Đánh giá cách tiếp cận trong các chương trình giáo dục mầm non Việt Nam

Việt Nam đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục mầm non cho tất cả trẻ em

Cỡ chữ Màu chữ:

Ngày 12/6, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc [UNICEF] đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo đảm tất cả trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1”. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tham dự và phát biểu tại hội thảo.

Tham dự hội thảo có 290 học giả, nhà nghiên cứu và cán bộ chỉ đạo giáo dục mầm non đến từ 11 nước cùng đại diện lãnh đạo cấp cao của mộ số Tổ chức quốc tế và đại diện một số đại sứ quán các nước tại Việt Nam.

» Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Đổi mới phương pháp dạy mầm non
  • Giáo dục mầm non
  • Phương pháp giáo dục mầm non
  • Kinh nghiệm dạy mầm non
  • Dạy học mầm non
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Một số cách tiếp cận về đổi mới nội dung Giáo dục Mầm non. Ts. Bùi Thị Việt- lược dịch  Đổi mới nội dung giáo dục mầm non trước hết cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của nội dung, đồng thời sử dụng những phương pháp mới, cải tiến những phương pháp truyền thống. Nội dung giáo dục bao gồm rất nhiều kiến thức về các hoạt động khác nhau của trẻ, với những phương pháp, phương tiện trẻ sử dụng, các hoạt động tạo ra sản phẩm, hoạt động nhận thức,… Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc chọn lựa nội dung giáo dục để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đảm bảo cơ sở cho phát triển sau này.  Thứ nhất: Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính phát triển để giúp khám phá các tiềm tàng của trẻ. Nhiều công trình đã chỉ ra rằng: Trẻ học được nhiều điều không phải chỉ từ người lớn mà còn chính ở trong quá trình hoạt động cùng với trẻ khác. Trẻ phát triển trong quá trình tiếp thu những kiến thức thực tế và sử Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  2. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com dụng những đồ vật khác nhau. Thế nhưng nội dung của quá trình hoạt động và hoạt động với các đồ vật của trẻ lại có giáo viên tổ chức. Vì vậy, giáo viên cần phải biết nội dung giáo dục nào, trực tiếp hay gián tiếp, giúp cho từng các nhân trẻ phát triển tốt hơn.  Thứ hai: Nội dung giáo dục cho trẻ mầm non cần phải có tính hệ thống, có nghĩa là vẫn phải đảm bảo mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong một hệ thống, giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết của mình. Cuối 5-6 tuổi, trẻ có thể nắm được kỹ năng xây dựng những hoạt động mới dựa trên hệ thống kiến thức, kỹ năng đã có. Kỹ năng đó chính là phương tiện nhận thức, giúp trẻ vượt qua khỏi được những sự vật, hiện tượng riêng lẻ xuất phát từ những cái chung, tổng thể. Trên cơ sở đó trẻ có thể xây dựng được những cái chung trọn vẹn.  Thứ ba: Tính hệ thống trong nội dung giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên tích hợp chúng. Đối với trẻ mầm non, nhiệm vụ phát triển dựa trên sự phối hợp, hợp lý giữa kiến thức và tình cảm nhưng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Thông qua việc tổ chức tích hợp nội dung giáo dục trẻ mầm non mà giáo viên có khả năng: Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  3. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Không chỉ làm phong phú kiến thức, kỹ năng của trẻ - trong lĩnh vực hoạt động mà còn giữ được giá trị của từng cái riêng rẻ. Đạt được kết quả cần thiết trong thời gian tối ưu nhất. - Thứ 4: Nội dung giáo dục mầm non cần dẫn dắt trẻ làm quen với cả văn hóa của dân tộc mình và văn hóa của các dân tộc khác. Cho trẻ làm quen với phong tục, tập quán quê hương…. Ta dạy trẻ thái độ tôn trọng bố mẹ, người thân , những người xung quanh, yêu quý làng xóm, trường học,… tự hào về quê hương đất nước. Biết văn hóa dân tộc mình, trẻ sẽ có thái độ tôn trọng văn hóa dân tộc khác. Tích hợp nội dung giáo dục thể hiện ở chỗ làm quen với văn hóa chung, giữ gìn truyền thống, bản sắc và văn hóa dân tộc. Quá trình giáo dục trẻ hiện nay càng gắn chặt với sự phát triển xã hội của trẻ. Với việc tiếp thu quy tắc hành vi ứng xử trong xã hội. Trẻ nhận thức được “Tôi là ai” “ Tôi có thể làm được gì?” hiểu được bạn, khả năng của bạn và trên cơ sở đó xây dựng các mối quan hệ- tất cả những diều đó đều diễn ra trong tập thể trẻ và thông qua tập thể trẻ. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  4. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Đề cập đến vấn đề giáo dục hiện nay , cần chú ý đến hai quan điểm sau đây : Một mặt cần dạy cho trẻ có thái độ khoan dung với ý - kiến của người khác, có kỹ năng thừa nhận và tôn trọng quyền với người khác. Bởi vì chỉ có thái độ khoan dung, độ lượng với người của dân tộc khác, với những tôn giáo, niềm tin khác thì mới có thể chống lại sự thù hằn dân tộc. Mặt khác cần phải giáo dục trẻ kỹ năng trình bày ý - kiến không đồng tình, không hài lòng, sự bực mình một cách có văn hóa. Trong trường hợp ngược lại, có thể dẫn trẻ đến tình trạng thù nghịch và khủng hoảng lâm lý. Thứ 5: Cơ sở của nội dung giáo dục mầm non phải là các hoạt động khác nhau, trẻ phát triển chính trong hoạt động, và qua các thành phần cơ bản của hoạt động như xác định mục đích, lựa chọn phương tiện, tìm kiếm phương pháp, cách kiểm tra… Cách tiếp cận hoạt động bảo đảm cho trẻ tiếp thu nội dung kiến thức một cách khách qua thông qua người lớn, bạn bè…Môi trường hoạt động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, nó không những đảm bảo cho trẻ hoạt động mà còn kích thích trẻ tích cực, sáng tạo trong môi trường hoạt động đó. Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  5. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Thứ 6: Lựa chọn nội dung giáo dục mầm non cần chú ý đảm bảo sức khỏe cho trẻ, củng cố và bảo vệ tâm lý trẻ, hình thành cho trẻ lối sống khỏe mạnh, các kỹ năng vệ sinh, nhu cầu tắm rửa sạch sẽ, đánh răng mỗi buổi sáng và tối, chú ý rửa tay trước khi ăn, thường xuyên luyện tập thể thao. Bên cạnh đó cần tổ chức cuộc sống của trẻ ở trường mầm non, có những điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động sáng tạo, ở đó trẻ tin tưởng rằng trẻ sẽ được bảo vệ, những điều tốt đẹp luôn chờ trẻ ở đó. Nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục đảm bảo sức khỏe cho trẻ- đòi hỏi trước hết phải tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đa dạng của trẻ. Ví dụ, để củng cố cho trẻ kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, giáo viên nên lể cho trẻ nghe loại dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Khi đi dạo chơi, cần hướng trẻ chú ý đến các vườn cây, công viên, cho trẻ cảm nhận được sự sảng khoái khi hít thở không khí trong lành dưới những tán cây mát mẻ. Nên hạn chế thông tin tiêu cực, vì chúng làm cho trẻ lo lắng Trên đây là 6 cách tiếp cận và đổi mới và lựa chọn nội dung giáo dục mầm non, chúng có liên quan mật thiết với nhau. Để thực hiện, đòi hỏi người giáo viên phải hết mình, phải nắm vững chuyên môn. Trường mầm non cần phải đổi mới và nâng cao Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
  6. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com yêu cầu đối với nội dung giáo dục, tập trung chú ý cho trẻ chuẩn bị vào trường phổ thông. Thực tế hiện nay cho thấy, do yêu cầu trẻ vào học lớp Một ngày càng nâng cao, thiếu căn cứ nên nhiều bậc phụ huynh cho trẻ đi học quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm hứng thú đi học của trẻ. [ Thông tin Khoa học giáo dục mầm non.] Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

