Hình thức thể hiện chủ yếu của kiểu pháp luật chủ nô và kiểu pháp luật phong kiến là gì

Bài tiểu luận:Pháp luật đại cươngTrình bày và so sánh các kiểu phápluật trong lịch sửHọ tên sinh viên:Kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác địnhbởi tập hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp,điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế- xã hội nhấtđịnh.Chủ nghĩa Mác - Lênin xem xét lịch sử xã hội như là một quá trình lịch sử tự nhiêncủa sự thay thế một hình thái kinh tế - xã hội khác. Mỗi một hình thái kinh tế - xãhội là một kiểu lịch sử của xã hội được thiết lập trên cơ sở của một phương thứcsản xuất.Pháp luật là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng. Bản chất, nội dung của phápluật suy cho cùng là do cơ sở kinh tế quyết định, vì vậy để phân loại các kiểu phápluật đã tồn tại trong lịch sử cần dựa vào hai tiêu chuẩn:[1] Dựa trên cơ sở kinh tế nào và quan hệ sản xuất.[2] Là sự thể hiện ý chí của giai cấp và củng cố quyền lợi của giai cấp nào trong xãhội.Là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của một xã hộinhất định, tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp có các kiểu phápluật sau đây:Kiểu pháp luật chủ nô:1. Bản chất của pháp luật chủ nô:Pháp luật chủ nô là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, ra đời cùng vớisự ra đời của nhà nước chủ nô. Quá trình hình thành và phát triển cuả pháp luật chủnô diễn ra chậm chạp trong một thời gian dài. Nó đươc hình thành đầu tiên trên cơsở sự chuyển hoá của các tập quán, và sau đó là sự hình thành các văn bản quyphạm pháp luật của các nhà nước chủ nô.Cũng như nhà nước chủ nô, pháp luật ra đời, phát triển trên cơ sở các quan hệ sảnxuất chiếm hữu nô lệ [CHNL ] trong đó chủ nô là chủ sở hữu đối với tư liệu sảnxuất và cả nô lệ. Xã hội chủ nô có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Trong đóchủ nô là giai cấp thống trị, nô lệ là giai cấp bị trị. Hai giai cấp này thường xuyênđấu tranh gay gắt với nhau.Với cơ sở kinh tế và xã hội đó, pháp luật chủ nô về mặt bản chất trước tiên nó thểhiện tính giai cấp sâu sắc. Pháp luật chủ nô là ý chí của giai cấp chủ nô được “đềlên thành luật”. Pháp luật chủ nô là công cụ để thiết lập, bảo vệ trật tự xã hội có lợi,phù hợp với lợi ích của giai cấp chủ nô. Củng cố và bảo vệ cơ sở kinh tế xã hội củaXHCHNL, và địa vị thống trị của giai cấp chủ nô.Tuy nhiên, ở một góc độ khác pháp luật chủ nô cũng là công cụ để duy trì trật tự xãhội quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho xãhội CHNL tồn tại và phát triển. Ở góc độ này pháp luật chủ nô mang tính xã hội,tuy nhiên tính xã hội của pháp luật chủ nô còn giới hạn trong phạm vi hẹp.2. Đặc điểm cơ bản của pháp luật chủ nô:- Pháp luật chiếm hữu nô lệ củng cố cơ sở kinh tế của XHCHNL là chế độ chiếmhữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đối với nô lệ, hợp pháp hoá chế độ bóc lột tànnhẫn của chủ nô đối với nô lệ.Pháp luật chủ nô luôn ghi nhận và củng cố quyền tư hữu của chủ nô đối với tư liệusản xuất và nô lệ. Quyền này bao giờ cũng gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụngvà quyền định đoạt đối với tài sản cũng như đối với nô lệ.Quyền tư hữu được pháp luật chủ nô bảo vệ chặt chẽ bằng pháp luật. Pháp luật củamột số nhà nước chủ nô cho phép chủ nô có quyền giam cầm, tra tấn, hoặc bán connợ đi để làm nô lệ bù đắp cho tài sản...Luật Đracông quy định hình phạt tử hình đốivới hành vi ăn cắp rau quả...Luật La mã: Ăn trộm, từ người tự do hạ xuống làm nôlệ nếu nô lệ ăn trộm thì bị giết.- Pháp luật chủ nô ghi nhận củng cố tình trạng không bình đẳng trong xã hội.Trong xã hội chủ nô chỉ có chủ nô mới được coi là công dân, và pháp luật chủ nôchia giai cấp chủ nô ra làm nhiều loại, nhiều thứ bậc khác nhau, địa vị xã hội củamột người phụ thuộc vào số lượng tài sản mà họ có.Ví dụ luật La Mã quy định:“Hoàng đế không phải phục tùng pháp luật nào cả ý chí của Hoàng đế là pháp luậtđối với nhân dân”. Luật Ma nu quy định cùng phạm một tội nhưng nếu là chủ nôthì mức phạt là cách chức còn đối với người khác thì có thể bị giết chết.Những tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội tuy không rơi vào tình trạngvô quyền như nô lệ , nhưng họ có rất ít quyền đặc biệt quyền tham gia các côngviệc của Nhà nước và xã hội- Pháp luật chủ nô ghi nhận sự thống trị tuyệt đối của gia trưởng đối với các controng gia đình.Trong gia đình chủ nô, người gia trưởng có nhiều quyền lực so với các thành viênkhác, điều này thể hiện rõ nét trong quan hệ giữa người gia trưởng đối với vợ vàcon trên cả hai phương diện quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.Trong quan hệ đối với con, con cái thuộc toàn quyền của người gia trưởng, con củangười chủ nô tuy không phải là nô lệ nhưng bị coi là thuộc sở hữu của chủ nô. Concủa chủ nô có quyền công dân, có địa vị pháp lý nhất định nhưng chủ nô có toànquyền quyết định đến số phận, tính mạng của họ.Luật La mã quy định chỉ người cha mới là chủ thể độc lập, các con chỉ là nhữngngười thuộc quyền người khác. Trong xã hội nếu đã lớn tuổi con trai trưởng nganghàng bố và giữ những địa vị trong xã hội [trừ địa vị nghị viện], nhưng trong giađình anh ta hoàn toàn phụ thuộc quyền lực của người bố, kể cả khi đã lấy vợ và cócon.Trong quan hệ đối với vợ, vợ chỉ có địa vị ngang hàng với con cái. Vợ có nghĩa vụphải trung thành với chồng. Người chồng có quyền được ngoại tình nhưng nếungười vợ ngoại tình bị bắt quả tang sẽ bị giết tại chỗ cùng với người tình hoặc bịgiam vào nhà kín suốt đời.- Pháp luật chủ nô quy định những hình phạt dã man, tàn bạoCác biện pháp phổ biến được sử dụng là tử hình, huỷ hoại các bộ phận của thânthể. Việc thực hiện các hình phạt tử hình cũng được thi hành bằng những biện phápdã man như: ném phạm nhân vào vạc dầu, ném vào lửa, chôn sống...Pháp luật chủnô còn quy định biện pháp trách nhiệm tập thể và cho phép dùng nhục hình.- Pháp luật chủ nô có quan hệ mật thiết tới tôn giáo, đạo đức, luân lý và những quytắc ứng xử trong gia đình cũng như trong xã hôi.3. Hình thức của pháp luật chủ nô:Pháp luật chủ nô là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử . Thời kỳ đầu pháp luậtchủ nô chủ yếu tồn tại dưới dạng pháp luật không thành văn và chưa hình thànhmột hệ thống chuẩn mực bền vững. Do vậy, hình thức biểu hiện của pháp luật rấtđa dạng.Hình thức phổ biến của pháp luật chủ nô là tập quán pháp. Nhà nước chủ nô thừanhận những tập quán xã hội cộng sản nguyên thuỷ thành pháp luật và bảo đảm chochúng được thực hiện bằng pháp luật.- Ngoài tập quán pháp, các quyết định của cơ quan nhà nước chủ nô và cá nhân chủnô khi giải quyết một trường hợp cụ thể cũng được thừa nhận là khuôn mẫu để giảiquyết các trường hợp tương tự.- Giai đoạn sau cùng với sự phát triển của chữ viết các nhà nước chủ nô ban hànhcác VBQPPL. Thời kỳ đầu các văn bản này chỉ là sự sao chép các tập quán pháplại thành một hệ thống, về sau một số nhà nước chủ nô đã ban hành được những bộluật tổng hợp công phu và khá hoàn chỉnh như bộ luật Manu của Ấn Độ, bộ luậtĐracông của Hy Lạp, bộ luật Hammurabi [thế kỷ XVII trước công nguyên] củanhà nước Babilon, bộ luật La Mã của nhà nước La Mã [thế kỷ V- TCN], trong sốcác bộ luật của các nhà nước chủ nô đây được coi là bộ luật hoàn thiện nhất./.Kiểu pháp luật phong kiến:1. Bản chất của pháp luật phong kiến:Pháp luật phong kiến là kiểu pháp luật thứ hai trong lịch sử, ra đời cùng với sự rađời của nhà nước phong kiến. Kiểu pháp luật Phong kiến thay thế cho kiểu phápluật chủ nô, chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ hơn pháp luật chủ nô.Xét về bản chất của pháp luật phong kiến nó do chính các điều kiện kinh tế xã hộiphong kiến quy định hay nói cách khác nó do quan hệ sản xuất phong kiến quyđịnh. Vì vậy, về mặt bản chất giai cấp, pháp luật phong kiến thể hiện ý chí của giaicấp địa chủ, phong kiến, là phương tiện để bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, trướchết là quan hệ sản xuất phong kiến. Nó ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các đẳngcấp khác nhau trong xã hội, sự lệ thuộc của nông dân vào giai cấp địa chủ, bảo vệsự áp bức bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân.Về phương diện xã hội pháp luật phong kiến có vai trò xã hội nhất định. Nó làphương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những công việc chung của xã hội,ghi nhận và phát triển các quan hệ xã hội của hình thái kinh tế xã hội phong kiếncao hơn, tiến bộ hơn so với hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ. Đồng thờipháp luật phong kiến là phương tiện để nhà nước phong kiến thực hiện những côngviệc chung, những chức năng xã hội. Trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụthể pháp luật phong kiến không chỉ thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiếnmà còn phản ánh ý chí chung của toàn xã hội.2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến:- Pháp luật phong kiến là pháp luật đẳng cấp và đặc quyềnPháp luật phong kiến chia giai cấp trong xã hội thành nhiều đẳng cấp khác nhau.Mỗi đẳng cấp có địa vị xã hội và địa vị pháp lý khác nhau. Pháp luật phong kiếncông khai tuyên bố cho mỗi đẳng cấp có những đặc quyền riêng. Quyền lợi caonhất trong xã hội Phong kiến thuộc về vua, vua có toàn quyền, sau vua là các địachủ lớn, tăng lữ có rất nhiều quyền [quyền xét xử đối với nông dân, đặt ra luật lệ,quyền thu thuế, quyền bắt nông dân phải lao dịch cho mình...], “Như vậy, mộtmình tên địa chủ vừa là nhà làm luật, vừa là quan toà, là vị chúa tể có toàn quyền ởtrang ấp của mình”.Tính chất đặc quyền của pháp luật còn thể hiện ở việc quy định các biện pháp tráchnhiệm khác nhau căn cứ vào đẳng cấp, thứ bậc của người phạm tội và người bị hạitrong xã hội. Người thuộc đẳng cấp dưới có hành vi xâm hại đến người thuộc đẳngcấp trên, đặc biệt là vua chúa thì bị trừng trị rất nặng. Ngược lại, người thuộc đẳngcấp trên xâm hại người thuộc đẳng cấp dưới bao giờ cũng được hưởng hình phạtnhẹ hơn, ví dụ: trong pháp luật phong kiến Việt Nam quy định Bát nghị là 8 hạngngười khi có hành vi phạm tội sẽ được xem xét để được miễn hoặc giảm nhẹ hìnhphạt. Tính chất đẳng cấp và đặc quyền của pháp luật phong kiến thể hiện trong câungạn ngữ của người Trung Quốc là: “lễ nghi không tới thứ dân, hình phạt khôngtới trượng phu”.- Pháp luật phong kiến mang tính dã man, tàn bạo.Mục đích hình phạt của phápluật phong kiến chủ yếu nhằm gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho con người,làm nhục, hạ thấp danh dự, nhân phẩm của con người. Chính vì vậy, các hình phạtđược quy định trong pháp luật như: chém đầu, treo cổ, dìm nước, voi giày, tứ mãphanh thây, ném vạc dầu, thích chữ vào mặt... được áp dụng rộng khắp ở các nhànước phong kiến.Ở Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức được coi là Bộ Luật có tính nhân đạo và tiến bộ,song trong Bộ luật hệ thống hình phạt bao gồm: suy, trượng, đồ, lưu, tử đều nhằmtới mục đích hành hạ thể xác con người.Bên cạnh đó pháp luật phong kiến còn cho phép áp dụng trách nhiệm hình sự liênđới dựa trên hai nguyên tắc: Thứ nhất, đối với những người có cùng huyết thống,dòng tộc và quan hệ hôn nhân. Thứ hai, đối với những người có quan hệ hàng xóm,đồng cư với người phạm tội. Ví dụ như vụ án Lệ Chi viên đã áp dụng hình phạtchu di tam tộc với 2 dòng họ của Nguyễn Trãi và Thị Lộ ở Triều Lê.- Pháp luật phong kiến là pháp luật của kẻ mạnh.Pháp luật phong kiến hợp pháp hoá tính chất chuyên quyền và tuỳ tiện sử dụng bạolực. Ở giai đoạn đầu pháp luật phong kiến cho phép các lãnh chúa phong kiến cópháp luật của riêng lãnh địa mình. Pháp luật cho pháp sử dụng bạo lực để giảiquyết tranh chấp. Ví dụ những quy định về đấu gươm, đấu súng ở Châu Âu.Mặt khác, Toà án phong kiến được quyền xét xử bất kỳ vụ việc nào từ những lĩnhvực thuộc về nhà nước cho đến những việc thuộc về đạo đức, tôn giáo, nghệthuật...