Dặm hỏi như thế nào

Đám hỏi từ xa xưa đã được xem là một nét đẹp không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt. Vậy quy trình của đám hỏi diễn ra như thế nào, trong đám hỏi gồm những lễ gì ? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Trong đám hỏi của người Việt không thể thiếu mâm quả cưới và cách chuẩn bị mâm quả cưới sao cho chu đáo, đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đẹp mắt và phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng miền là điều mà mỗi cặp đôi vẫn thường hay tìm hiểu kỹ càng trước khi tiến đến ngày trọng đại. Thế nhưng, cách trao mâm quả cưới hỏi thế nào cho đúng thì không phải ai cũng nắm rõ.
Thường thì mâm quả cưới sẽ do nhà trai chuẩn bị theo yêu cầu của nhà gái và được mang đến nhà gái trong đám hỏi. Đội bê quả của nhà trai theo thứ tự sẽ trao quả cho đội bê quả của nhà gái. Những mâm quả sẽ được đưa lên bàn thờ tổ tiên, và sau nhiều nghi lễ, nhà gái sẽ chia lại một ít lễ vật trong các mâm quả cho nhà trai mang về theo tục lại quả trong cưới hỏi truyền thống.


Mâm quả cưới trong lễ ăn hỏi
Quy trình trao mâm quả cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị
- Hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng tráp.
- Nhà trai chuẩn bị đội bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội đỡ tráp.
- Tới đúng ngày giờ đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái.
2. Trao quả
- Khi tới giờ đẹp, nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên liên quan.

- Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà.
- Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà tự chuẩn bị.
Trao mâm quả cưới trong đám hỏi
Đội bê tráp của nhà trai và nhà gái sẽ được nhận phong bao lì xì gọi là “trả duyên”
3. Nhận quả, mở quả
- Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình.

- Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do. Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.
- Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp.
Các thành viên của nhà trai và nhà gái sẽ cùng uống trà và trò chuyện sau khi nhận mâm quả cưới
4. Cô dâu ra mắt hai gia đình
- Gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai, hoặc mẹ cô dâu sẽ dẫn cô dâu ra ra mắt họ hàng 2 bên [trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi].
- Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại, chú rể cũng sẽ rót nước mời gia đình cô dâu.

Thông thường, mẹ cô dâu sẽ dắt tay cô dâu ra mắt gia đình 2 họ
5. Làm lễ gia tiên nhà gái
- Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên.
- Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
6. Bàn bạc về lễ cưới
- Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới.
- Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người trong lễ đám hỏi.
7. Lại quả
- Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn [thông thường là 10 lễ vật] và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.
- Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.
Mâm quả chia cho nhà trai sẽ có số lượng chẵn, nắp mâm quả úp ngược

Qua đây các bạn đã đôi phần hiểu về quy trình của lễ hỏi hay đám hỏi là như thế nào rồi, chúc cô dâu chú rể tương lai không còn lúng túng trong đám hỏi của mình nữa nhé.

Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Đám Hỏi Là Gì? Đám Hỏi Cần Chuẩn Bị Những Gì? Như bạn có thể biết lễ ăn hỏi hay còn có tên gọi khác là lễ đính hôn, đây được xem là một trong những nghi lễ quan trọng trong các nghi thức cưới xin truyền thống. Thế nhưng đối với các cặp đôi trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong hôn nhân, thì lễ ăn hỏi là gì, đám hỏi là gì, cách làm lễ ăn hỏi hay cần chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi vẫn luôn là những vấn đề còn mông lung, mới mẻ. Để giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp thêm nhiều thông tin, Kalina mời các bạn đón xem trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lễ Ăn Hỏi Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Ăn Hỏi?

Lễ ăn hỏi hay đám hỏi được xem là một nghi lễ vô cùng quan trọng. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ đem sính lễ sang nhà gái để xin phép gia đình nhà gái cho phép cặp đôi được chính thức tìm hiểu và tiến đến vấn đề hôn nhân. Khi nhà gái nhận lễ vật chính là sự đồng ý, chấp thuận đồng ý gả con gái cho nhà trai. 

Lễ ăn hỏi hay đám hỏi, đính hôn là dịp để cho chú rể bày tỏ lòng tri ân, tôn trọng đối với gia đình nhà gái, bố mẹ về công ơn sinh thành, dưỡng dục cô dâu từ tấm bé đến lúc thành gia lập thất. Đây được xem là buổi lễ chính thức ra mắt dâu hiền rể thảo trước quan viên hai họ, cúng bái tổ tiên xin phép trở thành vợ thành chồng của nhau.

Thời Điểm Tổ Chức Lễ Ăn Hỏi

Thời gian tổ chức lễ ăn hỏi, vào ngày trước nghi lễ này thường diễn ra gần sát ngày cưới và cách lễ đón dâu khoảng một tháng, thậm chí một tuần. Thế nhưng hiện tại, lễ ăn hỏi được tổ chức trước ngày cưới một ngày. Tại một số nơi, lễ ăn hỏi có thể gộp chung vào lễ đám cưới để tiết kiệm thời gian, chi phí cho hai bên gia đình.

Tùy theo phong tục tập quán, thỏa thuận hai bên gia đình, xem tuổi… cặp đôi có thể tự ấn định ngày giờ sao cho phù hợp và thuận lợi nhất có thể. 

