Công việc của lớp trưởng đại học

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:11/01/2017

Bạn đọc Nguyễn Ngọc Lam, địa chỉ mail ngoc_lam****@gmail.com thắc mắc: Ban cán sự lớp sinh viên đại học hệ chính quy được quy định như thế nào? Tôi hiện đang làm việc tại một trường đại học công lập, công tác của tôi liên quan chủ yếu tới việc tiếp xúc, giúp đỡ sinh viên nên tôi rất quan tâm tới nội dung này. Mong các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Cho tôi hỏi văn bản nào hướng dẫn nội dung này? Tôi rất cảm ơn, chúc Ban biên tập Thư Ký Luật ngày càng phát triển.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Ban cán sự lớp sinh viên đại học hệ chính quy được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 20 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT.

    Theo đó, Ban cán sự lớp sinh viên gồm:

    a] Lớp trưởng và các lớp phó do tập thể sinh viên trong lớp bầu, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học [hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công tác sinh viên theo phân cấp của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học] công nhận. Nhiệm kỳ ban cán sự Lớp sinh viên theo năm học.

    b] Nhiệm vụ của ban cán sự lớp sinh viên:

    - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trường, khoa, phòng, ban;

    - Đôn đốc sinh viên trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nền nếp tự quản trong lớp;

    - Tổ chức, động viên giúp đỡ những sinh viên gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện. Thay mặt cho sinh viên của lớp liên hệ với chủ nhiệm lớp và các giảng viên bộ môn; đề nghị các khoa, đơn vị phụ trách công tác sinh viên và ban giám hiệu nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong lớp;

    - Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, và Hội sinh viên Việt Nam trong hoạt động của lớp;

    - Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên;

    c] Quyền lợi của ban cán sự lớp sinh viên:

    Được ưu tiên cộng Điểm rèn luyện và các chế độ khác theo quy định của trường.

    Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Ban cán sự lớp sinh viên đại học hệ chính quy, được quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

    Trân trọng!


Nhiều bạn nhầm tưởng rằng được làm lớp trưởng ở ĐH thật sự rất oách, nắm mọi quyền hành trong tay nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong "bề nổi", còn "bề chìm" của nó thì khiến không ít bạn đang nắm vai trò này phải khóc dở mếu dở.


Bạn H.Trâm [SV năm 3 ĐH Ngoại Ngữ] đã từng nhiều lần muốn bỏ làm chức vụ này vì không chịu nổi những áp lực nặng nề. Mặc dù lớp đã tổ chức họp để bầu ra lớp trưởng mới thế nhưng tuyệt nhiên không ai chịu thay thế, bởi mọi người đều hiểu rằng làm lớp trưởng rất cực. Thế là dù không muốn làm nhưng bạn H.Trâm đành miễn cưỡng làm tiếp.


Theo như lời bạn Trâm kể thì công việc chính của lớp trưởng là cập nhật, thông báo đến lớp những thông tin quan trọng từ phòng công tác sinh viên, từ các giáo viên. Nếu thông báo trễ thì chắc chắn sẽ bị lớp rầy la kiểu như: “Làm lớp trưởng mà chậm chạp thế, mấy lớp khác đã biết lịch thi hết rồi sao lớp mình còn chưa biết”, “Bầu lớp trưởng ra làm bù nhìn hay sao mà không quản lý nổi một lớp”, “Lớp trưởng thì phải làm gương cho mấy bạn chứ”… Tất cả mọi chuyện đều lấy lớp trưởng ra làm “bình phong”. "Nhiều khi mình bị hiểu nhầm, ứa nước mắt mà không biết phải kể cho ai nghe" - Trâm chia sẻ.



Ảnh minh họa


Chưa hết, tất cả mọi chuyện trong lớp đều một tay lớp trưởng sắp xếp, hầu như mọi người đều ỷ lại, bầu ra lớp trưởng chính là để làm những việc vặt. Bạn Trâm kể “Nhiều khi học từ tầng 5 nhưng phải chạy lên chạy xuống tầng 1 để lấy xấp tài liệu phô tô cho lớp, rồi chạy qua bên phòng coi có thông báo gì không, rồi thầy cô yêu cầu học máy chiếu là mình phải đi mượn, lớp không có phấn mình cũng là người đi mượn, lau bảng, quét dọn lớp… cũng lại là mình. Thầy cô thì cái gì cũng kêu lớp trưởng cả, thi thoảng thì có vài bạn khác đi làm hộ mình nhưng cũng chỉ là lớp phó hoặc bí thư. Mình thấy tất cả công việc trong lớp đều do cán bộ lớp đảm nhận hết. Biết cực thế này thì ngày trước mình không đăng ký làm đâu.


