Đánh giá hiện trạng ngập lụt tp hcm năm 2024

Bài tiểu luận môn học này (Phương pháp Nghiên cứu và Công cụ Quy hoạch) do nhóm tác giả thực hiện - tổng hợp kết quả từ 3 bài tập đã thực hiện trong quá trình thực tập gồm: Bài tập 1: Giới thiệu về những thành tựu và cống hiến của một (hoặc một nhóm) các nhà khoa học với tên đề tài/ chủ đề là JAMES WATT - MÁY HƠI NƯỚC Bài tập 2: Đề xuất nghiên cứu trong lĩnh vực quy hoạch về đề tài “ Diện tích mặt nước của TPHCM đã sụt giảm như thế nào trong khoảng 10 năm (kể từ đồ án quy hoạch chung được duyệt( 2008 – 2010). Điều đó liên quan, ảnh hưởng thế nào đến tình trạng ngập lụt?” Bài tập 3: Báo cáo khảo sát khu vực Quận 9 TP - Ngập lụt đô thị.

BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓMSTT. TÊNTHÀNH VIÊN(MSSV)NHIỆM VỤ 1 2 3 4 5 6 TRUNGBÌNHGHICHÚ

  1. Phan Quốc Bình (21510501666) Phần 2: tổng quan về cơ sở lý thuyết, thực tiễn và pháp lý
  2. 9 9 9 9 9 9 Hoàn thành tốt
  3. Huỳnh Gia Hân (21510501684) Phần 2: tổng quan về cơ sở lý thuyết, thực tiễn và pháp lý 8 - 8 8 8 8 8 Hoàn thành
  4. Trần Phạm Nguyễn (21510501722) Phần 3: phương pháp, phân tích dữ liệu và kết quả 9 9 - 10 10 9 9 Hoàn thành tốt, tích cực
  5. Phan Thanh Thảo (21510501744) Phần 3: phương pháp, phân tích dữ liệu và kết quả 9 9 9 - 9 9 9 Hoàn thành tốt
  6. Sử Anh Thư (nhóm trưởng) (21510501749) Phần 4: kết luận và khuyến nghị 9 9 9 9 - 9 9 Hoàn thành tốt, tích cực
  7. Tạ Nguyễn Bảo Trân (21510501761) Phần 1: giới thiệu khu vực 9 9 9 9 9 - 9 Hoàn thành tốt

MỤC LỤC

PHẦN 1 ( Bài tập 1) ..............................................................................................

  • PHẦN 1 ( Bài tập 1) ..............................................................................................
  • PHẦN 2 ( Bài tập 2) ............................................................................................. - 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. - 3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ................... - 4. REVIEW PHƯƠNG PHÁP CHÍNH .............................................................
  • PHẦN 3 ( Bài tập 3 ) ...........................................................................................
    • Mở đầu ...................................................................................................... - 1. GIỚI THIỆU .......................................................................................... - 2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ .......................................................................... - 3. PHƯƠNG PHÁP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ...................................................... - 4. KẾT LUẬN

