Cụm danh từ có nghĩa là gì

- Cụm danh từ [còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ] là một tập hợp tự do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành [Từ ngữ phụ thuộc được gọi là phụ ngữ].

- So với danh từ, cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn, chi tiết hơn và có cấu tạo phức tạp hơn. Cụm danh từ đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp giống như danh từ [làm chủ ngữ, phụ ngữ động từ...].

- Quan hệ giữa dành từ trung tâm với các phụ ngữ đứng trước hoặc đứng sau danh từ trung tâm ấy là quan hệ chính phụ.

Ví dụ: học sinh [danh từ] —> tất cả học sinh lóp 6A [cụm danh từ].

2. Cấu tạo của cụm danh từ

- Về cấu tạo, cụm danh từ có thể có cấu tạo đầy đủ hoặc không đầy đủ

+ Dạng cấu tạo dẩy dủ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

một

ngôi nhà

vững chãi

+ Dạng cấu tạo đầy đủ:

Phần trước Phần trung tâm
một ngôi nhà
Phần trung tâm Phần sau
ngôi nhà vững chãi

- Chú ý:

+ Phần trung tâm còn được gọi là: chính tố, danh từ trung tâm, danh từ chính,...

+ Phụ ngữ trước còn được gọi là: phụ tố trước, phụ ngữ trước,...

+ Phụ ngữ sau còn được gọi là: phụ tố sau, phụ ngữ sau,...

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc kĩ từng câu, gạch dưới các danh từ trong từng câu đó. Sau đó, xem danh từ nào có những từ ngữ phụ thuộc nó đi kèm [đứng trước và sau nó]. Tập hợp từ gồm danh từ và các từ ngữ đi kèm đó chính là cụm danh từ. Cụ thể như sau:

a] Vua cha yêu thương Mi Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Như vây : một người chồng thật xứng đáng là cụm danh từ.

b] Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

Cụm danh từ : một lưỡi búa của cha để lại

c] Đai bàng nguyên là một con vêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

Cụm danh từ: một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ

2. - Ở từng cụm danh từ tìm được, em xác định đâu là phần trung tâm, đâu là phần trước, phần sau. Sau đó, dựa vào mô hình cụm danh từ trong SGK, trang 118, em điền từng cụm danh từ tìm được vào vị trí thích hợp trong mô hình.

- Cụ thể, các cụm danh từ này được điền vào mô hình như sau:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

một

người

chồng

thật xứng đáng

một

lưỡi

búa

của cha để lại

một

con

yêu tinh

ở trên núi, có nhiều phép lạ

3. - Phần trích trong đề bài có ba chỗ trống, Ở mỗi chỗ trống, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ chính. [Danh từ chính ở cả ba trường hợp này đều là từ thanh sắt. Như vậy, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ thanh sắt, sao cho phù hợp với nội dung câu vãn, đoạn văn; nhất là phù hợp với logic phát triển nội dung câu chuyện].

- Điền các phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống, ta được :

+ Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.

+ Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.

+ Lần thứ ha, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.

Để sử dụng ngôn ngữ một cách uyển chuyển và sinh động thì chúng ta không thể nào bỏ qua vai trò của những cụm danh từ. Hôm nay hãy cùng Palada.vn tìm hiểu về cụm danh từ là gì trong tiếng Việt để củng cố thêm bài học cụm danh từ là gì lớp 4 nhé.

Danh từ là gì?

Danh từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, sự việc, các khái niệm, hiện tượng… trong đời sống thường ngày. Trong câu, danh từ thường có nhiệm vụ làm chủ ngữ, vị ngữ và cả các thành phần giúp bổ sung ý nghĩa cho câu.

Cụm danh từ là gì?

Cụm danh từ là một tập hợp danh từ với một số từ bổ nghĩa tạo thành. Cụm danh từ mang ý nghĩa cụ thể hơn, chi tiết hơn và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ. Cụm danh từ đảm nhiệm các nhiệm vụ ngữ pháp như: chủ ngữ, bổ nghĩa cho động từ…

Có thể lấy ví dụ về cụm danh từ như sau:

– Học sinh [danh từ] – Tất cả học sinh lớp CĐ BC3 [cụm danh từ].

– Cái bàn [danh từ] – Những cái bàn trong lớp học [cụm danh từ].

– Kẹo [danh từ] – Những chiếc kẹo đang có trong hộp [cụm danh từ].

Hoán dụ là gì? Khái niệm và các kiểu hoán dụ

Cụm danh từ “những chiếc ghế”

Cấu tạo cụm danh từ là gì?

Cụm danh từ thường đi trước hoặc đi sau danh từ mà nó biểu đạt. Trong cuộc sống thì cụm danh từ được dùng khá thông dụng vì nó giúp cho cách diễn đạt trở nên phong phú hơn.

Cấu tạo của những cụm danh từ gồm:

– Phần phụ trước gồm hai loại: Loại chỉ đơn vị ước chừng và chỉ đơn vị chính xác.

– Phần phụ sau cũng có hai loại: Nêu lên đặc điểm của sự vật và xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

– Phần trung tâm của cụm danh từ thường gồm hai từ: Từ thứ nhất là từ trung tâm chỉ đơn vị tính toán hoặc khái quát về chủng loại. Từ thứ hai là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán cụ thể.

Nhân hóa là gì? Phân loại và cho ví dụ về nhân hóa

Bài tập cụm danh từ là gì lớp 4

  1. Làm thế nào để xác định được một cụm danh từ trong câu ?
  2. Cho đoạn trích sau đây :

“Một hôm, Mã Lương vẽ một con cò trắng không có mắt. Vì một chút sơ ý, em đã đánh rơi một giọt mực xuống bức tranh. Giọt mực lại rơi đúng chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt, xoè cánh rồi bay đi. Chuyện này đã làm chấn động cả thị trấn. Mấy kẻ mách lẻo liền đến tố giác với nhà vua. Vua phái triều thần đến đón ngay Mã Lương về kinh đô. Mã Lương dù không muốn đi, nhưng bọn họ đã tìm đủ cách dụ dỗ, dọa nạt bắt em về hoàng cung”.

[Cây bút thần]

  1. a] Tìm các cụm danh từ nằm bên trong đoạn trích.
  2. b] Điền các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm danh từ. Các cụm danh từ đó có đầy đủ các phần không ?
  3. Thực hiện các yêu cầu như Bài tập 2 với đoạn trích sau đây :

“Vua có một nàng công chúa vừa đến tuổi lấy chồng. Hoàng tử nhiều nước đã sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không một ai vừa ý nàng. Nhà vua phải mở một hội lớn cho các hoàng tử và con trai trong thiên hạ tới, để công chúa trên lầu cao ném quả cầu may: hễ quả cầu mà rơi trúng người nào, công chúa sẽ lấy người đó làm chồng. Khi công chúa sắp ném quả cầu, bỗng nàng bị một con chim khổng lồ quắp đi và bay qua túp lều của Thạch Sanh. Trông thấy nó, Thạch Sanh liền lấy cung tên bắn theo”.

[Thạch Sanh]

Bài tập về cụm danh từ
  1. Cho từ “anh em”
  2. a] Trong các trường hợp sau, trường hợp nào anh em là một từ, trường hợp nào là cụm từ? Vì sao?

– Hai anh em đi đâu thế mà giờ mới về?

– Anh em ở nhà hay là cùng bố đi chơi?

– Anh em đi vắng, lát nữa sẽ về ạ.

– Người đội mũ xanh là anh em.

– Anh em bộ đội đang trong giờ sinh hoạt.

  1. b] Thay các từ thích hợp vào tổ hợp từ anh em trong các câu trên.

5.

  1. a] Hãy đặt các cụm danh từ có trung tâm là những từ sau đây: nhân dân, đồng bào, mèo, xe, nước, bàn ghế.
  2. b] Nhận xét các phụ ngữ trước sau các danh từ đã cho.
  3. Tìm cụm danh từ ở trong những câu sau :
  4. a] Ngày xưa, ở đất Lạc Việt, bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai của thần Long Nữ, tên Lạc Long Quân.

[Con Rồng cháu Tiên]

  1. b] Bấy giờ ở vùng núi cao phía Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.

[Con Rồng cháu Tiên]

  1. c] Chú bé vùng dậy, vươn vai bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, vô cùng oai phong, lẫm liệt.

[Thánh Gióng]

  1. d] Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng thanh niên cường tráng.

[Tô Hoài]

Trên đây là bài viết tổng hợp kiến thức về cụm danh từ là gì trong tiếng Việt cùng các bài tập liên quan. Hi vọng các em học sinh sẽ củng cố được những kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết tiếp theo.

Video liên quan

Chủ Đề