Đại học kinh tế luật 2023

Theo thông báo của Trường Đại học Luật TP.HCM, mức thu học phí đối với sinh viên chính quy trình độ đại học [khóa tuyển sinh năm 2022] được trường đưa ra cao hơn những năm trước.

Cụ thể, ngày 2/8, Trường Đại học Luật TP. HCM công bố điểm sàn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT kèm thông báo về mức học phí áp dụng cho khóa 47 [tuyển sinh năm 2022] cùng lộ trình tăng học phí tới năm học 2025-2026.

Ngành có mức học phí cao nhất là Hệ chất lượng cao ngành Luật, giảng dạy bằng tiếng Anh với 165 triệu cho năm học 2022-2023. Theo thông báo của trường, học phí Khóa 47 áp dụng từ năm học 2022-2023 đến 2025-2026. Như vây, Hệ chất lượng cao ngành Luật, giảng dạy bằng tiếng Anh có học phí cao nhất, lên đến 765,9 triệu cho cả khóa. 

Trong khi đó, Hệ đại trà có mức học phí thấp nhất cho Khóa 47 là 151 triệu đồng, áp dụng với các ngành luật, luật thương mại quốc tế, quản trị kinh doanh.

Học phí các ngành đào tạo của Đại học Luật TP.HCM.

Trao đổi trên báo Lao động, đại diện nhà trường cho biết, mức học phí này được xây dựng căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, đồng thời nhằm đảm bảo nguồn lực thực hiện mục tiêu nhanh chóng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận nền giáo dục đại học của các nước phát triển trong khu vực.

Theo thông báo của trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh là trường đại học công lập thực hiện hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn nên học phí của sinh viên được Nhà trường xây dựng theo nguyên tắc từng bước tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021, mức thu học phí đối với sinh viên trình độ đại học được thu theo lộ trình được quy định tại Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 18/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Thông tin trên báo Dân Trí cho biết, Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến mức thu học phí đối với các lớp/khóa tuyển sinh từ năm học 2022-2023 như sau:

- Đối với chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học: 2.000.000 đồng/tháng, tăng 2.04 lần so với mức 980.000 đồng/tháng của năm học 2021 - 2022.

- Chương trình đào tạo Chất lượng cao: 5.000.000 đồng/tháng, tăng 1.65 lần so với mức 3.025.000 đồng/tháng của năm học 2021 - 2022.

- Chương trình liên kết với Đại học Arizona, Hoa Kỳ: Giữ nguyên mức học phí là 10.000 USD/năm học, tương đương 1.000 USD/tháng.

- Đào tạo trình độ đại học văn bằng 2 chính quy; văn bằng 1 và văn bằng 2 hình thức vừa học vừa làm: 3.000.000 đồng/tháng, tăng 2.04 lần so với mức 1.470.000 đồng/tháng của năm học 2021 - 2022.

- Chương trình đào tạo thạc sĩ: 3.000.000 đồng/tháng, tăng 2.04 lần so với mức 1.470.000 đồng/tháng của năm học 2021 - 2022.

- Chương trình đào tạo tiến sĩ: 5.000.000 đồng/tháng, tăng 2.04 lần so với mức 2.450.000 đồng/tháng của năm học 2021 - 2022.

Lộ trình tăng học phí hàng năm đối với các khóa tuyển sinh từ năm học 2022-2023 của trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến như sau:

Theo Đề án tuyển sinh trường ĐH Kinh tế - Luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] năm 2022, mức thu học phí của chương trình đại trà năm thứ nhất là 21.550 triệu đồng/năm học/sinh viên. Lộ trình tăng học phí hằng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, ĐH Quốc gia TP.HCM và đề án kinh tế - kỹ thuật của trường Đại học Kinh tế - Luật.

Học phí chương trình chất lượng cao và chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh như sau:

[Thanhuytphcm.vn] - Trường Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia TPHCM] vừa công bố kết quả đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức 1b [Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi nhất của các trường THPT cả nước theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM], Phương thức 2 [Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học quốc gia TPHCM], Phương thức 4 [Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2022 và Phương thức 5 [Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế kết hợp với kết quả học bạ THPT đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài].

Đối với phương thức 1b có 140 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 362 nguyện vọng. Năm nay, hai chương trình đào tạo có mức điểm chuẩn cao nhất là Marketing và Kinh doanh quốc tế với 28.9 điểm.

Xem kết quả đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức 1b

Ở phương thức 2, có 3.779 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 11.555 nguyện vọng. Điểm chuẩn của phương thức này là tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11, lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển do thí sinh đăng ký với mức điểm từ 72,7 điểm đến 88,52 điểm, trong đó 6 chương trình đào tạo có điểm chuẩn đạt từ 87 điểm trở lên.

Xem kết quả đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức 2

Phương thức 4 có 29.115 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 55.889 nguyện vọng. Điểm trung bình năm 2022 là 853 [tính theo thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển], trong đó, điểm trung bình khối ngành Kinh tế là 843 điểm, khối ngành Kinh doanh và quản lý là 872 điểm và khối ngành Luật là 819 điểm.

Xem kết quả đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức 4

Phương thức 5 có 1.195 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 3.088 nguyện vọng xét tuyển. Kinh tế đối ngoại, Marketing, Luật kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử là những ngành truyền thống được thí sinh đăng ký nhiều nhất ở các phương thức xét tuyển. Đồng thời, các chương trình đào tạo mới tuyển sinh trong đó có các chương trình chất lượng cao [C], chất lượng cao bằng tiếng Anh [CA] cũng đang thu hút được sự quan tâm của thí sinh như Quản trị du lịch và lữ hành, Kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo [C], Công nghệ tài chính [C], Luật dân sự [CA], Luật tài chính – ngân hàng [CA], Toán kinh tế [C và CA], Kế toán tích hợp chứng chỉ CFAB [CA], Kinh tế và quản lý công [C], Luật Thương mại quốc tế [CA], Luật và chính sách công,...

Xem kết quả đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức 5

S. Hải

Chủ Đề