Cái giá phải trả cho thân phận lớp trưởng


Ở một số trường thì làm lớp trưởng sẽ có lương nhưng một số trường thì không. Khi tính điểm tổng kết, điểm tích lũy lớp trưởng và cán bộ lớp luôn được cộng thêm điểm ưu tiên rất nhiêu. Đó cũng là một trong những lý do nhiều bạn muốn làm.


Bạn N.Mai [SV năm 2 ĐH Kinh Tế] nói rằng: “Tất nhiên làm cán bộ lớp phải có lợi thì mới có người làm chứ. Để lãnh đạo một tập thể lớp từ rất nhiều vùng miền, khác nhau từ văn hóa đến lối sống đâu phải là chuyện đùa. Làm lớp trưởng sẽ có rất nhiều mối quan hệ với thầy cô, nếu tạo được mối quan hệ tốt thì sẽ giúp ích cho mình rất nhiều sau này. Ở ĐH thì thầy cô cũng không quan tâm nhiều đến sinh viên nên nếu thầy cô chú ý đến mình thì đó là một điều rất tốt đấy.”


Ngoài những cái lợi mà nó đem lại thì bản thân người làm lớp trưởng phải chịu một áp lực rất nhiều. Bất cứ một quyết định nào cũng đều ảnh hưởng đến tập thể lớp, làm tốt thì không ai khen nhưng xui xẻo làm sai một tí là thể nào cũng bị nói xấu sau lưng rất nhiều.


Ảnh minh họa.


Bạn H.Mai [SV năm 3 ĐH Ngoại Ngữ] kể rằng: “Lớp mình có một bạn lớp trưởng rất hiền lành nên rất hay bị bắt nạt, ngoài việc học trên lớp bạn ấy phải lo lu bu rất nhiều hoạt động chung của lớp nhưng có mấy ai hiểu cho đâu. Có những bữa thầy cô đột xuất hủy không dạy được chưa kịp thông báo lớp trưởng, làm mất công nhiều bạn phải đón xe buýt lên tới trường mà không được học. Lớp trưởng không nhận được thông báo của cô, thế nhưng mọi người đều quy tội cho bạn ấy chậm chạp, có tí việc ấy cũng không làm xong, nhìn bạn ấy mà thấy rất tội. Nhiều bạn còn hùng hổ kêu đổi lớp trưởng cho rồi chứ làm lề mề như thế thì ai chịu nổi. Nói thì mạnh miệng như vậy nhưng có mấy ai tự nguyện đứng ra thay thế đâu, cuối cùng đưa ra cái lý do vì bạn ấy làm lâu nên quen việc rồi, chừ ai mà biết làm.”


Những bài học, kinh nghiệm vô giá


Bù lại công việc làm lớp trưởng ở đại học có thể khiến các bạn lấy được kha khá kinh nghiệm lẫn bài học vô giá khác mà hoàn toàn có thể áp dụng được khi đi làm việc.


Bạn có thể chịu được áp lực nhiều hơn, biết cách quản lý nhân sự, sắp xếp công việc một cách hợp lý, tạo dựng nhiều mối quan hệ giữa các lớp với nhau và các thầy cô. Ngoài ra chính vì nhiều việc như thế, mà sau này bạn có thể sẽ có nhiều kỷ niệm hơn so với các sinh viên khác. "Cũng chính vì như thế mà mình có động lực làm việc và để làm tốt trách nghiệm của một lớp trưởng thật sự.

Mang tâm lý là một sinh viên mới, bạn có nên trở thành cán bộ lớp hay không?

Nhìn chung ở mọi cấp bậc giáo dục dù là lớn hay nhỏ thì cũng cần có người đứng ra lãnh đạo và dẫn dắt giúp tập thể được kiểm soát tốt. Các lớp ở Đại học cũng không ngoại lệ, bạn cán bộ được xem là chức vụ quan trọng nhất trong lớp mà sinh viên nào cũng mong muốn được nắm giữ.

Có một sự thật rằng ở chức vụ càng cao thì trách nhiệm của bạn sẽ càng lớn, đó là điều không thể tránh khỏi khi trở thành cán bộ lớp ở môi trường này. Ở đây, bạn đang quản lý một lớp học có số lượng đông và phức tạp hơn rất nhiều so với cấp 3. Hơn nữa tất cả đều đang ở độ tuổi trưởng thành nên mọi lời nói, hành động đều phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Một cuộc biểu quyết bầu ban cán sự lớp tại Đại học

Tuy nhiên đây thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời hơn bao giờ hết ở thời sinh viên cho thấy bạn đã trở thành một cá nhân có ích và không thể thiếu của tập thể lớp. Sau khi xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, nếu bạn cảm thấy mình phù hợp cho chức vụ này thì đừng ngần ngại ứng cử bản thân trong buổi họp đầu tiên.

