Củ từ bao nhiêu carb?

Một củ khoai lang cỡ trung bình [luộc không bỏ vỏ] có chứa khoảng 27 gam carbs. Thành phần chính là tinh bột chiếm tới 53% hàm lượng carbs. Các loại đường đơn, chẳng hạn như glucose, fructose, sucrose và maltose chiếm 32% hàm lượng carbs.

Khoai lang có chỉ số đường huyết từ trung bình đến cao, trong khoảng từ 44 - 96. Chỉ số đường huyết là thước đo nồng độ đường trong máu tăng nhanh sau bữa ăn. Với chỉ số đường huyết tương đối cao của khoai lang thì sử dụng một lượng lớn trong khẩu phần ăn của người mắc bệnh tiểu đường type 2 không phù hợp. Cách chế biến cũng làm thay đổi chỉ số đường huyết trong khoai lang. Nếu chế biến bằng cách luộc thì chỉ số đường huyết sẽ thấp hơn so với cách chế biến như nướng, chiên và rang.

2.2 Tinh bột

Tinh bột thường được chia thành ba loại dựa vào mức độ chúng tiêu hóa tốt. Tỷ lệ tinh bột trong khoai lang được chia như sau:

  • Tinh bột tiêu hóa nhanh [80%]. Tinh bột này nhanh chóng bị phá vỡ và hấp thụ đồng thời làm tăng chỉ số đường huyết.
  • Tinh bột tiêu hóa chậm [9%]. Loại này bị phá vỡ chậm hơn và đây ra sự tăng nhỏ hơn lượng đường trong máu.
  • Kháng tinh bột [11%]. Loại này loại bỏ bởi sự tiêu hóa và hoạt động như chất xơ. Nó nuôi dưỡng vi khuẩn tốt của đường ruột. Lượng kháng tinh bột có thể được làm tăng bằng cách làm lạnh khoai lang sau khi nấu.

3.2. Duy trì huyết áp

Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ [AHA] khuyến khích mọi người tránh ăn thực phẩm chứa lượng muối bổ sung cao, và thay vào đó là tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu kali để duy trì hệ thống tim mạch được khỏe mạnh. Một phần khoai lang nghiền [124gam] cung cấp 259mg kali, khoảng 5% nhu cầu kali hàng ngày của người trưởng thành [4,700mg].

3.3 Giảm nguy cơ ung thư

Khoai lang là nguồn beta caroten tuyệt vời. Đây là một loại sắc tố thực vật hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể. Đồng thời nó cũng là một loại tiền vitamin A khi đưa vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành vitamin A cần thiết.

Chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các phân tử không ổn định [gốc tự do]. Nếu mức độ gốc tự do trong cơ thể tăng quá cao, tổn thương tế bào xảy ra và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh.

Anthocyanin - một nhóm chất chống oxy hóa được tìm thấy khoai lang tím có thể làm chậm sự phát triển của một số loại tế bào ung thư bao gồm bàng quan, đại tràng, dạ dày, vú.

3.4. Cải thiện tiêu hóa

Khoai lang có chứa hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Do đó, khi chất xơ nằm trong đường tiêu hóa sẽ cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột. Một số chất xơ hòa tan hấp thụ nước và làm mềm phân nên nó giúp ngăn ngừa táo bón. Các chất xơ hòa tan cũng như chất xơ không hòa tan có thể được lên men bởi vi khuẩn trong ruột kết và tạo ra các acid béo chuỗi ngắn cung cấp năng lượng cho tế bào niêm mạc ruột và giữ cho chúng được khỏe mạnh. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu liên kết với lượng chất xơ ăn vào cao có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

3.5. Bảo vệ mắt

Khoai lang là nguồn cung cấp tiền vitamin A dưới dạng beta caroten. Đây là loại vitamin quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mắt. Theo ODS một củ khoai lang nước cung cấp khoảng 1,403 mcg vitamin A hoặc 561% nhu cầu vitamin A hàng ngày của một người.

