Đánh giá cách trở thành học sinh giỏi

Quy định về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh? Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi thực hiện việc xếp loại học lực? Cách xếp loại học sinh giỏi, học sinh xuất sắc?

Học lực luôn là một trong số những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với các bậc phụ huynh cũng như là các em học sinh. Chắc hẳn đối với nhiều chủ thể thì việc trở thành một học sinh giỏi là vô cùng quan trọng và có những ý nghĩa đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải ai cũng biết cách để có thể tính điểm học sinh giỏi cũng như là cách để có thể xếp loại học lực, hạnh kiểm cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Căn cứ pháp lý: Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quy định về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh:
    • 1.1 1.1. Đánh giá kết quả học tập theo môn học:
    • 1.2 1.2. Đánh giá kết quả học tập học kì, cả năm:
  • 2 2. Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi thực hiện việc xếp loại học lực:
  • 3 3. Cách xếp loại học sinh giỏi, học sinh xuất sắc:

1. Quy định về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh.

1.1. Đánh giá kết quả học tập theo môn học:

Đánh giá kết quả học tập đối với môn đánh giá bằng nhận xét:

– Trong một học kì của năm học, theo Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì kết quả học tập mỗi môn học được đánh giá theo 01 trong 02 mức cụ thể đó là: Đạt hoặc chưa đạt.

+ Mức Đạt: Học sinh sẽ cần có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định và tất cả các lần kiểm tra, đánh giá thì học sinh sẽ đều được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Học sinh khi thuộc các trường hợp còn lại thì sẽ bị đánh giá ở mức này.

– Cũng giống như thế thì ta nhận thấy, kết quả học tập cả năm của mỗi môn học cũng được đánh giá theo 01 trong 02 mức cụ thể đó là: Đạt hoặc chưa đạt.

+ Mức Đạt: Học sinh khi có kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Học sinh khi có kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.

Đánh giá kết quả học tập đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số:

– Căn cứ theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì điểm trung bình môn học kì [ĐTBmhk] đối với mỗi môn học của học sinh ở trong trường học sẽ được tính theo công thức:

ĐTBmhk = TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck
Số ĐĐGtx+ 5

Trong đó: TĐĐGtx được hiểu cơ bản chính là tổng điểm đánh giá thường xuyên; ĐĐGtx là điểm đánh giá thường xuyên; ĐĐGgk là điểm đánh giá giữa kỳ; ĐĐGck là điểm đánh giá cuối kỳ.

– Điểm trung bình môn cả năm [ĐTBmcn] của học sinh căn cứ theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì sẽ được tính với công thức cụ thể như sau:

ĐTBmcn = ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII
3

Trong đó: ĐTBmhkI được hiểu là điểm trung bình môn học kì I; ĐTBmhkII được hiểu là điểm trung bình môn học kì II.

1.2. Đánh giá kết quả học tập học kì, cả năm:

Theo quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn đánh giá kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học của các bạn học sinh có nội dung cụ thể như sau:

Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số, điểm trung bình môn học trong kỳ của các bạn học sinh sẽ được sử dụng để nhằm mục đích thực hiện việc đánh giá kết quả học tập trong từng học kì, điểm trung bình môn cả năm của các bạn học sinh cũng sẽ được sử dụng để  nhằm mục đích thực hiện việc đánh giá kết quả học tập trong cả năm học của các bạn học sinh.

Kết quả học tập trong từng học kì và cả năm học của các bạn học sinh căn cứ theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT được đánh giá theo 01 trong 04 mức cụ thể đó là: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt.

– Mức Tốt:

+ Học sinh của trường học sẽ cần phải có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Đạt.

+ Học sinh của trường học sẽ cần phải có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó thì học sinh đó cần có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

– Mức Khá:

+ Học sinh của trường học sẽ cần phải có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Đạt.

+ Học sinh của trường học sẽ cần phải có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm của học sinh đó sẽ cần phải từ 5,0 điểm trở lên, trong đó ít nhất 06 môn học điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

– Mức Đạt:

+ Học sinh của trường học sẽ cần phải có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức Chưa đạt.

