỗ trợ lãi suất để có phương án xử lý nợ phù hợp. Đồng thời, cũng cần có sự rà soát của các bộ/ban ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để việc triển khai từ các ngân hàng thương mại đến được đúng đối tượng cần hỗ trợ.

Với bất động sản, chứng khoán, Vietcombank có giải pháp gì để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực rủi ro này?  

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Vietcombank luôn quán triệt các chỉ đạo của NHNN liên quan đến các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán tới các đơn vị trong toàn hệ thống thông qua hệ thống văn bản chính sách, định hướng trong công tác tín dụng theo khách hàng, ngành hàng định kỳ cũng như đột xuất. Trong công tác quản trị nội bộ, Vietcombank thực hiện một số giải pháp để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực này. Thứ nhất, xây dựng các quy định về hạn mức/tỉ lệ tối đa về dư nợ cấp tín dụng, dư nợ cho vay với lĩnh vực BĐS và chứng khoán nhằm kiểm soát rủi ro tập trung đồng thời thường xuyên theo dõi, giám sát các hạn mức/tỉ lệ này.

Hai là, theo dõi, giám sát và quản lý danh mục tín dụng định kỳ hằng tháng, quý, trong đó bao gồm công tác rà soát, cảnh báo rủi ro và dự báo nợ xấu định kỳ nhằm nhận diện rủi ro sớm, đề xuất các biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp.

Ba là, xây dựng và ban hành định hướng tín dụng, chính sách ngành đối với ngành/lĩnh vực bất động sản định kỳ cũng như đột xuất. Bốn là, xây dựng và ban hành hướng dẫn về cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh chứng khoán trên cơ sở tuân thủ quy định của NHNN và khẩu vị rủi ro của VCB.

Năm là, xây dựng các sản phẩm chuẩn về cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và chứng khoán, để thống nhất tiêu chí lựa chọn khách hàng, điều kiện cấp tín dụng và tăng cường theo dõi, giám sát tình hình cấp tín dụng đối với các lĩnh vực này. 

Sáu là, định kỳ theo dõi, báo cáo NHNN theo quy định về số dư cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, chứng khoán và các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro khác.

Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: đến cuối năm 2021, có 41 TCTD tham gia với tổng dư nợ TPDN của hệ thống TCTD là 274.000 tỷ đồng, chiếm 2,63% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống, qua đó, góp phần gia tăng thanh khoản, thúc đẩy thị trường TPDN phát triển. NHNN đã kiểm soát rất chặt chẽ việc TCTD mua TPDN. Theo đó, quy định TCTD mua, bán TPDN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua TPDN khi TCTD có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%; TCTD chỉ được mua TPDN khi phương án phát hành, sử dụng vốn khả thi, DN phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để bảo đảm thanh toán đủ gốc và lãi, DN phát hành không có nợ xấu tại các TCTD trong vòng 12 tháng gần nhất. TCTD không được mua TPDN phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính DN phát hành hoặc có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại DN khác, có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động...

Anh Minh


Bạn đã biết vay thế chấp ngân hàng nào rẻ nhất để vay vốn kinh doanh hoặc thực hiện những dự định của mình chưa? Hãy cùng tìm hiểu những nội dung xung quanh lĩnh vực này và tìm hiểu xem thủ tục vay thế chấp sẽ cần những gì ở bài viết dưới đây nhé.

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp là một hình thức vay tiền từ ngân hàng với điều kiện phải có tài sản để đảm bảo cho khoản vay của bạn. Tài sản mang đi vay thế chấp phải có giá trị lớn và đảm bảo vẫn còn quyền sở hữu đối với người đi vay.

Khi thủ tục vay được ngân hàng chấp nhận thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người vay nhưng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu sẽ được ngân hàng giữ lại trong trường hợp người vay không có khả năng chi trả sẽ thu hồi tài sản đó thay cho số tiền đã vay.

Tài sản mang đi vay thế chấp khá đa dạng thường sẽ là những tài sản có giá trị lớn như sổ đỏ nhà đất, ô tô, máy móc, thiết bị có giá trị,... với thời gian vay linh hoạt tùy theo nhu cầu và khả năng chi trả của người vay, tối đa là 25 năm.

Lãi suất khi vay thế chấp sẽ rẻ hơn khi vay tín chấp với lãi suất trung bình khoảng 7% một năm, hạn mức vay có thể lên đến 70-100% giá trị tài sản như vậy sẽ giúp những người cần nguồn vốn lớn có thể vay được để kinh doanh, đầu tư.

Lợi ích khi vay thế chấp ngân hàng

Khi vay thế chấp tại ngân hàng, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích như sau :

  • Tài sản dùng để thế chấp sẽ được bộ phận thẩm định định giá cao hơn so với thông thường và số tiền vay có thể đạt 80% giá trị thực tế của tài sản đó.
  • Thời gian có vay kéo dài có thể lên đến 25 năm tùy vào đăng ký của khách hàng, như vậy sẽ giúp bớt áp lực kinh tế cho đối tượng vay.
  • Trong 1, 2 năm sau khi vay thế chấp mức lãi suất khách hàng phải trả rất thấp chỉ khoảng 6-8% và các năm sau đó sẽ chỉ ở mức 10-12%. Mức lãi suất của các ngân hàng sẽ khác nhau nhưng rất cạnh tranh để thu hút khách vay.
  • Khách hàng vẫn được sử dụng các tài sản đã thế chấp như bình thường chỉ có điều các giấy tờ chứng minh giá trị và quyền sở hữu sẽ được phía ngân hàng giữ để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên.

Điều kiện vay thế chấp ngân hàng năm 2022

Để có thể vay thế chấp tại các ngân hàng hiện nay, khách hàng cần đáp ứng được những điều kiện như sau :

Đối với khách hàng

  • Là công dân mang quốc tịch Việt Nam có độ tuổi từ 18-65 có đủ năng lực và hành vi dân sự
  • Mục đích vay thế chấp hợp pháp và phù hợp với những quy định hiện hành của ngân hàng trong từng thời điểm khác nhau.
  • Có nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng hàng tháng
  • Có lịch sử tín dụng tại các ngân hàng khác tốt, không có tình trạng nợ xấu trong các khoản vay vốn trước đó
  • Có tài sản có giá trị đảm bảo với những quy định mà ngân hàng ban hành khi cho vay.

Đối với tài sản

Tài sản có thể thế chấp được tài các ngân hàng khá đa dạng, thông thường những tài sản sau khá phổ biến : giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng, các tài liệu liên quan đến đất đai, tàu biển,... và các tài sản khác theo quy định của luật pháp ban hành.

Các tài sản đó sẽ cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau thì khách hàng mới được vay thế chấp :

  • Tài sản mang đi thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc khách hàng là người quản lý, sử dụng tài sản đó.
  • Tải sản phải được pháp luật công nhận và cho phép, không bị hạn chế các hoạt động mua bán, chuyển đổi, thế chấp,...
  • Vào thời điểm vay thế chấp tài sản không xảy ra tranh chấp quyền sở hữu hay quyền quản lý.

Hồ sơ, thủ tục vay thế chấp ngân hàng

Thủ tục hoàn thành quá trình vay thế chấp tại các ngân hàng hiện nay còn rất phức tạp, cần trải qua nhiều bước kiểm định về tài sản, điều kiện về khách hàng sau đó kiểm duyệt từ ngân hàng thì mới được vay.

Điều trước tiên bạn cần xác định bản thân và tài sản mình thế chấp có đủ các điều kiện vay vốn hay không, sau đó xác nhận lại chính xác bộ hồ sơ đầy đủ mà ngân hàng yêu cầu để chuẩn bị thủ tục một cách nhanh gọn nhất.

Bộ hồ sơ thông thường gồm có :

  • Giấy tờ tùy thân : chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu,...
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bạn định thế chấp
  • Hồ sơ chứng minh bản thân có khả năng trả nợ : hợp đồng lao động, bảng lượng, quyết định thăng chức, tăng lương,...
  • Giấy tờ đăng ký đề nghị vay vốn theo dạng tài sản thế chấp.

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào rẻ nhất năm 2022

Mỗi ngân hàng sẽ cung cấp % lãi suất khác nhau khi khách hàng đăng ký vay thế chấp với nhiều loại tài sản khác nhau. Vậy vay thế chấp ngân hàng nào rẻ nhất đối với những loại tài sản khác nhau nhỉ?

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng rẻ nhất để mua nhà

Năm 2022 ngân hàng đang có mức lãi suất vay thế chấp thấp nhất là TPBank với 6,4%/ năm cho mức vay tối đa là 90% giá trị nhà trong thời gian vay tối đa là 20 năm.

Ngân hàng đang có mức lãi suất cao nhất là VIB với mức lãi là 8,3%/ năm cho 80% nhu cầu vay trong thời gian tối đa là 30 năm.

Các ngân hàng tiêu biểu khác sẽ có các mức lãi suất như sau:

  • NCB lãi suất 6,5% với mức vay tối đa là 90% nhu cầu trong thời gian 25 năm
  • Agribank lãi suất 6% với mức vay tối đa là 85% giá trị nhà trong thời gian 25 năm
  • BIDV lãi suất 7,2% với mức vay tối đa là 100% tài sản cố định trong thời gian 20 năm
  • Sacombank lãi suất 7,5% với mức vay tối đa là 100% giá trị mua trong thời gian 25 năm
  • Vietcombank lãi suất 7,5% với mức vay tối đa là 70% tài sản cố định trong thời gian 15 năm
  • MBBank lãi suất 7,9% với mức vay tối đa là 80% nhu cầu trong thời gian 20 năm
  • Techcombank lãi suất 8,29% với mức vay tối đa là 5 tỷ trong thời gian 20 năm

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng mua xe ô tô 2022

Đối với tài sản là ô tô, lãi suất khi vay thế chấp tại các ngân hàng cũng sẽ khác so với tài sản thế chấp là nhà cửa. Cụ thể:

  • Ngân hàng có lãi suất thấp nhất là MBBank 6,7%/ năm cho 75% giá trị của xe trong thời gian 7 năm
  • Ngân hàng có lãi suất cao nhất là Techcombank 8,29% cho 80% giá trị của xe trong 7 năm
  • Các ngân hàng có mức lãi suất tốt tiêu biểu có:
  • Ngân hàng PVcombank 7,49% cho 85% giá trị xe trong vòng 6 năm
  • Vietcombank 7,5% cho 100% giá trị xe trong vòng 5 năm
  • Sacombank 7,5 % cho 100% nhu cầu vay trong vòng 10 năm
  • ACB 7,5% với mức vay linh hoạt tùy vào nhu cầu của khách vay trong vòng 84 tháng
  • TPBank 7,1 % cho 90% giá trị xe trong vòng 6 năm
  • Agribank 7,5% cho 85% tổng chi phí mua xe với thời gian vay linh hoạt theo khả năng chi trả của khách vay
  • Vietinbank 7,7% cho 80% giá trị xe trong vòng 5 năm
  • BIDV 7,3% cho 90% giá trị xe trong vòng 5 năm.

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào rẻ nhất để kinh doanh năm 2022

Với tài sản thế chấp dùng để kinh doanh, đầu tư các ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất như sau:

  • Ngân hàng MSB có lãi suất 6,99% cho mức vay tối đa là 5 tỷ trong thời gian vay 7 năm
  • Ngân hàng Vietcombank có lãi suất 7,5%/năm cho 100% nhu cầu với thời gian vay linh hoạt tùy vào khả năng chi trả của khách hàng
  • Ngân hàng Agribank có lãi suất 7,5%/năm cho mức vay tối đa là 90% nhu cầu với thời gian vay linh hoạt
  • Ngân hàng MBBank có lãi suất 7,9%/năm cho mức vay tối đa là 90% nhu cầu trong thời gian 15 năm
  • Ngân hàng ABBank có lãi suất 6,9%/năm cho mức vay tối đa là 90% nhu cầu trong thời gian 10 năm
  • Ngân hàng Techcombank có lãi suất 8,29%/năm cho mức vay tối đa là 5 tỷ trong thời gian 7 năm
  • Ngân hàng Sacombank có lãi suất 6%/năm cho mức vay không giới hạn và thời gian vay cũng linh hoạt theo khả năng chi trả của khách hàng.
  • Ngân hàng BIDV có lãi suất 6%/ năm cho mức vay linh hoạt tùy vào nhu cầu của khách hàng trong thời gian 5 năm
  • Ngân hàng VPBank có lãi suất 7,9%/năm cho mức vay tối đa là 80% giá trị tài sản cố định thế chấp trong thời gian 10 năm
  • Ngân hàng Vietinbank có lãi suất 7,7%/năm cho mức vay tối đa là 80% nhu cầu vay trong thời gian 7 năm.

Với bảng % lãi suất này chắc bạn đã có thể nắm được vay thế chấp ngân hàng nào rẻ nhất đối với tài sản mình định thế chấp rồi đúng không? Hãy cùng tìm hiểu quy trình vay tiếp nào.

Quy trình vay thế chấp tại ngân hàng năm 2022

Lấy thông tin khách hàng

Khi đăng ký vay vốn khách hàng sẽ được nhân viên giao dịch tại ngân hàng hỏi 4 câu cơ bản để khách hàng xác định được số tiền vay phù hợp:

  • Mục đích vay là gì, nếu vay để kinh doanh thì hình thức kinh doanh là gì, có ký hợp đồng với đối tác hay chưa và thời gian xoay vòng vốn là bao lâu?
  • Nhu cầu vay là bao nhiêu, thời gian vay trong bao lâu?
  • Tài sản thế chấp là gì?
  • Thu nhập trung bình hàng tháng là bao nhiêu, có ổn định hay không, có mấy nguồn thu khác ngoài lương?

Khi bạn cung cấp câu trả lời, nhân viên sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng để hồ sơ vay vốn được duyệt nhanh nhất.

Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Sau khi khảo sát nhu cầu vay vốn của khách hàng nhân viên sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp như sau:

  • CMND hoặc CCCD, hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người vay
  • Sổ hộ khẩu hoặc tạm trú dài hạn nếu khách hàng không có hộ khẩu tại nơi vay vốn
  • Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng: bảng lương, sao kê bảng lương, hợp đồng lao động, quyết định thăng chức, quyết định tăng lương,...
  • Giấy tờ chứng minh tài sản vay thế chấp
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh, hóa đơn,... nếu nguồn thu từ kinh doanh.

Thẩm định tài sản thế chấp

Sau khi tiếp nhận hồ sơ ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thẩm định tài sản thế chấp để quyết định số tiền có thể cho khách hàng vay và thời gian cũng như lãi vay là bao nhiêu. Nếu chuẩn bị hồ sơ càng kỹ lưỡng và đầy đủ thì ngân hàng sẽ phê duyệt hồ sơ nhanh chóng nhất.

Phê duyệt khoản vay

Sau khi đã thẩm định xong hồ sơ và tài sản nhân viên của ngân hàng sẽ đề xuất tín dụng và gửi lên cấp trên để tiến hành phê duyệt. Đối với những khoản vay nhỏ ngân hàng sẽ phê duyệt nhanh chóng, đối với những khoản vay lớn ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định thêm một lần nữa thì mới có thể phê duyệt được.

Quyết định cho vay và các thủ tục giải ngân

Khi hồ sơ vay vốn được duyệt, phía ngân hàng sẽ thông báo kết quả và khách hàng sẽ đến ngân hàng để ký hợp đồng cũng như hoàn thiện các thủ tục có liên quan khác.

Lưu ý khi vay thế chấp ngân hàng

Lãi suất vay thế chấp và các khoản phí đi kèm

Lãi suất vay thế chấp của các ngân hàng hiện nay đều rất cạnh tranh, một số ngân hàng tiêu biểu có mức lãi suất thấp đã được mình giới thiệu ở phần trên của bài viết này.

 Đối với những khoản phí đi kèm, ngoài việc chi trả lãi suất hàng tháng khách hàng còn phải chi trả thêm một số khoản phí như sau:

  • Phí thẩm định tài sản thế chấp
  • Phí công chứng hợp đồng thế chấp
  • Phí đăng ký giao dịch đảm bảo
  • Phí thanh toán sớm [nếu trả nợ trước hạn sẽ phải đóng khoản phí này]
  • Phí phạt thanh toán chậm [nếu chậm thanh toán so với thời gian đã ký sẽ đóng phí này]
  • Phí bảo hiểm cháy nổi vật chất, tài sản thế chấp [đối với đất nền không áp dụng khoản này]

Mức phí tại các ngân hàng sẽ khác nhau tùy vào khoản vay của khách hàng và tài sản thế chấp là gì?

Biên độ lãi suất vay thế chấp ngân hàng

Biên độ lãi suất là % chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tại cùng một thời điểm, điều này sẽ giúp khách hàng biết được mức lãi suất phải đóng khi vay thế chấp là bao nhiêu. Mỗi ngân hàng cũng sẽ có biên độ lãi suất khác nhau và khách hàng cần tìm hiểu và nắm rõ để chọn được ngân hàng có biên độ lãi thấp từ đó tiết kiệm được chi phí vay của mình.

Bảo hiểm tài sản đảm bảo vay thế chấp

Đối với những tài sản sử dụng được như nhà cửa, chung cư, máy móc, tàu thuyền,... thì sẽ cần đến bảo hiểm tài sản để đảm bảo trong quá trình vay thế chấp không bị mất mát, hư hỏng, cháy nổ. Khoản bảo hiểm này được xem là bắt buộc nếu khách hàng thế chấp các tài sản như trên và chỉ có đất nền là không cần sử dụng đến khoản này.

Trên đây là những nội dung chi tiết nhất cho bạn khi có nhu cầu vay thế chấp. Hy vong với nội dung về vay thế chấp ngân hàng nào rẻ nhất ở bài viết này sẽ giúp bạn tìm được ngân hàng cho vay hợp lý với mức lãi thấp nhất.

Video liên quan

Chủ Đề