Dân tộc hóa có nghĩa là gì

Thuật ngữ “Dân tộc” đã xuất hiện rất nhiều và quá quen thuộc đối với mọi người dân. Khi xét thuật ngữ này vào các mối quan hệ khác nhau thì nó sẽ mang các ngữ nghĩa khác nhau. Vậy Dân tộc là gì? Dân tộc mang những nét đặc trưng như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp cho Qúy khách về những vấn đề này.

Dân tộc là gì?

Dân tộc là quốc gia theo nghĩa rộng, gồm cộng đồng người dân cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn, được vận hành bởi sự quản lý của bộ máy nhà nước, trong một dân tộc thì có thể gồm nhiều tộc người, mỗi tộc người lại có những nét văn hóa và ngôn ngữ khác nhau tạo ra nét phong phú, độc đáo.

Ngoài ra dân tộc còn được hiểu là những nhóm người cùng sinh sống với nhau trên một khu vực địa lý nhất định trong lãnh thổ, mang những đặc điểm riêng biệt như về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán…

Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về Dân tộc là gì? Thì với nội dung tiếp theo Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến vấn đề này.

Đặc điểm các dân tộc Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng dân tộc lớn trên thế giới, số lượng lớn dân tộc như trên là kết quả của hành trình dài của lịch sử. Trong 54 dân tộc anh em, dân tộc kinh chiếm 1 tỷ lệ cao nhất [85,7%].

Về cơ bản, đặc điểm các dân tộc Việt Nam được thể hiện qua các mục sau đây:

– Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết tương thân tương ái;

– Các dân tộc ở Việt Nam cư trú xen kẽ nhau rải khắp mọi miền tổ quốc;

– Các dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi, biên giới, có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ biên giới quốc gia;

– Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế – xã hội không đều nhau

– Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộc anh em có những giá trị và sắc thái văn riêng

– Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo khác

Dân tộc thiểu số là gì?

Dân tộc thiêu số là những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra cộng đồng các dân tộc thiểu số ít người thường khó hòa nhập do họ sử dụng ngôn ngữ riêng, nhận thức còn hạn chế, có nhiều phong tục tập quán cổ hủ.

Ở nước ta thì chỉ có dân tộc Kinh được coi là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ dân số lớn trong tổng số dân số cả nước, còn 53 dân tộc còn lại đều được xếp vào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên hiện nay số dân của một số dân tộc ngày càng tăng lên như Tày, Thái, Mường….đồng thời địa bàn sinh sống đã tản ra, trình độ văn hóa, kinh tế phát triển mạnh.

Do đặc điểm của cộng đồng dân tộc thiểu số mà trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đến việc phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục tại địa bàn các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần tạo lập sự bình đẳng, phát triển đồng đều trên cả nước.

Đặc trưng của dân tộc như thế nào?

Mỗi dân tộc đều mang trong mình những nét đặc trưng riêng về truyền thống, văn hóa được tạo dựng bởi bề dày lịch sử dân tộc. Ở Việt Nam cũng vậy, 54 dân tộc mang 54 màu sắc văn hóa khác nhau, tạo lên sự phong phú, đa dạng.

Trước kia mỗi dân tộc đều chỉ sinh sống trong một khu vực địa lý nhất định, mọi vấn đề liên quan đến công việc, giáo dục hay sức khỏe đều chỉ được diễn ra trong khu vực địa lý đó.

Phương hướng phát triển kinh tế cùng với điều kiện sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào địa hình nơi cư trú, chủ yếu là phát triển nông, lâm hoặc ngư nghiệp

Văn hóa cũng mang nét đặc trưng riêng của từng dân tộc như về trang phục truyền thống, chứ viết, tiếng nói hay đến các ngày lễ quan trọng…Chính vì vậy trước kia các dân tộc thường sống tách biệt và không có mối quan hệ với nhau.

Hiện nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách phát triển, ưu đãi mà các dân tộc đang ngày càng có đời sống tốt hơn

Địa bàn cư trú của các dân tộc đã có sự xen kẽ với nhau chính vì vậy mà đã tạo ra sự giao thoa của các nền văn hóa

So với việc phát triển kinh kế riêng biệt thì hiện nay các dân tộc đã mở rộng phạm vi, tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế của cả nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Dân tộc là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557.

Trên thế giới, mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc sẽ có những bản sắc văn hóa riêng và hình thành nên nét đặc trưng của từng dân tộc. Văn hóa dân tộc chính là niềm tự hào và là món ăn tinh thần của người dân cả nước.

Vậy bản sắc văn hóa dân tộc là gì? làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn chúng tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây.

1. Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Theo tâm lý học xã hội, xã hội học và nhân học, bản sắc là cách nhận thức của một cá thể về: chính cá thể đó, một cá thể khác hoặc một nhóm xã hội. Nói cách khác, bản sắc chính là những cá tính khác nhau của một cá thể hay một nhóm nhiều cá thể của một nhánh hoặc nhóm xã hội đặc trưng.

Theo giáo sư Tâm lý học Peter Weinreich, đại học Ulster: “Bản sắc của một cá thể là tổng thể của phân giải cá nhân, qua đó cách mà cá thể phân giải chính mình ở hiện tại được tiếp tục từ cách cá thể phân giải chính mình trong quá khứ, cũng như truyền cảm hứng cho tiến trình phân giải chính mình trong tương lai”.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.

Bản sắc văn hóa dân tộc trong tiếng Anh là National cultural identity.

Bản sắc văn hóa cơ bản nó là bản chất, là màu sắc, sắc thái, là đặc trưng nhất của một sự vật hiện tượng nào đó. Bản sắc văn hóa là nét đặc trưng của nền văn hóa nào đó. Bản sắc văn hóa thể hiện nét riêng của mình, thông qua đó có thể so sánh và phân biệt với các bản sắc văn hóa khác. Bản sắc văn hóa là một phạm vi nhỏ thuộc nền văn hóa rộng lớn của một địa phương, một vùng hay thậm chí là một quốc gia. Bản sắc văn hóa là nói về những nét đẹp trong văn hóa, những nét tinh hoa mà chỉ vùng, địa điểm hay dân tộc đó mới dó, và là nét văn hóa đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung để khi nhắc đến là nhớ ngay đến địa điểm cụ thể nào đó, hoặc dân tộc nào đó.

Bản sắc văn hóa là nét tinh hoa được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc đó. Được con người tạo ra và thể hiện những nét riêng của dân tộc và gắn liền với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia nào đó, một địa phương nào đó.

2. Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc:

Biểu hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam rất phong phú với tổng cộng 54 dân tộc khác nhau, những phong tục tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau.

Xem thêm: Dân tộc Kinh là gì? Có bao nhiêu họ? Đặc điểm dân tộc Kinh?

Cụ thể, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được biểu hiện với 3 tầng kết cấu khác nhau như sau:

Biểu hiện 1

Thể hiện qua bản chất văn hóa, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan. Biểu hiện này nằm ở tầng thấp nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa.

Biểu hiện 2

Thể hiện qua cách tư duy, lối sống, lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người. Biểu hiện này nằm ở tầng giữa trong kết cấu của bản sắc văn hóa.

Biểu hiện 3

Thể hiện qua phong tục tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ đặc trưng, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn học nghệ thuật… Đây là biểu hiện nằm ở tầng cao nhất trong kết cấu của bản sắc văn hóa.

Ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Xem thêm: Tổ chức thực hiện chính sách văn hoá là gì? Các bước thực hiện

– Bản sắc văn hóa dân tộc là gốc rễ hình thành nên nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu đời.

– Bản sắc văn hóa dân tộc luôn tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không thay đổi theo thời gian.

– Bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho một dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng về mọi mặt như tín ngưỡng, tính cách dân tộc, phong tục tập quán, tính cách…

– Bản sắc văn hóa dân tộc là tài sản vô giá cần được giữ gìn của một dân tộc.

– Bản sắc văn hóa dân tộc là một biểu hiện đa dạng và phong phú.

3. Đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam:

Ngoài hiểu rõ về khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc là gì, chúng tối xin cung cấp thêm thông tin về đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam như sau:

– Bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện những đặc trưng của nền văn hóa. Là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay.

– Bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững với thời gian. Thời gian có thay đổi nhưng nét văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc văn hóa dân tộc ban đầu.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây?

– Đặc trưng cơ bản có thể nhìn nhận từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc là sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng tất cả các giá trị cộng đồng và gia đình, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, người dân lao động cần cù…

– Ở Việt Nam có một nền văn hóa dân tộc phong phú trong cộng đồng 54 dân tộc, có nhiều sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau.

– Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, chế độ chính trị giao lưu với các nền văn hóa khác.

– Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử.

4. Một số nội dung của bản sắc văn hóa dân tộc:

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị vật chất, tinh thần tinh túy nhất, cô đọng nhất, bền vững nhất, là sắc thái cội nguồn, riêng biệt của mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này không thể lẫn với dân tộc khác.

Văn hóa có tính dân tộc vì nó được sáng tạo ra, được bảo tồn và lưu truyền trong cộng đồng dân tộc với điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử đặc thù; qua quá trình phát triển, chắt lọc, thử thách của thời gian, những đặc điểm dân tộc in dấu ấn vào các sáng tạo văn hóa; dần dần lắng đọng, định hình tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc. Nó tạo nên cốt cách, bản lĩnh, sức sống của một dân tộc, từ cội nguồn đó làm nảy sinh và hoàn thiện ý thức dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa. Các yếu tố đó đã gắn lết, quy tụ các thành viên cộng đồng, tạo nên thế và lực của dân tộc.

Xem thêm: Hoạch định chính sách văn hoá là gì? Các bước thực hiện

Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú, thể chế chính trị cũng như sự giao lưu với các nền văn hóa khác. Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc đã sáng tạo ra nền văn hóa đó. Bản sắc văn hóa cũng chính là bản sắc văn hóa của dân tộc ấy.

Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng một khi hệ tư tưởng tiến bộ được vận dụng đúng đắn, gắn kết với giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc thì nó phát huy được sức mạnh của cả dân tộc và thời đại, giai cấp và dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau: Hệ tư tưởng trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc. Ngược lại khi hệ tư tưởng phản động, lạc hậu, hoặc là vận dụng không phù hợp các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thì lập tức sẽ gây ra những đổ vỡ khó lường.

Bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử mà bản thân các điều kiện này đều biến chuyển theo thời gian, vì vậy bản sắc văn hóa cũng luôn luôn vận động, tuy có tính ổn định, bền vững nhưng không phải là bất biến. Song con đường vận động, phát triển của bản sắc văn hóa phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực kinh tế, chính trị. Nó không phải đi theo đường thẳng, không phải văn hóa thời đại sau bao giờ cũng cao hơn thời đại trước, có những yếu tố văn hóa cổ mà văn minh ngày nay chưa thể vượt qua. Bản sắc văn hóa dân tộc cũng vận động, biến đổi theo trình độ dân trí, qua giao lưu văn hóa thời đại, nhưng vận động, tiếp biến rồi cũng xoay quanh cái gốc, trở về cái cội nguồn. Nhiều dân tộc bị áp bức bóc lột, bị nô lệ, bị đàn áp bao thế kỷ, trình độ tuy còn lạc hậu nhưng vẫn bám trụ và vươn dậy trong thời đại văn minh công nghệ tin học để chứng minh sức mạnh tiềm ẩn trong bản sắc văn hóa.

Bản sắc văn hóa dân tộc được tôi luyện, đúc kết qua các thế hệ nối tiếp nhau trong lịch sử, như dòng phù sa bồi tụ những gì tinh túy nhất làm nên sức sống trường tồn của dân tộc. Tất cả các quốc gia hiện nay đều chú trọng nghiên cứu di sản văn hóa của dân tộc mình, họ ý thức được rằng nếu không đề cao bản sắc văn hóa dân tộc thì tính đa đạng của văn hóa thế giới sẽ bị cạn kiệt do sự lai căng, pha tạp của các nền văn hóa.

Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy trong văn hóa dân tộc có nhiều yếu tố bảo thủ, níu kéo văn hóa trở về với quá khứ, làm cho văn hóa dân tộc khó thích nghi với thời đại mới. Xu hướng bảo thủ có mặt tích cực là tạo ra khả năng tự vệ, rào chắn có hiệu quả các cuộc xâm lăng văn hóa, nhưng bảo thủ sẽ dẫn tới loại trừ các yếu tố tích cực, hiện đại của văn hóa từ bên ngoài tác động vào.

Kết luận: Phải đứng vững trên quan điểm phủ định biện chứng để kế thừa có chọn lọc, loại trừ yếu tố lạc hậu, bổ sung yếu tố mới, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của cuộc sống. Yếu tố hiện đại giúp văn hóa truyền thống thích nghi với sự phát triển, đồng thời nó đáp ứng được nhu cầu văn hóa ngày càng tăng lên của dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc phải đứng vững trên đôi chân của mình để tiếp nhận các yếu tố hiện đại, làm cho các yếu tố hiện đại gia nhập và trở thành yếu tố văn hóa truyền thống.

Video liên quan

Chủ Đề