Dân cư Nam á tập trung thưa thớt ở đâu

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

VnDoc xin giới thiệu bài Dân cư Nam Á thưa thớt ở đâu? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Dân cư Nam Á

  • 1. Khu vực Nam Á nằm ở đâu?
  • 2. Đặc điểm dân cư Nam Á
  • 3. Khí hậu Nam Á

Câu hỏi: Dân cư Nam Á thưa thớt ở đâu?

Lời giải:

Dân cư thưa thớt ở các vùng nội địa, mưa ít như vùng núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can

1. Khu vực Nam Á nằm ở đâu?

Nam Á [còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ] là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận. Về mặt địa hình, mảng Ấn Độ chi phối Nam Á, nằm về phía nam dãy Himalaya và Hindu Kush. Nam Á có Ấn Độ Dương bao quanh ở phía nam, còn trên đất liền thì giáp với Tây Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á.

Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực [SAARC] là một tổ chức hợp tác kinh tế trong khu vực, cơ cấu này được thành lập vào năm 1985 và bao gồm toàn bộ tám quốc gia thuộc Nam Á.

Nam Á có diện tích khoảng 5,2 triệu km², chiếm 11,71% diện tích châu Á và chiếm 3,5% diện tích bề mặt đất liền của Trái Đất. Dân số Nam Á là khoảng 1,749 tỉ người vào năm 2013, chiếm khoảng một phần tư dân số thế giới, và đây là khu vực địa lý đông dân nhất cũng như có mật độ dân số cao nhất trên thế giới. Về tổng thể, Nam Á chiếm khoảng 39,49% dân số châu Á, hơn 24% dân số thế giới, và có nhiều dân tộc.

2. Đặc điểm dân cư Nam Á

- Nam Á là khu vực có số dân đông bậc nhất trên thế giới.

- Mật độ dân số cao. Tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

- Nam Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo.

- Hiện nay, dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo,… Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á.

* Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Trước đây, Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh trong gần 200 năm, cung cấp nguyên liệu cho đến quốc, năm 1947 giành được độc lập.

- Tình hình chính trị, xã hội không ổn định, nhiều xung đột giữa các tôn giáo và dân tộc.

- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.

- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

+ Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, phát triển mạnh các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác như công nghệ phần mềm, điện tử, máy tính…

+ Hai trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là Côn-ca-ta và Mum-bai.

+ Là nước công nghiệp top 10 thế giới.

+ Thực hiện cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng trong nông nghiệp góp phần giải quyết được tình trạng thiếu lương thực thực phẩm.

+ Dịch vụ cũng đang phát triển [năm 2001: 48% GDP].

3. Khí hậu Nam Á

- Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, về mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9. có gió mùa tây nam nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa rất phức tạp. Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khí hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ở sườn phía bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 - 500mm. Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.

- Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

- Nam Á có nhiều cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Dân cư Nam Á thưa thớt ở đâu?Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Giải thích: Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như gần các trục giao thông lớn, ven biển, các con sông lớn, vùng đồng bằng,… dân cư tập trung đông. Những khu vực vùng núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc,… khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

Chọn: D.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Những câu hỏi liên quan

Dân cư châu Á tập trung thưa thớt nhất ở khu vựa địa hình nào sau đây?

A. Sơn nguyên đá vôi

B. Đồi trung du

C. Cao nguyên

D. Đồng bằng ven biển

Các khu vực dân cư thưa thớt nhất ở châu Á thường có đặc điểm khí hậu

A. nóng ẩm, mưa nhiều

B. khô nóng, ít mưa

C. ấm áp, ôn hòa

D. quá nóng hoặc quá lạnh

Khu vực nào của châu Á dưới đây có dân cư phân bố thưa thớt nhất?

A. Nam Á.

B. Bắc Á.

C. Đông Á.

D. Đông Nam Á.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 8

  • Giải Địa Lí Lớp 8

    • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 8

    • Tập Bản Đồ Địa Lí Lớp 8

    • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 8

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 11 trang 37: Quan sát hình 11.1, em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của Nam Á?

    Trả lời:

    – Dân cư Nam Á phân bố không đều.

    – Dân cư phân bố đông ở vùng đồng bằng sông Ấn, sông Hằng và vùng ven biển.

    – Các đô thị lớn tập trung đông đúc dân cư như Niu Đê-li, Con-ca-ta, Mum-bai, Ca-ra-si…

    – Dân cư phân bố thưa thớt ở sơn nguyên Pakistan, vùng hoang mạc Tha, vùng núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 11 trang 38: Dựa vào bảng 11.1, em hãy kể tên hai khu vực đông dân nhất châu Á.

    Trong hai khu vực đó, khu vực nào có mật độ dân số cao hơn?

    Trả lời:

    – Hai khu vực đông dân nhất là khu vực Đông Á và Nam Á.

    – Khu vực Nam Á có mật độ dân số cao hơn là 302 người/km2.

    Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 11 trang 39: Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?

    Trả lời:

    – Cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độc có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông – lâm – thủy – sản.

    – Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế [48% năm 2001].

    – Sự chuyển dịch phản ánh xu hướng phát triển ngành kinh tế Ấn Độ theo hướng hiện đại.

    Bài 1 trang 40 Địa Lí 8: Em hãy ghi vào vở tên các nước trong khu vực Nam Á lần lượt theo số kí hiệu trên hình 11.5.

    Trả lời:

    1- Pakistan

    2- Ấn Độ

    3- Nê pan

    4- Bu tan

    5- Băng la đét

    6- Xri lan ca

    7- Manđivơ

    Bài 2 trang 40 Địa Lí 8: Căn cứ vào hình 11.1, em có nhận xét gì về đặc điểm phân bố dân cư của Nam Á.

    Trả lời:

    – Dân cư Nam Á phân bố không đều.

    – Dân cư tập trung đông ở các vùng đồng bằng, ven biển có lượng mưa lớn.

    – Dân cư thưa thớt ở các vùng nội địa, mưa ít như vùng núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can.

    Bài 3 trang 40 Địa Lí 8: Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?

    Trả lời:

    – Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên:

    + Địa hình bằng phẳng, vùng mưa lớn thuận lợi cho dân cư phát triển nông nghiệp.

    + Khí hậu gió mùa mát mẻ, thuận lợi hơn so với vùng hoang mạc và vùng núi cao.

    + Dân cư tập trung dọc hai bên bờ sông Ấn và sông Hằng, gần nguồn nước thuận lợi cho sản xuất, sinh họat và giao thông.

    – Điều kiện kinh tế xã hội:

    + Các đô thị lớn tập trung đầy đủ các điều kiện thuận lợi về việc làm, giao thông, thị trường tiêu thụ rộng, nguồn lao động dồi dào…

    + Vùng đồng bằng Ấn – Hằng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư đã sinh sống và định cư ở đây từ xa xưa.

    Bài 4 trang 40 Địa Lí 8: Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?

    Trả lời:

    – Ngành công nghiệp: hiện đại, cơ cấu ngành đa dạng, giá trị sản lượng công nghiêp vươn lên đứng thứ 10 trên thế giới.

    – Ngành nông nghiệp không ngừng phát triển với cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm trong nước.

    – Các ngành dịch vụ đều phát triển, chiếm 48% trong cơ cấu GDP năm 2001.

    – GDP bình quân đầu ngườiđạt 460 USD/người/năm.

    Video liên quan

    Chủ Đề