+ Học sinh của trường học sẽ cần phải có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm của học sinh đó là từ 5,0 điểm trở lên và không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm dưới 3,5 điểm.

– Mức Chưa đạt: Học sinh thuộc các trường hợp còn lại.

Chúng ta cũng sẽ cần lưu ý rằng trong trường hợp nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 mức trở lên so chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó của các bạn học sinh sẽ được điều chỉnh lên mức liền kề.

2. Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi thực hiện việc xếp loại học lực:

Nếu như ta nhận thấy rằng điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm của các bạn học sinh đã đạt mức của loại Giỏi, loại Khá được nêu cụ thể ở phần bên trên nhưng do các bạn học sinh đó có duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại học lực đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh cụ thể như sau:

– Trong trường hợp nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm của các bạn học sinh đạt mức loại Giỏi nhưng bởi vì do một kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà lại phải xuống loại trung bình thì học lực của học sinh đó sẽ được điều chỉnh xếp loại Khá.

– Trong trường hợp nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm của các bạn học sinh đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Yếu thì học lực của học sinh đó được điều chỉnh xếp loại Trung bình.

– Trong trường hợp nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm của các bạn học sinh đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Yếu thì học lực của học sinh đó được điều chỉnh xấp loại Trung bình.

– Trong trường hợp nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm của các bạn học sinh đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì học lực của học sinh đó được điều chỉnh xếp loại Yếu.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, việc xếp loại học lực cấp 1, cấp 2, cấp 3 có những quy định cụ thể và các trường học đều cần phải tuân thủ đúng các quy định này để có thể thông qua đó đảm bảo những quyền lợi cơ bản của các em học sinh.

Tiêu chuẩn xếp loại học sinh giỏi:

Căn cứ cụ thể theo điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, các bạn học sinh được khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi nếu các bạn học sinh đó có kết quả rèn luyện cả năm và kết quả học tập cả năm của các bạn đều được đánh giá mức Tốt. Cụ thể như sau:

– Kết quả rèn luyện mức Tốt:

Theo quy định cụ thể được nêu tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT bạn học sinh quy định, kết quả rèn luyện cả năm học của các bạn học sinh đạt mức Tốt khi ở học kì II các bạn học sinh đó được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

Trong đó, ta nhận thấy rằng, kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì đạt mức Tốt nếu như các bạn học sinh đó đã đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và các bạn học sinh đó có nhiều biểu hiện nổi bật.

Kkết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì đạt mức Khá nếu đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.

– Kết quả học tập mức Tốt:

Căn cứ cụ thể theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, các bạn học sinh được đánh giá kết quả học tập mức Tốt khi:

+ Các bạn học sinh được đánh giá kết quả học tập mức Tốt khi tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

+ Các bạn học sinh được đánh giá kết quả học tập mức Tốt khi cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên.

+ Các bạn học sinh được đánh giá kết quả học tập mức Tốt khi có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình học kỳ, trung bình cả năm đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Trong đó:

+ Các môn đánh giá bằng nhận xét mà chúng ta có thể kể đến cụ thể đó là các môn học sau đây: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Kết quả học tập của môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 trong 02 mức: Đạt, Chưa đạt [theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT].

+ Các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số sẽ được áp dụng cho các môn học còn lại theo quy định cụ thể tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Tiêu chuẩn xếp loại học sinh xuất sắc:

Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, điều kiện để các bạn học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc cụ thể là:

– Điều kiện để các bạn học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc đó là các bạn học sinh cần có kết quả rèn luyện và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

– Điều kiện để các bạn học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc đó là các bạn học sinh cần có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.

Như vậy, pháp luật nước ta cũng đã quy định khá cụ thể về việc xếp loại học lực cho các bạn học sinh. Các bậc phụ huynh và các bạn học sinh có thể theo dõi các quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này để có thể thông qua đó đảm bảo được quyền và những lợi ích hợp pháp của mình.

Chủ Đề