Cùng em học Tiếng Việt tuần 27 tập 2

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Vui học

Vui học

Dẻo và bền nhất

            - Thầy: Trò nghe đây: sắt thép, đồng… vật liệu nào dẻo dai và bền nhất?

            - Quỳnh: Thưa thầy là…Thưa thầy, thầy cho em 5 phút suy nghĩ ạ. À! Thưa thầy, vật dẻo dai và bền nhất đó là sợi tóc ạ.

            - Thầy: Sao! Làm gì có chuyện đó, sợi tốc làm sao có thể dẻo hơn sắp thép được?

            - Quỳnh: Sao lại không ạ! Thưa thầy chẳng phải người người ta vẫn nói “nghìn cân treo sợi tóc” đó thôi ạ.

[Sưu tầm]

*Kể câu chuyện trên cho bạn bè, người thân cùng nghe.

*Câu tục ngữ bạn Quỳnh đưa ra có nói về độ bền của sợi tóc không? Nó nói về điều gì?

Phương pháp giải:

* Kể lại câu chuyện cho bạn bè hoặc người thân theo dàn bài sau:

- Giới thiệu về câu chuyện [tên câu chuyện,…]

- Kể lại câu chuyện [Bắt đầu như thế nào, diễn biến ra sao, kết thúc thế nào]

- Ý nghĩa câu chuyện

* Theo con “nghìn cân” được treo trên “sợi tóc” là một tình thế như nào? tình thế này muốn nói về điều gì?

Lời giải chi tiết:

* Kể lại câu chuyện:

Hôm trước mình có đọc được một câu chuyện vui rất thú vị về ứng đối giữa thầy trò ở trên lớp. Có tên là “Dẻo và bền nhất” mình kể lại cho cậu cùng nghe nhé.

Trong giờ học, thầy giáo ra câu đố cho học sinh như thế này:

-  Sắt thép, đồng… vật liệu nào dẻo dai và bền nhất?

Bị thầy gọi một cách đột ngột, Quỳnh ấp úng trả lời:

- Thưa thầy là … Thưa thầy, thầy cho em 5 phút suy nghĩ ạ. À! Thưa thầy, vật dẻo dai và bền nhất là sợi tóc ạ.

Thầy ngạc nhiên nói:

- Sao! Làm gì có chuyện đó, sợi tóc làm sao có thể dẻo hơn sắt thép được?

Lúc này Quỳnh mới nhanh nhảu trả lời thầy:

- Sao lại không ạ! Thưa thầy chẳng phải người ta vẫn nói “nghìn cân treo sợi tóc” đó thôi ạ.

Buồn cười nhất của câu chuyện chính là lời giải thích cuối cùng của Quỳnh. Người  đọc tò mò với đáp án mà Quỳnh đưa ra để rồi vỡ oà vì phát hiện ra bạn ấy thực ra chưa hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ “nghìn cân treo sợi tóc”

* Câu tục ngữ “Nghìn cân treo sợi tóc” mà bạn Quỳnh đưa ra không phải nói về độ bền của sợi tóc. Mà thực tế thì câu tục ngữ này có ý chỉ những tình thế nguy hiểm, khó khăn, khó bề cứu vãn nổi.

Loigiaihay.com

Giải sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 tập 2

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 Tuần 27 - Tiết 2 hướng dẫn các em học sinh Giải bài tập 1, 2 trang 34, 35 - Tiết 2 - Tuần 27 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 tập 2, giúp các em luyện tập, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 Tuần 27 - Tiết 2

Giải bài tập 1, 2 trang 34, 35 - Tiết 2 - Tuần 27 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 tập 2

Lời giải chi tiết

Câu 1. Chọn từ ngữ thích hợp dưới đây điền vào chỗ trống để có đoạn văn hoàn chỉnh nói về biển:

nhấp nhô, mặt trời, biển, từng đoàn thuyền, hải âu, đám mây

“Cảnh .... buổi sáng thật đẹp. Sông biển.... nối đuôi nhau chạy vào bờ........đỏ rực đang từ dưới biển đi lên bầu trời. Trên mặt biển ....... đang rẽ sóng ra khơi đánh cá.

Những chú........ sải rộng cánh bay. Bầu trời trong xanh. Phía chân trời, những .......... đang bồng bềnh trôi. Em rất yêu biển.”

[Sưu tầm]

Trả lời:

“Cảnh biển buổi sáng thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô nối đuôi nhau chạy vào bờ. Mặt trời đỏ rực đang từ dưới biển đi lên bầu trời. Trên mặt biển từng đoàn thuyền đang rẽ sóng ra khơi đánh cá.

Những chú hải âu sải rộng cánh bay. Bầu trời trong xanh. Phía chân trời, những đám mây đang bồng bềnh trôi. Em rất yêu biển.”

Câu 2. Viết lời giới thiệu [4 – 5 câu] về một con vật mà em thích.

Gợi ý:

- Đó là con gì? Ở đâu?

- Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật?

- Tình cảm của em với con vật ấy như thế nào?

Trả lời:

Nhà em nuôi một đàn gà đông đúc, nhưng nổi bật nhất vẫn là chú gà trống to lớn nhất đàn. Năm nay chú đã gần ba tuổi rồi. Đầu chú được tô điểm bởi chiếc mào đỏ lử, lúc nào cũng rực rỡ như một bông hoa. Chú có bộ lông màu đỏ tía, rất mượt mà lại óng ánh như nhung. Chiếc đuôi uốn cong càng tô thêm vẻ uy nghiêm cho chú. Chú gà trống là chiếc đồng hồ báo thức mỗi sáng của gia đình em.

Vui học:

Sâu gây hại

Trong lớp, cô đang giảng bài thấy Tí đang ngủ, cô gọi Tí dậy.

Cô giáo: Tí! Một số loài sâu có hại như sâu đục thân, sâu cuốn lá, ... sâu gì nữa?

Tí: Thưa cô! Sâu răng ạ!

[Theo Truyện cười học sinh]

*Kể cho bạn, người thân câu chuyện trên.

*Tại sao câu trả lời của Tí lại gây cười?

Trả lời:

Câu trả lời của Tí gây cười vì: sâu răng là một bệnh về răng miệng mà không phải là loài sâu gây hại cho cây cối.

Trên đây là bài Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 2 Tuần 27 - Tiết 2. Ngoài ra, các em học sinh lớp 2 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2 hay đề thi học kì 2 lớp 2 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt hơn môn Toán 2 và Tiếng Việt 2.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Bài 1 [trang 31 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Trần Quốc Toản đại chiến với Ô Mã Nhi

Trần Quốc Toản cưỡi tuấn mã màu đen, phi nước đại. Phía trước, lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” được một tiểu tướng giương cao đang lao vun vút.

Cách giặc chừng hai tầm tên, Quốc Toản ghìm ngựa. Bên giặc có hai tên phi ngựa ra thách đấu. Hai tiểu tướng của ta nghênh chiến. Đánh nhau mười hiệp, tướng giặc vờ chém hụt rồi bỏ chạy. Quân ta không đuổi. Giặc nổi kèn xung trận. Một viên hổ tướng vọt ngựa lên, thét lớn:

- Ta là đại tướng Ô Mã Nhi đây. Mau xuống ngựa chịu trói đi!

Quốc Toản thúc ngựa vút lên, huơ đao chém, Ô Mã Nhi né. Quốc Toản quấn chặt Ô Mã Nhi với những đường linh lợi. Ô Mã Nhi dùng đại đao đánh, đỡ chắc, kín, nặng về thế thủ, muốn nhằm sơ hở của Quốc Toản mà hạ chàng.

Giao tranh hơn ba trăm hiệp, ánh đao chợt lóe lên, Ô Mã Nhi bấm ngựa nhảy dài, dùng miếng đà đao của Quan Vân Trường. Quốc Toản đặt ngang cây đao trước ngực, khanh khách cười . Ô Mã Nhi quay ngựa lại, bốn mắt nhìn nhau nảy lửa, Quốc Toản thét: “Tên giặc kia! Ta quyết không cho mi thoát”. Ô Mã Nhi cũng thét: “Thằng nhãi kia! Ta sẽ lấy đầu mi treo cổ ngựa”.

Hai viên tướng lại xông lên, Ô Mã Nhi kinh ngạc trước viên tướng thiếu niên mặt non choẹt mà thông minh, can trường. Hắn giở tiếp đánh dấn mấy đường đao, vờ chém hụt. Biết mẹo của hắn, Lê như Hổ lập tự nổi trống thu quân. Quốc Toản quay ngựa. Ô Mã Nhi huơ đao làm hiệu. Kị binh hai cánh xông ra định chụp lấy Quốc Toản nhưng tuấn mã đã phóng như bay đưa chàng về trại.

Khi giặc hùng hổ xông lên, quân ta nhất tề bắn nỏ. Người, ngựa của giặc trúng tên độc, ngã lớp nọ chồng lớp kia. Lê Như Hổ thúc trống. Quân ta xông ra. Giặc chạy, xéo lên nhau chết vô kể.

      [Theo Hoàng Quốc Hải]

a. Gặp Ô Mã Nhi, Trần Quốc Toản làm gì?

Hướng dẫn giải:

- Gặp Ô Mã Nhi, Trần Quốc Toản thúc ngựa, vút lên, huơ đao chém.

b. Trần Quốc Toản sử dụng cách đánh như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Trần Quốc Toản linh hoạt giữa công và thủ. Ban đầu, chàng nặng về thế công, mạnh mẽ và thông minh trong từng miếng đánh với Ô Mã Nhi. Nhưng sau khi phát hiện ra âm mưa của hắn, thì bèn thu quân về, tương kế tựu kế để đánh tan quân giặc.

c. Cách đánh của Ô Mã Nhi như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Cách đánh của Ô Mã Nhi nặng về thế thủ.

d. Vì sao Ô Mã Nhi sử dụng cách đánh ấy?

Hướng dẫn giải:

- Vì muốn chờ Quốc Toản sơ hở để hạ chàng.

e. Câu chuyện muốn nói điều gì về Trần Quốc Toản?

Hướng dẫn giải:

- Trần Quốc Toản thông minh, can trường.

Bài 2 [trang 33 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Đọc những đoạn văn sau rồi gạch dưới câu khiến có trong mỗi đoạn:

Hướng dẫn giải:

a. Bỗng nhiên, chim công rấm rứt khóc:

- Sao họa mi có giọng hát hay như thế khiến ai nấy đều ngưỡng mộ, còn giọng hát của tôi sao lại khủng khiếp đến mức ai cũng không muốn nghe? Ôi, tôi thật bất hạnh!

b. Mẹ Vịt tuy giận những cũng không nhịn được cười.

- Con đã biết tính cẩu thả, bừa bãi gây ra những rắc rối như thế nào chưa? Từ này, con phải bỏ thói quen vứt quần áo lung tung đi nhé.

Bài 3 [trang 33 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Gạch dưới các từ thể hiện ý cầu khiến trong các câu khiến sau:

Hướng dẫn giải:

a] Hùng đi bơi thuyền với tớ đi!

b] Nào chúng ta cùng về nhà đi!

c] Hoa, hãy để cho các bạn ấy vào lớp đi!

Bài 4 [trang 33 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Hãy viết câu khiến phù hợp với mỗi tình huống sau:

a. Em muốn bạn hướng dẫn em giải một bài toán khó.

Hướng dẫn giải:

- Cậu hướng dẫn tớ giải bài toán khó này nhé!

b. Em xin phép bố cho em được đi dự sinh nhật bạn thân trong lớp.

Hướng dẫn giải:

- Con xin phép bố cho con được di dự sinh nhật bạn ạ!

c. Em nhờ bạn bên cạnh giữ trật tự trong giờ học.

Hướng dẫn giải:

- Cậu giữ trật tự giùm tớ đi!

d. Em nhờ một người chỉ đường giúp em.

Hướng dẫn giải:

- Bác chỉ giúp cháu đường ra bến xe với ạ!

Bài 5 [trang 34 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]: Hãy thực hiện các yêu cầu sau:

Hướng dẫn giải:

a] Chuyển câu kể “Hoa học bài.” thành hai câu khiến có mục đích khác nhau.

- Hoa ơi, không xem ti vi nữa học bài đi con!

- Hoa học bài xong thì nhặt rau cho mẹ nhé!

b] Đặt hai câu khiến để bày tỏ mong muốn [hoặc yêu cầu của mình] với một người bạn trong lớp em.

- Quân này, cậu hãy giữ trật tự trong giờ đi !

- Lan ơi, hướng dẫn tớ giải bài toán hóc búa này đi!

Bài 6 [trang 34 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

Hướng dẫn giải:

Cây tre từ bao đời nay gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam có lẽ bởi chúng mang lại nhiều công dụng khác nhau. Tre được sử dụng làm các đồ vật gia dụng, nhà, [cột, kèo], làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp [gầu, cán cuốc, cán xẻng]. Măng tre làm thức ăn . Tre khô kể cả rễ làm củi đun. Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại [chông tre, gậy, cung tên]. Đôi khi tre còn được sử dụng để làm thành chiếc áo tơi hay để làm mái lợp nhà.

Vui học [trang 34 Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 2]:

   Người khỏe nhất lớp

Bạn nhỏ đi học về, khoe với bố:

- Bố ơi, bố biết không, con là người khỏe nhất lớp đấy bố ạ!

- Tại sao con nghĩ thế?

- Tại vì cô giáo bảo con rằng, một mình con kéo cả lớp tụt lại đằng sau.

      [Sưu tầm]

*Câu chuyện gây cười ở điều gì?

Hướng dẫn giải:

- Câu chuyện gây cười ở câu nói ngây ngô của bạn nhỏ nói với bố của mình. Cô giáo nhận xét bạn ấy là “một mình kéo cả lớp tụt lại đằng sau” thì bạn ấy lại hiểu lầm ý cô rằng bạn ấy là “người khoẻ nhất lớp.”

* Cùng bạn bè, người thân đóng vai người bố để giúp bạn nhỏ hiểu về điều cô giáo bói với bạn ấy.

Hướng dẫn giải:

Con biết không? “Kéo cả lớp tụt lại phía sau” mà cô giáo nói ý chỉ một người chậm lại phía sau, không theo kịp cả lớp dẫn tới việc kéo cả lớp cũng tụt lại phía sau theo mình. Con trai bố tất nhiên là rất khoẻ rồi, bố tin rằng con còn có năng lực chạy đuổi kịp các bạn trong lớp nữa. Đúng không nào?

Các bài Giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 Tập 1 & Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề