Dàn ý cảm nhận về nhân vật Huấn Cao

       Đối với dạng đề bài cảm nhận về hình tượng nhân vật, người làm phải biết cách chọn lọc, phân tích hành động, lời nói,.. của nhân vật để làm nổi bật nên tính cách, tài năng, nét đẹp nơi tâm hồn của nhân vật. Học sinh tham khảo dàn ý cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” dưới đây.

Mở bài: 

-     Giới thiệu nhanh về tác giả, tác phẩm

-     Hình tượng nhân vật trung tâm trong “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là những nho sĩ cuối mùa tuy thất thế nhưng vẫn giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn

-     Truyện ngắn Chữ người tử tù đã xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, một con người mang tài hoa, khí phách và thiên lương.

Thân bài:

Vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài ba

-     Tài năng viết thư pháp vang danh 

     + Quản ngục và thơ lại vô cùng ngưỡng mộ tài năng đó của ông Huấn: “người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm… có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời” => người tù được kính trọng, xưng là ông.

     + Cảnh cho chữ hiện lên vô cùng đẹp “người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang tô đậm nét chữ”

=> Hình tượng người tù hiện lên vô cùng đẹp, một người nghệ sĩ thực thụ trong nghệ thuật thư pháp. 

-     Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất

     + Ông là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình cuối cùng bị bắt giam vào ngục tù bị xử tử -> Tuy cận kề trước cái chết nhưng không hề run sợ vẫn ung dung, hiên ngang. 

     + Cuộc trò chuyện của người tù với cai ngục càng làm rõ nét khí phách đó của người tử tù: “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, ông coi nhà tù như chốn không người “ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi”, lại cực kỳ giỏi trong việc bẻ khóa vượt ngục

=> là một người văn võ song toàn có lý tưởng sống cao đẹp, dám đứng lên chống lại  triều đình để giúp dân thoát khỏi những áp bức, bóc lột vô lý -> toát lên khí phách, tiết tháo của nhà Nho -> lấy việc lớn làm trọng, không nề hà cái chết.

-     Thái độ thán phục của quản ngục và thầy thơ lại với người tử tù

     + Bọn lính canh cũng phải kiêng nể “tên này nguy hiểm và ngạo ngược nhất trong bọn”

     + Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” ⇒ phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

     + Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào đây”. ⇒ khí phách của người anh hùng không khuất phục trước cường quyền, bạo quyền.

-     Vẻ đẹp của một thiên lương trong sáng

     + Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ” ⇒ coi trọng tình nghĩa, chỉ cho chữ những người tri kỷ, tự nguyện.

     + Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân, không cho chữ. Khi Huấn Cao đã biết tấm lòng ”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục -> nhận lời cho chữ.

     + Câu nói của Huấn Cao với quản ngục: “Thiếu chút nữa... trong thiên hạ”

⇒ Một nghệ sĩ có thiên lương trong sáng, trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.

Cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” -> hội tụ tài năng, khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng của người nghệ sĩ đa tài.

-      Tác giả đặc tả hình tượng Huấn Cao trong hoàn cảnh tối tăm của nhà tù đầy rẫy mạng nhện, phân chuột, ẩm thấp trên cổ còn mang chiếc gông nặng, chân vướng xiềng đang thả hồn mình cùng nghệ thuật thư pháp, đang say mê “dậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ” trong hoàn cảnh -> nghệ thuật đối lập làm nổi bật hình tượng nhân vật Huấn Cao.

-      Hình tượng nhân vật Huấn Cao là biểu tượng cho sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp cái cao cả đối với cái phàm tục, dơ bẩn.

-      Nghệ thuật: nghệ thuật đối lập đặc sắc, xây dựng tình huống truyện nghịch lý, độc đáo, ngôn ngữ miêu tả nhân vật linh hoạt, chân thực,...

Kết bài:

-      Truyện ngắn xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao tài năng, sống có lý tưởng, khí phách, tấm thiên lương cực kỳ trong sáng.

-      Qua đó cho thấy cảm quan của tác giả đối với cái đẹp, cái tài.

Bài làm

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao, giới thiệu qua về nghệ thuật xây dựng và nêu ý nghĩa tư tưởng của viêc xây dựng hình tượng nhân vật này.

– Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tài năng và nổi tiếng bậc nhất trên văn đàn Việt Nam hiện đại, ông là một nhà nho luôn hướng về những giá trị truyền thống tốt đẹp và chuẩn mực có từ xa xưa

Chữ người từ từ là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nét nhất tinh thần yêu chuộng cái đẹp của nhà văn, truyện  ngắn rút từ tập “Vang bóng một thời” viết trước Cách mang [1940].

– Nhân vật Huấn Cao là nhân vật chính của câu chuyện, những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đều được Nguyễn Tuân tập trung thể hiện trong hình tượng nhân vật này

2. Thân bài:

* Huấn Cao là một con người có vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ

– Huấn Cao có tài viết chữ đẹp. Chữ nho – môn nghệ thuật thư pháp – con chữ được dụng bút để thể hiện cái tâm, cái chí trong tâm hồn. Có rất nhiều người thích chơi chữ, người ta treo chữ đẹp ở nơi trang trọng trong nhà, coi đó như là một thú chơi tao nhã của những người yêu cái đẹp, cái tài, cái thẩm mỹ. Chữ của Huấn Cao rất đẹp, tài chữ  “Tài viết chữ rất nhanh và đẹp” của ông nổi tiếng khắp cả tỉnh Sơn. Ngay cả viên quản ngục cũng biết đến cái tài đó “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm […]. Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời” và đến khi gặp được Huấn Cao, viên quản ngục bộc lộ sở nguyện nồng nhiệt và sâu sắc là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết.

Xem thêm:  Viết 1 bài nghị luận về bài học từ thiên nhiên

* Huấn Cao mang vẻ đẹp của bậc trượng phu với khí phách bất khuất, hiên ngang.

– Huấn Cao dám chống lại triều đình bất công để cứu lấy nhân dân thoát khỏi những áp bức, bất công vô lý.

–  Chí lớn không thanh, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run sợ trước cường quyền, vẫn ngạo nghễ đáp trả những lời lẽ dành cho mình.

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao

– Vẫn mang trong mình tư thế đường hoàng đón nhận cái chết, ông không sọ chết, cũng không sợ cường quyền.

* Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, cao quý

– Ông không sợ chết và không chịu khuất phục cường quyền, ông gây ra chuyện tày đình cũng chỉ vì ông lo lắng, nghĩ suy vì vận mệnh nhân dân đất nước.

– Huấn cao có tài viết chữ, nhưng ông rất ý thức được bản thân mình, không phải ai ông cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài… cho nên, suốt đời Huấn Cao chỉ mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Ông tỏ thái độ khinh bạc ra mặt vì tưởng rằng quản ngục có âm mưu đen tối gì, khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình. Rồi ông “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ.

Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm, …Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

– Cảnh cho chữ trong nhà tù, được tác giả gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Cái thiên lương trong sáng, cái đẹp, cái tài của Huấn Cao càng được soi rọi sáng ngời vô cùng. Trong cái nhà tù ẩm thấp và hôi hám, ba con người,  người ban phát cái đẹp, người nhận cái đẹp, ánh sáng ngon đuốc soi rọi tấm vải trắng, nghiêng mực thơm và những sự xúc động dâng trào đã khiến cho quang cảnh nơi ngục tù như được mở rộng ánh sáng của cái đẹp, của tình người, của tính nhân văn

*  Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao.

– Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào trong một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc gặp gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp nhưng đó lại là cuộc fawpj gơ định mệnh của những kẻ liên tài

– Miêu tả Huấn Cao để làm nổi bật cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng của một bậc đại nho giữa thời buổi loạn lạc, cuộc đời khó tìm ra chân lý đích thực

Nguyễn Tuân sử dụng sức mạnh bút pháp lãng mạn để miêu tả sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả và phàm tục, dơ bẩn. Đặc biệt ở cảnh cho chữ.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội: Suy ngẫm của em về tình cha con

– Ngôn ngữ miêu tả nhân vật Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình. Ông sử dụng nhiều từ Hán – Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm không khí,  vẻ đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.

3. Kết luận:

Nhân vật Huấn Cao là hình tượng tiêu biểu của cái tài, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của cái khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Đây là lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn, là ý nghĩa tư tưởng của hình tượng.

– Hình tượng Huấn Cao được xây dựng trên cơ sở nguyên mẫu Cao Bá Quát, một nhà Nho có tài văn thơ, viết chữ đẹp nổi tiếng mộ thời và cũng là người từng tham gia lãnh đạo khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình nhà Nguyễn. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân bộc lộ tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín nhưng sâu sắc vô cùng.

Minh

Video liên quan

Chủ Đề