kết hợp với cần điều khiển, van trượt. Luồng hơi nước đưa vào máy có chuyển sang thanh truyền và tay quay để làm quay tròn bánh xe. Chính chuyển động này làm cho máy có thể sử dụng cho bất kỳ loại máy công cụ nào. Đặc biệt kích thước của máy đã được thu nhỏ lại hơn trước rất nhiều mà hiệu suất lại rất cao. Nhưng để đạt được kết quả vĩ đại như vậy là cả một quá trình nhẫn nhục, biết bao công sức, kiên trì mà J đã bỏ ra. Ông đã dành ra gần như cả thập kỉ, sau biết bao lần thất bại, gặp phải khó khăn về tài chính, không một ai tin tưởng là Watt có thể tạo ra được kì tích cho xã hội. Nhưng ông đã có thể chứng minh, bằng tài năng, nghị lực, và cả một chút may mắn khi gặp được Bulton - một kỹ sư, một ông chủ giàu có và hiểu biết chuyên môn, với tầm nhìn xa trông rộng ông đầu tư cho Watt. Cuối cùng, năm 1790 chiếc máy hơi nước được cải thiện gần như là hoàn hảo ra đời, tạo ra kỳ tích lớn trong lịch sử nhân loại. Máy hơi nước của Watt xuất hiện được áp dụng rộng rãi máy móc vào các dây chuyền sản xuất, các nhà máy sản xuất có thể được xây dựng ở bất kỳ đâu, tạo bước chuyển lớn cho ngành dệt. Máy hơi nước của James Watt ra đời, không chỉ có tác động to lớn trong ngành dệt, hay trong các mỏ than mà còn tác động đến ngành giao thông vận tải. Năm 1814 , kiến trúc sư người Anh George Stephenson chế tạo thành công xe lửa chạy bằng hơi nước. Stephen đã được suy tôn là "Cha đẻ của đầu máy xe lửa”. Ngày 19/8/ 1807 , một nhà phát minh người Mỹ là Fulton đã thiết kế một chiếc tàu chờ khách chạy bằng hơi nước chạy thử thành công trên sông Hudson. Sử dụng động cơ hơi nước đa năng của Watt. Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người. Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu. Đây là tiền đề quan trọng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Là 1 công trình nghiên cứu có sức ảnh hưởng to lớn đối với nhân loại. Khả năng úng dụng của động cơ hơi nước rất cao và rộng rãi, có tính ứng dụng rất cao đối với thời điểm lúc bấy giờ. Là tiền đề và là động lực để các nhà phát minh sau học hỏi và sáng tạo. Tài liệu tham khảo: Muirhead, James Patrick (1859), The life of James Watt: Hulse David K, (2001), The development of rotary motion by steam power. Dickinson, H. W, (1935), James Watt. Roll, Erich, (1930), An Early Experiment in Industrial Organisation.

PHẦN 2 ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Diện tích mặt nước của TPHCM đã sụt giảm như thế nào trong khoảng 10 năm (kể từ đồ án quy hoạch chung được duyệt( 2008 – 2010). Điều đó liên quan, ảnh hưởng thế nào đến tình trạng ngập lụt?