5 phương pháp tiếp cận giáo dục cho trẻ mầm non

Cùng thực hiện 5 phương pháp tiếp cận giáo dục mầm non mới giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, tính kỷ luật và tự lập nhé! Để phụ huynh ý thức được việc giáo dục trẻ mầm non ở "giai đoạn vàng của cuộc đời" đóng vai trò quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ. » Xem thêm

» Thu gọn
Chủ đề:
  • Kỹ năng dạy con
  • Phương pháp tiếp cận trẻ
  • Phương pháp dạy trẻ mầm non
  • Kỹ năng sống cho trẻ
  • Kinh nghiệm mầm non
  • Giáo dục trẻ mầm non
Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. 5 phương pháp tiếp cận giáo dục cho trẻ mầm non
  2. Cùng thực hiện 5 phương pháp tiếp cận giáo dục mầm non mới giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, tính kỷ luật và tự lập nhé! Hầu hết phụ huynh đều ý thức được việc giáo dục trẻ mầm non ở "giai đoạn vàng của cuộc đời" đóng vai trò quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trí tuệ. Tuy nhiên, phương pháp giáo dục mầm non truyền thống tại Việt Nam dường như vẫn còn chưa cập nhật các bài học được thiết kế phù hợp với tâm lý, độ tuổi cũng như trang thiết bị phục vụ cho việc học của trẻ như nhiều nước trên thế giới. Điển hình như 5 phương pháp tiếp cận giáo dục mầm non nổi bật được áp dụng phổ biến tại những nước phát triển. Trẻ sẽ dần làm quen với những kỹ năng sống cơ bản như:
  3. biết tự chăm sóc bản thân, có ý thức về vệ sinh, dinh dưỡng và cảm thức về nghệ thuật khi được tiếp cận với những phương pháp học tập mới. 1. Thuyết trí thông minh đa dạng [Multiple Intelligences] của giáo sư Howard Gardner [Đại học Harvard]. Với quan điểm khẳng định mỗi trẻ đều có những khả năng đặc biệt cần phải được phát hiện và bồi dưỡng, Gardner đã phân loại trí thông minh gồm: trí thông minh có giá trị điển hình trong trường học; trí thông minh gắn với nghệ thuật và trí thông minh cá nhân. Trí thông minh cá nhân bao gồm: ngôn ngữ, toán học, âm nhạc, thể chất, hội họa không gian, nội tâm và giao tiếp xã hội, ngoài ra còn trí thông minh về tự nhiên... Lý thuyết này giúp các nhà giáo dục động viên và kích thích mọi nhân tố phát triển trí não của trẻ. 2. Phương pháp tiếp cận dự án [Project Approach], được khởi xướng bởi chuyên gia Lilian Katz [Mỹ], tạo cơ hội cho trẻ được theo đuổi, tìm hiểu, khám phá về các vấn đề mà trẻ thực sự hứng thú. Phương pháp này thúc đẩy quá trình tự nghiên cứu, tư duy độc lập và quan trong nhất là nuôi dưỡng lòng say mê học tập ở trẻ.
  4. 3. Cách tiếp cận lên kế hoạch - làm - đánh giá [Plan - Do - Review] của chương trình High Scope [Mỹ] cho phép trẻ được tự khởi xướng kế hoạch khám phá, thực thi và đánh giá việc thực thi kế hoạch dưới dẫn dắt của giáo viên. 4. Cách tiếp cận Reggio Emilia xuất phát từ Italy, đang được đánh giá cao và được áp dụng tại những trường mầm non tốt ở nhiều nước trên thế giới bởi khả năng mở rộng cánh cửa cho trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ được bay bổng qua các hoạt động: vẽ, nặn, sáng tác tranh… 5. Phương pháp tiếp cận Montessori: đây là mô hình giáo dục đầu đời nổi tiếng trên thế giới, giúp phát triển kỹ năng học tập, kỹ năng sống và 5 giác quan của trẻ qua các bộ đồ chơi học tập có khả năng phát triển giác quan, tri giác và khả năng suy luận, dự đoán cho trẻ. Montessori đề cao việc phát triển tính tự lập cho trẻ và giúp trẻ trở nên kỷ luật một cách tự nguyện. Mỗi phòng Montessori có 115 bộ học cụ, giúp trẻ phát triển 5 mặt: khả năng tri giác, toán, ngôn ngữ, kỹ năng sống và bước đầu tìm hiểu thế giới tự nhiên và văn hóa.
  5. Đầu tư đúng cách cho con là niềm mong mỏi của mỗi gia đình. 5 phương pháp kể trên đều đã được áp dụng giảng dạy cho nhiều trẻ ở độ tuổi mầm non trên thế giới và đã cho những kết quả ấn tượng khi trẻ trở nên độc lập, tự tin và năng động hơn hẳn so với trẻ học theo cách truyền thống. Tại Việt Nam, một số trường mầm non cũng đã bắt đầu đưa một số phương pháp trên vào chương trình. Một trong số đó có thể kể đến hệ thống trường Dân lập Quốc tế Việt Úc [VAS]. Luôn tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp dạy và học hiện đại, VAS đã xây dựng một giáo trình mầm non
  6. độc đáo mang tên "Phương pháp học tập đa hoạt động" [Multi-faceted Approach to learning]. Phương pháp này được áp dụng trên toàn bậc mầm non của hệ thống. Kết hợp năm phương pháp giáo dục kể trên bằng 2 ngôn ngữ Anh - Việt, giáo trình của VAS thể hiện sự tích hợp cao và qua đó, trẻ luôn tương tác, chủ động tham gia vào bài học cùng với các bạn đồng nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ngoài việc nâng cao tri thức và các kỹ năng lời nói, trẻ sẽ dần làm quen với những kỹ năng sống cơ bản như: biết tự chăm sóc bản thân, có ý thức về vệ sinh, dinh dưỡng và cảm thức về nghệ thuật. Đây vốn là những kỹ năng và hiểu biết nền tảng cho lớp đầu cấp của chương trình quốc tế Cambridge được đào tạo xuyên suốt mọi cấp lớp tại VAS. Để phục vụ cho mô hình này, trang thiết bị cũng đóng vai trò tiên quyết với sự đầu tư lớn của trường cho những bộ học cụ và phòng Montessori riêng, bảng thông minh... hay xưởng nghệ thuật tạo hình cho trẻ theo đúng phong cách Reggio Emilia. Đầu tư đúng cách cho con là niềm mong mỏi của mỗi gia đình, vì vậy, để con phát triển toàn diện, ngoài giáo dục từ trường học, bố mẹ cũng cần hiểu thêm về tâm lý cũng như những nguyên lý giáo dục hiện đại để khuyến khích và
  7. động viên con mình phát triển về trí tuệ lẫn thể chất và mang đến cho con một môi trường học tập, sinh hoạt tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề