Cpo là viết tắt của từ gì

Sản xuất là quá trình hiện thực hóa kết quả của các chiến dịch kinh doanh và marketing. Liệu rằng giai đoạn sản xuất – cấu thành sản phẩm đã đặt dấu chấm kết, khép kín một chu trình kinh doanh?

Nếu câu trả lời là một sự đồng tình thì bài viết dưới đây của HRchannels sẽ làm thay đổi ý kiến của bạn. Bạn có biết trong doanh nghiệp có một người cha tận tụy mang tên CPO nuôi dưỡng sản phẩm từ khi còn thai nghén, đỡ đầu “đứa con tinh thần” này từ như những ngày chập chững bước ra thị trường và lo toan liệu rằng chúng có được người tiêu dùng đón nhận?

CPO là viết tắt của cụm từ Chief Product Officer, chỉ chức danh Giám đốc sản xuất hay Quản đốc sản xuất trong doanh nghiệp.

Có thể nói, Chief Product Officer nằm trong đội ngũ các C – suit của tổ chức, là người cầm trịch tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm và toàn bộ các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm đó.

1.1. CPO và CTO khác nhau như thế nào?

Nhắc đến CPO – Giám đốc sản xuất hay Quản đốc sản xuất, người ta nghĩ ngay đến việc vận dụng máy móc trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Vậy vị trí Giám đốc sản xuất khác gì với CTO [Giám đốc công nghệ]?

Sự thật là có chút khác biệt đấy các bạn ạ. Mặc dù cả hai vị trí này đều sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để không ngừng cập nhật các thiết kế mới nhất với tính năng vượt trội nhất của sản phẩm nhằm làm gia tăng trải nghiệm, thậm chí làm thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng nhưng nếu CPO trả lời các câu hỏi “Why”, “What”, “When” thì CTO tập trung trả lời câu hỏi “How”.

Những việc làm hấp dẫn

Vậy nút thắt đã được tháo gỡ. Ta tạm chia quy trình sản xuất sản xuất thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 là chu trình thai nghén sản phẩm: nghĩa là vì sao phải có sản phẩm này? Sản phẩm này có tên gọi là gì, thiết kế bao bì trông thế nào với từng phân khúc khách hàng? Khi nào sản phẩm cần đến tay người dùng?
  • Giai đoạn 2 là chu trình sản xuất: tạm hiểu là sử dụng dây chuyền sản xuất để hình thành sản phẩm.

Từ đó, dễ dàng thấy được Quản đốc sản xuất đảm nhiệm giai đoạn 1 và CTO điều phối giai đoạn 2. Tuy nhiên, ranh giới giữa 2 chức danh này sẽ nhanh chóng mờ nhạt nếu doanh nghiệp chỉ tuyển dụng vị trí CPO. Lúc này, CPO sẽ ôm trọn phần việc của cả CTO nữa đấy các bạn ạ.

\>>>> Có thể bạn quan tâm:

1.2. Sự khác biệt giữa Giám đốc sản xuất và Giám đốc nhà máy?

Đó là một câu hỏi khác thật thú vị mà các bạn đang thắc mắc phải không?

Nếu như nhìn sơ lược về tên gọi của các vị trí thì sẽ thật dễ nhầm lẫn giữa chức danh Giám đốc sản xuất và Giám đốc nhà máy. Tuy nhiên, khi nhìn nhận kỹ thì nếu như Giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp thì Giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của nhà máy.

Nghĩa là nhiệm vụ, chức trách và quyền hạn của giám đốc nhà máy sẽ rộng hơn giám đốc sản xuất nhưng xét về tính chuyên biệt của nhiệm vụ thì giám đốc sản xuất sẽ đảm trách nhiệm vụ chuyên biệt hơn.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô và cơ cấu của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không có vị trí giám đốc sản xuất thì Giám đốc nhà máy cần đảm đương công việc của một giám đốc sản xuất. Cụ thể, bên cạnh việc thực hiện giám sát hoạt động của cả nhà máy thì Giám đốc nhà máy còn đảm đương các công đoạn thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm qua các kênh bán hàng tới tay người tiêu dùng.

2. Vai trò của CPO là gì trong doanh nghiệp?

Sản phẩm là sợi chỉ đỏ xuyên suốt con đường sự nghiệp của Chief Production Officer. Họ chính là những nhân sự cấp cao của tổ chức, luôn biết tạo động lực vượt qua khó khăn trong quá trình vận hành sản xuất. Có thể nói, ý thức trách nhiệm và vai trò của các CPO đã làm nên chính họ của ngày hôm nay - tương lai tươi đẹp của doanh nghiệp.

Dưới đây là 5 vai trò chính của C-P-O trong doanh nghiệp mà HRchannels muốn cung cấp cho bạn đọc:

2.1. Giám sát tiến độ và chất lượng

Tiến độ đi kèm với chất lượng là 2 điều kiện tiên quyết để CPO “lấy lòng” khách hàng của mình. Đó là cái đích mà bất cứ ông chủ nào cũng như đội ngũ người làm quản trị doanh nghiệp mong muốn.

Câu chuyện tiến độ và chất lượng sẽ khó thành nếu như không có những tiêu chí đánh giá chặt chẽ mang tên KPI của người làm quản lý. Từ việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới đến câu chuyện nguyên vật liệu “ngon – bổ - rẻ” cũng đều chất chồng lên đôi vai của Giám đốc sản xuất. CPO là người hiểu rõ tiến độ và chất lượng là kết quả cuối cùng của sự chu toàn trong tất cả mọi công đoạn, nơi mà bất cứ một sai sót nào cũng không được xem nhẹ và bỏ qua.

\>>>> Bạn quan tâm:

2.2. Định hướng sự phát triển của tổ chức, cơ cấu sản xuất

Giám đốc sản xuất cần phối hợp với CMO [Giám đốc Marketing] và CCO [Giám đốc kinh doanh] để đề xuất và triển khai kế hoạch thu thập dữ liệu người dùng, xác định nhu cầu của các đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó, Quản đốc sản xuất sẽ thống nhất kế hoạch sản xuất với Ban Giám đốc, trong đó CPO nhấn mạnh cơ cấu sản xuất, bảng giá nguyên vật liệu sẽ sử dụng, thiết kế hình thái và bao bì của sản phẩm.

2.3. Giám sát việc thực hiện nội quy và quy định về an toàn lao động của nhân viên phòng Sản xuất

Để các hoạt động được tiến hành tuần tự theo quy trình và hạn chế các sai sót về kỹ thuật và an toàn lao động, Chief Production Officer cần xây dựng và làm rõ các nội quy làm việc cũng như quy định về an toàn lao động trong tổ chức cho toàn thể nhân viên Phòng sản xuất. Điều này có nghĩa là CPO cũng tham gia vào việc thực hiện sứ mệnh của một doanh nghiệp là bảo hộ con người – nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp nhưng không quên đào tạo các thế hệ nhân viên “sống chân thành – làm kỷ luật”.

2.4. Đảm bảo sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức

Là người đứng đầu Phòng sản xuất, Giám đốc sản xuất cần đảm bảo sự phối hợp nhuần nhuyễn của nhân viên Phòng sản xuất với doanh nghiệp bởi hệ thống máy móc chỉ tốt khi được vận hành bởi những con người tốt, những nhân viên hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi làm việc tại tổ chức.

Thật vậy, nếu không nắm rõ được mục tiêu của mục tiêu của doanh nghiệp cũng như không hiểu chính những sản phẩm mình đang sắp sửa kiến tạo ra có ý nghĩa như thế nào đối với khách hàng và chính bản thân doanh nghiệp thì những bàn tay ấy, những khối óc ấy sẽ như những gốc cây cạn khô. Nếu không được liên tục động viên và cổ vũ từ chính những người quản lý thì liệu động lực sáng tạo có được tái sinh hàng ngày?

Nói cách khác, một sản phẩm thân thiện nhất, có ích nhất đối với người dùng luôn được sản sinh ra từ quá trình đồng sáng tạo giữa – giám đốc sản xuất cùng toàn thể nhân viên trong tổ chức, trong đó có chính đóng góp từ chính những nhân viên từ Phòng sản xuất.

2.5. Duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng

Giống như những nhân viên kinh doanh, CPO cũng cần giữ mối liên hệ với khách hàng bởi sự tín nhiệm từ khách hàng sẽ mang đến những phản hồi tích cực về chất lượng sản phẩm. Như vậy, đâu phải cứ giao sản phẩm đến tay khách hàng là Chief Officer có thể “kê cao gối” ngủ ngon lành được đâu nhỉ?

Bạn biết không, bài toán về doanh số, thương hiệu của sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp được xây đắp nên từ những điều tưởng chừng như những hạt cát nhỏ giữa sa mạc mênh mông đó.

Trên đây là thông tin về vị trí CPO – Giám đốc sản xuất và vai trò quan trọng của vị trí trong việc vận hành doanh nghiệp. Hi vọng bài viết của HRchannels sẽ mang đến cho bạn đọc những hiểu biết hữu ích về người quản đốc cần mẫn chăm sóc các công đoạn trước, trong và sau khi “đứa con tinh thần” mang tên sản phẩm ra đời.

Nếu bạn đọc có bất cứ đề xuất hay câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp, hãy tham gia vào phần bình luận phía dưới bài viết nhé.

----

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: //hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

  • CPO
  • GIáM ĐỐC SẢN XUẤT
  • CTO

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 12 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.

Chủ Đề