- Pháp luật phong kiến liên quan mật thiết tới tôn giáo và đạo đức phong kiến.- Trong xã hội phong kiến có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước và các tổ chức tôngiáo, vì thế trong nhiều trường hợp tổ chức tôn giáo can thiệp vào công việc củanhà nước và ngược lại nhà nước cũng can thiệp vào các công việc tôn giáo. Điềunày dẫn đến thực trạng nhà nước phong kiến ghi nhận, thể chế hoá nhiều quy địnhcủa lễ, giáo, đạo đức phong kiến thành pháp luật của nhà nước. Ví dụ, ở các nướcphương Tây, Toà án giáo hội can thiệp, xét xử cả những công việc không thuộcphạm vi tôn giáo. Ở phương Đông như Việt Nam trong các quy định của pháp luậtcó nhiều quy định về nghi lễ tôn giáo, đạo đức, tập quán như quy định tại các Điều511, Điều 504, Điều 543, Điều 642 của Quốc Triều Hình Luật.3. Hình thức của pháp luật phong kiến:Được xây dựng trên nền tảng của chế độ kinh tế- xã hội phong kiến mang tính chấtmanh mún, phân tán vì thế pháp luật phong kiến cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.Hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp. Có những nước sốlượng tập quán lên tới 300 loại. Ở mỗi vùng lãnh thổ song song bên cạnh luật củanhà vua còn có luật, lệ riêng của lãnh chúa phong kiến.Tuy vậy, ở những nước phong kiến trung ương tập quyền, chính quyền trung ươngphát triển mạnh, hình thức văn bản quy phạm pháp luật cũng phát triển với sự rađời của nhiều bộ luật công phu. Ví dụ: Nhà nước phong kiến Việt Nam có bộ QuốcTriều hình luật [Bộ luật Hồng Đức] biên soạn năm 1483, Bộ Hoàng triều luật lệ[Luật Gia Long] biên soạn năm 1815. Tuy nhiên, các bộ luật ở thời kỳ này chưamang tính chất pháp điển hoá cao, bộ luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhaunhư: hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân-gia đình, tố tụng, tài chính…Kiểu pháp luật tư sản:Pháp luật tư sản tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa và chịu sự chi phối có tính chất quyết định của quan hệ đó.Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là quan hệ hàng hoá tồn tại dựa trên chế độ tưhữu và bóc lột lao động làm thuê. Chính điều này đã làm giai cấp tư sản đặc biệtquan tâm đến việc duy trì và củng cố chế độ tư hữu, cạnh tranh tự do và pháp luậttrở thành công cụ để thực hiện vai trò đó. Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giaicấp tư sản là bằng mọi giá duy trì và củng cố chế độ tư hữu là cơ sở tồn tại của Nhànước tư sản, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã chỉ rõ bản chất của pháp luật tư sản: “phápquyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật pháp,cái ý chí mà nội dung do những điều kện sinh hoạt vất chất của giai cấp các ôngquyết định”Như vậy, pháp luật tư sản một mặt là công cụ để Nhà nước tư sản củng cố và bảovệ nền trật tự xã hội phù hợp, có lợi cho giai cấp tư sản, là công cụ chuyên chính tưsản nhằm củng cố, bảo vệ các lợ ích kinh tế, chính trị, tư tưởng... của giai cấp tưsản. Mặt khác bản chất, nội dung của pháp luật tư sản do chính những điều kiệntồn tại của giai cấp tư sản- chế độ tư hữu tư bản quyết định.Cũng giống như bản chất của bất kỳ kiểu pháp luật bóc lột nào, pháp luật tư sảntrước tiên là công cụ để bảo vệ sở hữu tư nhân- cơ sở kinh tế của xã hội bóc lột vàbảo vệ chế độ người bóc lột người.Thứ hai, pháp luật tư sản ghi nhận và bảo vệ sự thống trị về chính trị của giai cấptư sản.Thứ ba, pháp luật tư sản ghi nhận và bảo vệ sự thống trị của tư sản về mặt tưtưởng.Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ, toàn vẹn và khách quan bản chất của pháp luật tưsản phải cần thiết thông qua các chế định cụ thể được quy định trong pháp luật.1. Quyền sở hữu:Quyền sở hữu là một trong những chế định phát triển, hoàn thiện nhất của phápluật tư sản. Chế định quyền sở hữu trong pháp luật tư sản được kế thừa từ nhữngnguyên tắc của chế định quyền sở hữu trong Luật La mã cổ đại. Tuy nhiên giai cấptư sản đã có công phát triển đến mức hoàn thiện nhất về hình thức chế định quyềnsở hữu.Hiến pháp và pháp luật các nước tư sản tuyên bố quyền tư hữu là quyền thiêngliêng bất khả xâm phạm. Pháp luật bảo vệ quyền tư hữu của tất cả mọi người,quyền tư hữu chung. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Nước Phápnăm 1789 đã tuyên bố: không ai có thể mất quyền sở hữu là một quyền thiêng liêngbất khả xâm phạm trừ trường hợp có sự cần thiết của xã hội mà luật đã quy địnhvới điều kiện là bồi thường trước và công bằng. Bên cạnh đó, cũng giống như phápluật chủ nô và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản quy định các hình phạt nặngnề đối với các hành vi xâm phạm tới quyền tư hữu; đồng thời hạn chế áp dụng cácbiện pháp tịch thu, trưng thu, trưng mua, trưng dụng. Nhận định về vấn đề nàytrong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng ghen viết: “lao động làmthuê, lao động của người vô sản có tạo ra sở hữu cho người vô sản không? Tuyệtđối không. Nó tạo ra tư bản, tức là cái sở hữu bóc lột lao động làm thuê”1. Nhậnxét này của Mác vẫn hoàn toàn giữ nguyên giá trị đối với xã hội tư sản hiện đại.Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, chế địnhsở hữu có sự thay đổi, bên cạnh sở hữu tư nhân có thêm sở hữu nhà nước, vì vậyngay lập tức có các quy định về nó xuất hiện. Mặc dù các học giả tư sản mô tả vềsự hình thành sở hữu nhà nước và các quy định pháp lý về nó như là một hiệntượng “xã hội hoá” tư liệu sản xuất, như là một tiền đề cho sự chuyển hoá nhànước tư sản sang nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thực chất việc xuất hiện hình thức sởhữu nhà nước không làm thay đổi bản chất của chế độ tư hữu tư sản cũng nhưkhông làm thay đổi bản chất của pháp luật tư sản về sở hữu: “Nhà nước ấy càngchuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biếnthành nhà tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu và càng bóc lột công nhân bấy nhiêu.Công nhân vẫn là những người công nhân làm thuê, những người vô sản. Quan hệTư bản chủ nghĩa vẫn không bị thủ tiêu mà trái lại còn được đẩy tới chỗ tột cùng”.Kết luận mang tính nguyên lý trên của C.Mác- Ph.Ăng ghen trong tác phẩm chốngĐuy Rinh vẫn còn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong những thập niên cuối củathế kỷ XX, và những năm đầu của thế kỷ XXI, các Nhà nước tư sản đặc biệt nhómcác nhà nước tư sản phát triển cũng rất chú trọng tới chức năng xã hội của mình.Sự tác động của nhà nước tư sản tới các vấn đề sở hữu không chỉ đơn thuần vì lợiích của giai cấp tư sản mà còn tính đến lợi ích của xã hội nói chung. Vì vậy phápluật tư sản ngày càng thể hiện rõ chức năng xã hội của mình.2. Chế định hợp đồng:Chế định hợp đồng là chế định mang tính tiến bộ nhất của pháp luật tư sản so vớipháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, nó hình thành và phát triển dựa trênnguyên tắc tự do hợp đồng, thể hiện sự tự do ý chí, bình đẳng của các bên tham giavào quan hệ.Nguyên tắc tự do hợp đồng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ khác nhau nhưquan hệ mua bán, quan hệ lao động... Về hình thức, chế định hợp đồng quy địnhquyền bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, khi tham gia quanhệ các bên tự mình quyết định việc có ký kết hợp đồng hay không, không bên nàocưỡng ép bên nào. Vì vậy nhìn ở góc độ này quan hệ hợp đồng không mang dấu ấnquyền lực của người tạo ra nó, tức là quyền lực của giai cấp tư sản. Thực chất, chếđịnh hợp đồng cũng phản ánh bản chất của giai cấp tư sản, bởi lẽ nó là hình thứcpháp lý tốt nhất cho chế độ cạnh tranh tự do mua và bán, tự do vốn rất phù hợp vớilợi ích của nhà tư sản.Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhànước, dưới sức ép của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân buộc nhà nướctư sản phải có những nhượng bộ đưa ra các quy định từng bước thừa nhận cácquyền về lao động của công nhân, kết quả cho ra đời ngành luật mới- ngành luậtlao động với chế định cơ bản là hợp đồng lao động. Tuy nhiên, tính chất bình đẳngtrong quan hệ hợp đồng lao động không thể đạt được khi công nhân phải đứngtrước sự lựa chọn giữa việc có việc làm với các điều kiện không bảo đảm và việckhông có việc làm, vì vậy họ buộc phải ký kết các hợp đồng lao đồng bất lợi chomình.Hiện nay, cùng với sự can thiệp của nhà nước tư sản vào đời sống kinh tế, sự lũngđoạn của các tập đoàn tư bản độc quyền, vị trí của chế định hợp đồng với nguyêntắc tự do bị hạn chế rất nhiều. Các nhà tư sản vừa và nhỏ buộc phải ký kết hợpđồng theo sự áp đặt của các tập đoàn tư bản lớn, của nhà nước hoặc sẽ bị phá sản.Do đó, không có sự bình đẳng về ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng trênthực tế theo nghĩa vốn có của hợp đồng mà chỉ có sự tự do dưới hình thức pháp lý.3. Địa vị pháp lý của công dân:Địa vị pháp lý của công dân là một trong những chế định quan trọng mà các họcgiả tư sản sử dụng để phủ nhận tính giai cấp của pháp luật tư sản.Xét ở một góc độ chung nhất chế định địa vị pháp lý của công dân là chế định phảnánh sự tiến bộ hơn hẳn của pháp luật tư sản so với pháp luật chủ nô và pháp luậtphong kiến. Lần đầu tiên các quyền tự do, dân chủ của công dân được ghi nhậnrộng rãi trong pháp luật. Các nhà nước tư sản đều ghi nhận trong Hiến pháp cácquyền tự do, bình đẳng, dân chủ của công dân. Đây là một thành tựu lớn mà giaicấp tư sản đã mang lại cho nhân loại. Tuy nhiên, dù tiến bộ và dân chủ rộng rãinhiều lần so với chế độ phong kiến, các quyền tự do, dân chủ mà pháp luật tư sảnquy định vẫn luôn mang bản chất giai cấp và thể hiện ý chí của giai cấp tư sản.Điều này được chứng minh thông qua việc ghi nhận các quyền tự do, dân chủ trongpháp luật qua các giai đoạn phát triển của nhà nước tư sản.Trong thời kỳ đầu, giai cấp tư sản chủ trương đề cao các quyền bình đẳng, tự do,dân chủ bởi vì đây là những đòn bẩy thúc đẩy, lôi kéo sự ủng hộ của nhân dân laođộng chống lại sự thống trị phong kiến. Giai cấp tư sản ở giai đoạn này đã cùng vớinhân dân lao động đấu tranh giành cho được các quyền tự do, dân chủ.Chuyển sang giai đoạn sau khi nhà nước tư sản đã được củng cố, chính giai cấp tưsản lại vi phạm các quyền tự do dân chủ: quyền biểu tình, bãi công, tự do nghiệpđoàn... vì lo ngại các quyền này sẽ đe dọa đến lợi ích của giai cấp tư sản.Ngày nay các quyền tự do, dân chủ lại được giai cấp tư sản đề cao dưới sự tác độngcủa nhiều nguyên nhân, giai cấp tư sản ở các nước dưới danh nghĩa “bảo vệ nhânquyền” để can thiệp vào các nước khác.Như vậy, các quyền tự do, dân chủ của cá nhân được pháp luật tư sản bảo đảm vềmặt pháp lý. Song các bảo đảm thực tế cho việc thực hiện các quyền tự do, dân chủnày bị hạn chế.Tuy nhiên, khi đánh giá về bản chất của pháp luật tư sản chúng ta phải nhìn nhậnpháp luật tư sản trong sự phát triển cụ thể. Từ chỗ là công cụ chủ yếu phục vụ lợiích của giai cấp tư sản, pháp luật tư sản dần dần trở thành một công cụ điều tiết cóhiệu quả của toàn xã hội. Điều này phản ánh thực tế là chức năng xã hội của phápluật đã có bước phát triển đáng kể. Thể hiện, trước tiên pháp luật tư sản đóng vaitrò quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ xã hội, thiết lập một “trật tự xã hội”để bảo đảm cho sự phát triển của xã hội. Mặt khác, chức năng xã hội của pháp luậttư sản còn biểu hiện ở chỗ phạm vi các quan hệ xã hội mà pháp luật tư sản điềuchỉnh ngày càng được mở rộng. Hầu hết các lĩnh vực quan trọng của xã hội đềuđược pháp luật tư sản tác động đến một cách hiệu quả. Ngày nay pháp luật tư sảncòn mang tính toàn cầu hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Trongthực tiễn nhiều chế định pháp luật quốc tế quan trọng đã được hình thành dưới sựtác động của pháp luật tư sản.Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa:1. Khái niệm:Pháp luật XHCN là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước xã hội chủnghĩa ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý trí của giai cấp công nhân và đại đa sốnhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được đảm bảo thực hiện bằng bộmáy nhà nước và phương thức tác động của nhà nước, trên cơ sở giáo dục, thuyếtphục và cưỡng chế của nhà nước nhằm xây dựng chế độ XHCN.2. Bản chất:1. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống quy tắc xử sự có tính thống nhất nội tạicao.Pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừanhận. Nói đến pháp luật là nói đến tính hệ thống. Tính hệ thống của pháp luật nóilên sự đa dạng của các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhậnđể điều chỉnh các quan hệ xã hội tương ứng trên các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên,pháp luật là một hệ thống bao gồm nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, nhưngcác quy phạm pháp luật đều thống nhất với nhau, bởi vì các quy phạm pháp luậtnày đều có chung một bản chất.Tính chất này của pháp luật xã hội chủ nghĩa cao hơn bất kỳ một kiểu pháp luậtnào khác, bởi lẽ pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở các quan hệpháp luật - kinh tế xã hội chủ nghĩa mang tính thống nhất cao. Chính điều nàyquyết định tính thống nhất và xu hướng phát triển của pháp luật xã hội chủ nghĩa.2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảonhân dân lao động.Đây là nét khác biệt căn bản giữa pháp luật xã hội chủ nghĩa với các kiểu pháp luậttrước đó. Nếu các kiểu pháp luật trước đó đều có chung bản chất là thể hiện ý chícủa thiểu số giai cấp bóc lột trong xã hội, là công cụ bảo vệ lợi ích của thiểu số ấy,thì trái lại pháp luật xã hội chủ nghĩa lại thể hiện ý chí của tuyệt đại đa số dân cưtrong xã hội, đó là ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Pháp luật xãhội chủ nghĩa “là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộngrãi cho nhân dân lao động”1 .3. Pháp luật xã hội chủ nghĩa do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảmthực hiện.Cũng giống như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa do nhà nướcxã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện, vì vậy pháp luật xã hội chủ nghĩalà hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, được bảo đảm thực hiện bằngsức mạnh cưỡng chế của quyền lực nhà nước. Đặc điểm này phản ánh tính đặc thùcủa pháp luật, pháp luật bao giờ cũng thể hiện ý chí của nhà nước, hình thành bằngcon đường nhà nước. Mọi quy tắc xử sự nếu không phải do nhà nước ban hànhhoặc thừa nhận thì đó không phải là pháp luật. Trong xã hội để điều chỉnh các quanhệ xã hội có nhiều loại quy phạm xã hội, nhưng chiếm ưu thế nhất trong số các loạiquy phạm xã hội là pháp luật. Vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhậnnên nó có phạm vi tác động rộng nhất, tới tất cả mọi người trong xã hội. Pháp luậtđược nhà nước bảo đảm thực hiện, vì vậy đối với các hành vi vi phạm pháp luật,tuỳ theo mức độ vi phạm nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiếtđể pháp luật được thực thi nghiêm minh.4. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội chủnghĩa.Trong mối quan hệ này, chế độ kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật.Pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa.Mọi sự thay đổi lớn hay nhỏ của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa đều dẫn đến sựthay đổi tương ứng của pháp luật. Mặt khác, pháp luật với những thuộc tính củamình sẽ có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với chế độ kinh tế xã hội chủnghĩa. Sự tác động này được thể hiện: nếu pháp luật xã hội chủ nghĩa phù hợp vớichế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, phản ánh đúng các điều kiện tồn tại của chế độkinh tế xã hội chủ nghĩa nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của chế độ kinh tếxã hội chủ nghĩa, ngược lại nếu pháp luật phản ánh không đúng các quan hệ kinh tếđang tồn tại của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa nó sẽ kìm hãm sự phát triển củachế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc xác định đúng tính chất, đặc điểm,trình độ phát triển của nền kinh tế, dự báo đúng hướng phát triển của các quan hệkinh tế để xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp là vấn đề có ý nghĩaquan trọng.5. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương chínhsách của đảng cộng sản.Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản giữ vai trò lãnh đạo đối với nhànước và xã hội. Để thực hiện được vai trò lãnh đạo đảng sử dụng phương pháp chủyếu là đề ra đường lối, chủ trương, chính sách chỉ đạo cho phương hướng xây dựngpháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và áp dụngpháp luật. Pháp luật luôn phản ánh đường lối, chính sách của đảng, là sự thể chếhoá đường lối, chính sách của đảng thành các quy định chung thống nhất trên quymô toàn xã hội. Mặt khác, thông qua pháp luật đảng kiểm tra, đánh giá tính đúngđắn hợp lý trong đường lối, chủ trương, chính sách mà đảng đã ban hành, từ đó rútkinh nghiệm, sửa đổi, bổ sung ban hành kịp thời những chủ trương, chính sách phùhợp bới thực tế xã hội.6. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội kháctrong chủ nghĩa xã hội.Pháp luật xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm thể hện bản chất như đã nêu ở trên,luôn có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, tậpquán, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng... Trong thựctiễn có nhiều quy phạm pháp luật có nội dung là quy phạm đạo đức, tập quán,những phong tục, truyền thống tốt đẹp của xã hội được phản ánh vào trong phápluật, ảnh hưởng nhất định tới việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Để pháthuy vai trò của pháp luật thì cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa pháp luật vớicác quy phạm xã hội khác, phát huy tính tích cực của các quy phạm xã hội và loạibỏ dần những quy phạm xã hội tiêu cực, có nội dung trái với bản chất của pháp luậtxã hội chủ nghĩa.Từ đó ta đi đến kết luận:Pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến Hoàn toàn giống nhau về bản chất vàphạm vi chế tài, chỉ khác nhau về tên gọi. So với pháp luật phong kiến, pháp luật tưsản có những điểm tiến bộ hơn như sau: phát triển toàn diện về hình sự và dân sự,về thiết chế nhà nước, công dân; thiết lập nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳngtrước pháp luật; bãi bỏ các chế tài dã man trong luật hình sự; xây dựng đạo luật cơbản của nhà nước là hiến pháp, quy định các quyền tự do dân chủ của công dân vàcác quyền con người trong đạo luật cơ bản; thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhànước thuộc về nhân dân một cách hình thức; thiết lập nghị viện là cơ quan đại diệncủa các tầng lớp dân cư trong xã hội; kỹ thuật lập pháp phát triển cao hơn pháp luậtphong kiến; thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật. Xét ở góc độ chung,cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa có bản chất vừa thểhiện tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội và cũng có những đặc trưng cơ bản củapháp luật nói chung. Tuy nhiên, vì xuất phát từ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, vănhóa và hệ tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội, cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa cónhững đặc thù riêng.Trong số các kiểu pháp luật đã và đang tồn tại trong lịch sử xã hội loài người, kiểupháp luật xã hội chủ nghĩa đang trên con đường hình thành và phát triển, thể hiện ýchí của đa số nhân dân lao động trong xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, bìnhđẳng và đảm bảo giá trị của con người.

Video liên quan

Chủ Đề