Lợi ích và khó khăn khi trở thành cán bộ lớp

Lợi ích đầu tiên bạn có được chắc chắn là sự tự tin trước đám đông. Từ ngày đầu tiên lên ứng cử bạn đã có cơ hội được giới thiệu bản thân và thuyết phục người khác lựa chọn mình. Khi trở thành cán bộ lớp tần suất bạn nói trước đám đông, trình bày, giao tiếp sẽ tăng lên và điều này thật sự rất bổ ích cho một sinh viên năm nhất. 

Những chức vụ khác tại Đại học như Chủ nhiệm CLB, Bí thư Đoàn khoa, Liên chi hội sinh viên,... 

Những chức vụ quan trọng ở Đại học cũng không khác gì so với các lớp trung học khác như lớp trưởng, lớp phó, bí thư và thủ quỹ. Đây là những cái tên đầu tiên được gọi đến mỗi khi có việc, do đó các bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ thầy, cô chủ nhiệm nhiều hơn và được chỉ dẫn tận tình hoặc nếu có gì thắc mắc bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng hơn. 

Đương nhiên công sức và thời gian bạn bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng lại bằng những con điểm cộng. Đây là ưu tiên rất lớn vì điểm cộng sẽ được cộng vào cuối kỳ hoặc điểm rèn luyện, thật sự là một lợi thế lớn cho các bạn trong việc xin học bổng mỗi kỳ. 

Bên cạnh những cái "được", cán bộ lớp cũng có những áp lực riêng khi ngồi vào vị trí không dễ dàng gì có được. Trong rất nhiều con người từ nhiều vùng miền khác nhau với hàng vạn cá tính rất khó để giao tiếp và trao đổi thông tin nên nhiều khi sẽ gây ra hiểu lầm không đáng có.

Mọi yêu cầu từ thầy, cô phải được truyền đạt đến các bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất nên cán bộ lớp lúc nào cũng phải có mặt đúng lúc. Thêm đó là thường xuyên tham gia nhiều cuộc họp từ Đoàn, Khoa đến lớp, thế nên sẽ tốn nhiều thời gian cho việc đi lại và họp hành. 

Kỹ năng cần có khi làm cán bộ lớp

Để người khác tin tưởng và giao phó trách nhiệm chưa bao giờ là chuyện đơn giản, cán bộ lớp cần có một số kỹ năng dù là cơ bản nhất để lãnh đạo một lớp học trở nên gắn bó với nhau và tốt lên từng ngày.

Muốn trở thành một người lãnh đạo tốt đầu tiên lời nói của bạn phải có sức "nặng" đối với mọi người. Giá trị lời nói đến từ năng lực của cán bộ lớp, bạn cần phải giỏi về nhiều mặt như học tập, ăn nói tự tin, diễn giải tốt... đó là yếu tố khiến bạn trở nên quyền lực hơn trong lớp. Hơn nữa bạn sẽ là tấm gương mà cả lớp noi theo nên cần phải thật sự gương mẫu. 

Lời nói của bạn phải có sức nặng với mọi người khi làm lãnh đạo lớp

Trong quá trình học bạn sẽ thường xuyên phải báo cáo về tình hình học tập của lớp và những vấn đề lớp gặp phải cho giáo viên, nên cần có khả năng tổng hợp ý kiến và khái quát tình hình chung. Bạn sẽ phải làm việc với nhiều với Word hay Excel nhằm hỗ trợ việc hoàn thành tài liệu tổng hợp của lớp.

Chắc chắn mọi quyết định của lớp sẽ đều thông qua ý kiến của bạn vì thế, với cương vị là người đứng đầu bạn cần có một sự công bằng nhưng lại không quá cứng nhắc. Nhìn nhận rõ sự việc và đưa ra quyết định khách quan nhất mới khiến mọi người nể phục và nghe theo.

Rốt cục, có nên làm cán bộ lớp hay không?

Chung quy lại cán bộ lớp sẽ có những cái "được" và "mất" riêng tất cả còn tùy thuộc vào trải nghiệm thực tế mới nói hết được. Đừng nghĩ sẽ "được" hơn là "mất" và ngược lại vì không gì là tuyệt đối cả, quan trọng là bạn có muốn cho mình cơ hội được thử sức hay không.

Bạn nên bỏ thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng xem mình có phù hợp hay không, nếu có thì từ nay hãy rèn luyện nhiều kỹ năng để tạo niềm tin cho người khác. Đây được xem là một cột mốc đầu tiên đang chờ bạn chinh phục khi bước vào giảng đường Đại học. 

Credit: Ảnh: Câu lạc bộ M.O.C [ĐH KHXH&NV TP.HCM]

Video liên quan

Chủ Đề