Trình Tự Lễ Ăn Hỏi Tại Nhà Trai, Nhà Gái  Và Lễ Vật Cần Có Trong Lễ Ăn Hỏi

Trong đám hỏi lễ vật được nhà trai chuẩn bị cho nhà gái sẽ bắt buộc từ 3 lễ vật trở lên. Số lượng lễ vật thông thường sẽ được tính theo số lẻ 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 11 tráp. Tùy thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền mà lễ vật được các gia đình nhà trai chuẩn bị sẽ có điểm khác biệt. Chẳng hạn như trang sức, trầu cau, bánh phu thê, bánh kẹo, trái cây, rượu, thuốc lá, heo quay… Tuy có sự khác nhau trong các mâm sính lễ thế nhưng chung quy bạn vẫn phải đảm bảo sự đủ đầy, tươm tất, chỉnh chu nhất có thể. Vậy lễ ăn hỏi nhà trai diễn ra như thế nào?

Để đảm bảo thực hiện đúng và theo trình tự như các buổi lễ ăn hỏi truyền thống, bạn phải thực hiện đúng theo các trình tự cưới hỏi như sau:

  • Gia đình nhà trai đến ra mắt gia đình nhà gái theo ngày giờ đã được thống nhất trước đó.
  • Hai bên gia đình gặp gỡ và trao nhận các tráp sính lễ.
  • Đại diện hai bên gia đình nhà trai và nhà gái giới thiệu, chia sẻ về chuyện hôn nhân của cặp đôi trẻ.
  • Cô dâu được ra mắt hai bên gia đình cùng chú rể rót trà mời khách.
  • Cặp đôi tiến hành cúng bái gia tiên, thắp hương xin phép ông bà. 
  • Hai bên gia đình bàn bạc và thống nhất chuyện cưới xin, nhà gái lại quả cho nhà trai. 
  • Hai bên gia đình dùng bữa cơm thân mật tại tư gia nhà gái, kết thúc buổi lễ gia đình nhà trai ra về.

Thành Phần Tham Dự Trong Lễ Ăn Hỏi

Đối với gia đình nhà đàng trai số lượng tham dự sẽ bao gồm bậc tiền bối lớn tuổi trong gia đình, bố mẹ, chú rể, cô dì, chú bác cùng đội ngũ các bạn nam bưng tráp sính lễ qua nhà gái theo số lẻ 3, 5, 7, 9, 11 người. 

Và đối với gia đình nhà gái số lượng thành phần tham dự sẽ tương đương với gia đình nhà trai, cùng đội ngũ các bạn nữ nhận tráp sính lễ từ nhà trai. Trong lễ đám hỏi đội ngũ bưng và nhận tráp lễ sẽ được nhận phong bao lì xì từ đôi dâu chú rể như một lời cảm ơn đã đến giúp đỡ và tham dự buổi tiệc của cặp đôi. 

Một Số Điều Cần Kiêng Kỵ Trong Lễ Đám Hỏi

Ông bà ta thường có câu: “Có thờ có thiêng có kiêng có lành”, để tránh những chuyện không may, điềm xấu trong lễ đám hỏi các cặp đôi cũng nên chú ý một số điều sau:

  • Tránh chọn ngày giờ tổ chức buổi lễ không tốt cho tuổi của cặp đôi.
  • Cô dâu không nên thực hiện nghi thức lễ khi không có sự hiện diện của chú rể.
  • Tránh dùng các vật sắc nhọn, mang điều không may.
  • Người đang chịu tang không nên tham dự trong buổi lễ, vì theo ông bà sẽ mang đến vận xấu cho cặp đôi. 
  • Tránh sự đổ vỡ xảy ra trong suốt bữa tiệc sẽ mang điều xui, vận xủi trong tốt cho cuộc hôn nhân của cặp đôi sau này.

Một lễ đám hỏi suôn sẻ sẽ mang lại cho cặp đôi những điều may mắn và hạnh phúc trên bước đường hôn nhân mai sau. Chính vì tầm quan trọng trên, các cặp đôi nên chú ý chuẩn bị kỹ lưỡng, lên kế hoạch thống nhất với hai bên gia đình, để có một buổi tiệc suôn sẻ, chỉnh chu trong không khí tươi vui, hạnh phúc. Chúc các cặp đôi có một ngày dạm ngõ thật ấm cúng, tươi vui trọn vẹn.

> Xem thêm:

Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ Trong Nghi Thức Cưới Của Người Việt

Lễ Vu Quy Là Gì? Chi Phí Tổ Chức Lễ Vu Quy Là Bao Nhiêu?

Lễ Rước Dâu Là Gì? 10 Bước Trình Tự Lễ Rước Dâu

Lễ Thành Hôn Là Gì? Quy Trình 3 Bước Tổ Chức Lễ Thành Hôn

Lễ Báo Hỷ Là Gì? Chi Phí Tổ Chức Lễ Báo Hỷ Là Bao Nhiêu?

Lễ Lại Mặt Là Gì? Ý Nghĩa Lễ Lại Mặt Trong Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Việt

Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Đám Hỏi, Chi Phí Trang Trí Bàn Thờ Gia Tiên Là Bao Nhiêu?

Mâm Quả Đám Hỏi Ba Miền Bắc-Trung-Nam Và Chi Phí Mâm Quả Đám Hỏi

Bê Tráp Là Gì? Quy Trình 7 Bước Bê Tráp Trong Đám Hỏi

Chi Phí Tổ Chức Đám Hỏi Là Bao Nhiêu?

Trang Phục Đám Hỏi Và Chi Phí Thuê Trang Phục Hết Bao Nhiêu Tiền?

11 Việc Nhà Trai, Nhà Gái Cần Chuẩn Bị Cho Đám Hỏi, Lễ Đính Hôn

Chủ Đề