Ngoài ra, vitamin A cũng hoạt động như một chất chống oxy hoá. Cùng với các chất oxy hoá khác nó có thể giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nhiều bệnh cho cơ thể.

3.6. Giảm viêm

Một nghiên cứu ở chuột năm 2017 cho thấy chiết xuất từ khoai lang tím có thể giúp giảm nguy cơ viêm và béo phì.

Khoai lang cũng chứa choline - một chất dinh dưỡng giúp vận động cơ bắp, học tập và trí nhớ. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng hỗ trợ hệ thống thần kinh.

Bên cạnh những lợi ích về giá trị dinh dưỡng từ khoai lang, thì nó cũng có một số yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như: khoai lang chứa kali. Nếu sử dụng lượng kali cao sẽ không phù hợp với người đang sử dụng thuốc chẹn beta. Đây là thuốc được kê đơn cho bệnh tim. Khi kết hợp hai loại này sẽ làm cho nồng độ kali máu tăng. Hoặc những người mắc bệnh thận cũng cần chú ý về lượng kali mà họ tiêu thụ. Nếu họ tiêu thụ quá nhiều kali có thể làm cho thận có tình trạng xấu hơn.

Một số rủi ro khác cần lưu ý đó là tình trạng nhiễm thuốc trừ sâu của các loại thực phẩm sống trong đó có khoai lang. Để hạn chế điều này, chúng ta có thể tìm mua các sản phẩm hữu cơ để giảm thiểu rủi ro do ô nhiễm.

Củ từ là một trong những món ăn vặt phổ biến tại Việt Nam vào mùa Đông. Tuy nhiên, không ít người hoài nghi ăn củ từ có béo không? Bà bầu mang thai ăn khoai từ có tốt không? Những thông tin quan trọng về hàm lượng dinh dưỡng, calo trong củ từ tại bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải mã những thắc mắc này.

I. Ăn củ từ có béo không?

Củ từ có tên tiếng Anh là Dioscorea esculenta, thuộc họ củ Nâu được tìm thấy ở vùng Kangnam. Đây là một trong những loại đồ ăn vặt phổ biến vào mùa đông ở Việt Nam, có vị bùi và ngọt thanh.

Ăn củ từ có béo không đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm

Tại Việt Nam khoai từ được chia thành 3 loại:

Củ từ có gai: Loại củ này được trồng nhiều ở Phú Quốc, lớp vỏ có nhiều gai cứng nhưng không sắc

Củ từ không gai: Đây là loại khoai từ trồng phổ biến và rộng rãi nhất, lớp vỏ chỉ hơi sần sùi

Củ từ nước: Loại khoai này rất hiếm gặp, chỉ mọc ở vùng Đông Nam Bộ

Để trả lời thắc mắc ăn củ từ có béo không? Hãy cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calo có trong 100g khoai từ qua bảng dưới đây:

Theo bảng thống dinh dưỡng trên, khoai từ chứa một lượng chất xơ và nước vô cùng dồi dào, có tác dụng thúc đẩy quá trình đốt cháy mỡ thừa, ngăn chặn khả năng tích tụ mỡ ở bụng hiệu quả. Đồng thời, khoai từ cung cấp hàm lượng calo khá thấp, chỉ 95kcal/100g, giúp giảm cân nhanh chóng, không lo béo phì, thừa cân.

Như vậy, bạn hoàn toàn yên tâm ăn khoai từ mà không hề bị béo hay tăng cân, mà ngược lại nó còn giúp giảm cân, loại bỏ mỡ bụng rất tốt.

Xem thêm: 8 Cách giảm mỡ mặt và nọng cằm hiệu quả ngay tại nhà

II. Ăn khoai từ có tốt không?

Theo Đông y, củ từ có tính hàn, được dùng như một loại thuốc để chữa các bệnh sau:

Giải độc: Trước khi Y học hiện đại phát triển như ngày nay, khoai từ thường được sử dụng để giải độc rất tốt. Chỉ cần sử dụng củ từ sống, gọt vỏ rửa sạch rồi nhã nhuyễn, vắt lấy nước uống sẽ giúp kích thích nôn hết chất độc ra ngoài. Ngoài ra, nhiều người áp dụng phương pháp ăn củ từ để phòng chống nhiễm độc kim loại từ môi trường.

Giải nhiệt, tiêu đờm: Nhờ đặc điểm hàn tính [tính lạnh] củ từ còn có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, tiêu đờm, chữa ho khan. Chỉ cần chế biến khoai thành những món đơn giản [luộc chín, nấu canh,..] ăn nóng,…. bệnh tình của bạn sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.

Phòng chống bệnh tim mạch: Trong củ từ chứa một số vitamin như: A, B, C,.. và protein niêm dịch, giúp tăng sức đề kháng, ngăn chặn tích tụ mỡ thừa ở thành mạch máu, làm hạn chế khả năng mắc các bệnh về tinh mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…Đồng thời giúp tinh thần ổn định, có giấc ngủ sâu hơn.

Tiêu hóa tốt hơn: Không chỉ có tác dụng giảm cân, hàm lượng chất xơ trong khoai từ còn mang lại nhiều lợi ích cho dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Hỗ trợ sức khỏe bà bầu: Bên cạnh những tác dụng trên, củ từ còn mang lại  nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu như: Giảm cảm giác buồn nôn, trị ốm nghén, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa sinh non, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa thiếu máu trong quá trình mang thai.

??? NÊN XEM: Cách giảm cân sau sinh mổ an toàn, hiệu quả nhanh nhất

III. Cách ăn khoai từ giảm cân

Như đã biết, khoai từ có tác dụng loại bỏ mỡ thừa hiệu quả, vì vậy, những ai đang trong chế độ giảm cân hoàn toàn có thể thêm khoai từ vào các bữa ăn hàng ngày với nhiều món như nước ép, canh, cháo khoai từ,…. Dưới đây là các cách giảm béo bằng khoai từ đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

3.1 Giảm mập với khoai từ luộc

Củ từ luộc là món ăn vặt mùa Đông quen thuộc với nhiều người, thậm chí còn được sử dụng như bữa sáng bổ dưỡng. Khoai từ luộc có vị ngọt thanh, bùi và hơi béo nhưng không hề làm tăng cân mà còn giúp loại bỏ mỡ bụng hiệu quả.

► Cách luộc củ từ:

  • Rửa sạch củ từ
  • Tiếp theo, cho củ từ vào nồi và đổ ngập nước
  • Sau đó đun tới khi sôi, củ từ mền hơi nứt vỏ là chín
  • Tắt bếp vớt củ từ ra rổ cho ráo nước

♻️♻️♻️ NÊN XEM: 6 Mẹo giảm mỡ bụng bằng muối khoa học nhất

3.2 Nước ép khoai từ giảm béo

Nước ép củ từ nghe có vẻ lạ nhưng đây là thức uống giúp giảm cân nhanh chóng, nước cung cấp hàm lượng chất xơ hơn nhiều so với củ từ nấu chín.

► Cách làm nước ép khoai từ:

  • Khoai từ gọt vỏ, rửa sạch
  • Cắt thành từng miếng nhỏ
  • Ép lấy nước uống

Lưu ý: Không nên uống nước ép khoai từ thường xuyên, trùng bình chỉ nên 2 tuần uống nước ép khoai từ 1 lần

??? BẠN ĐÃ BIẾT: Cách giảm cân sau Tết hiệu quả

3.3 Canh khoai từ hầm xương

Bạn có thể kết hợp khoai từ với xương ống hoặc xương sườn, cùng với một chút rau thơm và gia vị để chế biến thành món canh thơm ngon, đủ dinh dưỡng, đồng thời ngăn chặn tích tụ mỡ thừa hiệu quả.

► Nguyên liệu:

  • 500g xương
  • 3 – 4 củ từ
  • Hành lá
  • Các loại gia vị: Bột nêm, nước mắm

► Cách chế biến: 

  • Luộc qua xương sau đó chắt bỏ nước rồi đem hầm
  • Khoai từ gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng vừa đủ ăn
  • Tiếp theo, bỏ khoai từ vào nồi hầm xương
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, tiếp tục đun cho tới khi xương và khoai từ chín nhừ
  • Cho hành lá cắt khúc vào nồi canh
  • Tắt bếp và múc canh và xương hầm ra tô

✅✅✅ PHẢI XEM: Tác dụng của chè vàng trong giảm cân

3.4 Cháo củ từ

Cháo củ từ là món ăn tuyệt vời cho bữa sáng đầy đủ dưỡng chất, không gây béo và ít calories nhưng vẫn no lâu.

Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian kết hợp củ từ với gạo và rau thơm, bạn sẽ có ngay bát cháo thơm ngon. Một tuần bạn nên ăn sáng bằng cháo khoai từ 3 – 4 lần để giảm cân và đốt cháy mỡ bụng hiệu quả.

► Nguyên liệu: 

  • Củ từ
  • 100g gạo tẻ
  • Rau thơm
  • Các loai gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, nước mắm,…

► Cách chế biến: 

  • Cho gạo tẻ và nước vào nồi đun tới khi các hạt gạo nở tung ra
  • Củ từ gọt vỏ, rửa sạch với nước rồi thái thành từng miếng có độ to vừa phải
  • Sau đó cho củ từ vào nôi cháo nấu cùng nhau
  • Đun tới khi khoai từ mềm, hòa quyện cùng các hạt gạo rồi nêm nếm các loại gia vị, bột ngọt, hạt nêm cho vừa ăn
  • Múc cháo ra bát và cho thêm rau thơm cắt nhỏ

??? CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT: Cách giảm mỡ 2 bên hông không giảm cân

IV. Lưu ý cần biết khi ăn khoai từ giảm cân

Tuy có tác dụng giảm cân tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng khoai từ cũng có một số nhược điểm nhất định. Vì vậy để có vòng 2 thon gọn, thân hình quyến rũ như mong muốn, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

Ngoài củ từ bạn nên kết hợp giảm cân từ các loại rau củ quả khác 

  • Trong chế độ giảm cân không nên ăn khoai từ cùng chuối để tránh bị tiêu chảy
  • Trước khi sử dụng, bạn có thể nướng khoai từ để loại bỏ phần nhựa để không bị đầy bụng, khó tiêu
  • Ăn bổ sung thêm các loại rau củ quả để hỗ trợ giảm cân tốt hơn
  • Kết hợp tập luyện thể dục, tập gym thường xuyên
  • Cung cấp đủ nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít
  • Nên xây dựng thực đơn giảm cân hợp lý, kết hợp cùng các thực phẩm khác, không ăn quá nhiều củ từ trong 1 ngày
  • Cần hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, tinh bột, đường, cũng như các loại đồ ăn nhanh

Xem thêm: Thực đơn giảm cân khoa học trong 7 ngày dành cho bạn

V. Thực tế giảm cân bằng ăn khoai từ có tốt không?

Bên cạnh thắc mắc ăn củ từ có béo không? Không ít chị em cũng băn khoăn cách giảm cân bằng khoai từ có thực sự hiệu quả và tốt cho sức khỏe?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai từ có hàm lượng chất xơ cao giúp giảm cân, nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi, nếu ăn nhiều sẽ gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi. Hơn nữa, ăn củ từ có giảm cân hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: Chế độ dinh dưỡng, cân nặng, cơ địa từng người.

Chủ Đề