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngập lụt đô thị đã và đang là vấn đề nhứt nhói và đáng quan tâm hiện nay. Việc ngập ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống hằng ngày của người dân; làm hư hại các công trình xây dựng, phá hủy các công trình hạ tầng kỹ thuật, làm cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường..ành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong các đô thị đang phải đối mặt với tình trạng ngập lụt đó. Một số nhà chuyên gia đặt nghi vấn rằng: “ Ngập lụt xảy ra ở TP. HCM không chỉ do tình trạng biến đổi khí hậu, điều kiện tự nhiên, triều cường, mà còn do nguyên nhân diện tích mặt nước bị giảm”. Hiện nay tình trạng ngập lụt vẫn còn , sau nhiều nỗ lực của chính quyền và các chuyên gia đô thị. Đầu tiên phải nói đến, dù đã có rất nhiều dự án đầu tư chống ngập, nhưng cuối cùng không mang lại hiệu quả gì, gần 29 tỷ đồng đã được đầu tư từ 2008, nhiều khu vực trước đây ở TP HCM được ví như “rốn ngập” nay không còn nữa nhưng những tuyến đường chưa từng ngập giờ trở thành "sông". Cụ thể từ năm 2008, trên địa bàn TPHCM có khoảng 126 điểm ngập tập trung ở các quận vùng trũng như: Bình Thạnh, quận 2 , quận 4, quận 6, quận Bình Tân... TPHCM bắt đầu đưa chương trình chống ngập trên toàn địa bàn. Đến năm 2011, theo số liệu thống kê của Trung tâm điều hành chống ngập TPHCM, nơi đây đã khắc phục được con số điểm ngập chỉ còn 58 điểm bao gồm: 1 phần quận Bình Thạnh, quận 2, quận Bình Tân... Đến năm 2015, tiếp tục giảm còn 23 điểm ngập, tập trung ở: quận Tân Phú và 1 phần nhỏ quận 10 và quận Bình Thạnh. Nhưng đến năm 2016, con số điểm ngập lại tăng lên 59 điểm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia con số này chưa thật sự phản ánh hết hiện trạng ngập lụt ở TPHCM [ 1 ]. Ngoài ra, nguyên nhân còn do quá trình đô thị hoá nhanh. Đô thị hóa thiếu kiểm soát, phát triển đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng không đồng bộ, đô thị hóa làm mất đi các mặt phủ thấm nước và dòng chảy tự nhiên đang là những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của tình trạng ngập lụt đô thị. Trong đô thị diện tích hồ, ao và kênh, rạch bị san lấp tăng lên khiến cho khả năng chứa nước tại chỗ của khu vực này giảm xuống, đồng nghĩa với việc làm giảm đi những nơi có thể chứa nước trong đô thị. Việc gia tăng diện tích bề mặt bị bê tông hóa; khai thác nước ngầm quá mức kết hợp với việc xây dựng quá nhiều nhà cao tầng dẫn đến tình trạng sụt lún nền đất; việc nâng cao nền, xây đê, đường, cầu làm cản trở dòng chảy..ũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt.. Trong vòng 30 năm, diện tích mặt phủ thấm nước của TPHCM mất đi phần lớn. Những năm 2010, vùng đô thị hóa đã lan rộng một phần ba thành phố, mặt phủ thấm nước bị biến mất và chiếm chỗ bởi con người. Cũng trong thời gian này, mực nước các sông trong TPHCM dâng lên rất rõ. Mực nước mưa cũng tăng lên theo thời gian. Chính quá trình đô thị hóa gây lún khiến vấn đề phức tạp hơn. Tầng nước ngầm bị khai thác khiến tầng đất bị chuyển xuống

trong việc chỉ đạo, ban hành các văn bản quy địnhệc phát triển tăng diện mặt nước cũng như mảng xanh trong đô thị được chú trọng. Việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp chống ngập trong đô thị không chỉ có các cơ quan nhà nước quan tâm mà còn nhận sự ủng hộ nhiệt tình của ngươi dân. Bên cạnh đó việc thu thập, tìm kiếm tài liệu cụ thể là bản đồ quy hoạch của Thủ Thiêm vào năm 2010 khó khăn chính trong trong quá trình nghiên cứu của nhóm lần này. Với mục tiêu đề xuất trong nghiên cứu “Diện tích mặt nước của TPHCM đã sụt giảm như thế nào trong khoảng 10 năm (kể từ đồ án quy hoạch chung được duyệt( 2008 – 2010). Điều đó liên quan, ảnh hưởng thế nào đến tình trạng ngập lụt?” của nhóm lầm này là. Thứ nhất chứng minh được việc ngập lụt đô thị có chịu sự tác động sự sụt/giảm (nếu có) của diện tích mặt nước. Thứ hai, sau nghiên cứu có thể thêm giải pháp làm giảm ngập lụt đô thị, tăng diện tích mặt nước nói riêng cũng như diện tích các yếu tố tự nhiên như cây xanh mảng cỏ nói chung góp phần tạo nên môi trường sống tốt hơn trong đô thị. Tài liệu tham khảo 1. Ngập úng đô thị - Nguyên nhan cơ bản và đề xuất giải pháp, Tạp chí kiến trúc 5/2022. 2. Hữu Nguyên, Vì sao đầu tư gần 29 tỷ đồng TP HCM vẫn ngập, , vnexpress 9/2015. 3. Hoàng Minh, Ngập lụt đô thị nhìn từ trường hợp TPHCM, Kinh tế Sài Gòn Online 7/2022. REVIEW PHƯƠNG PHÁP CHÍNH ĐƯỢC SỬ DỤNG Đối với đề xuất nghiên cứu của nhóm là “ Diện tích mặt nước của TPHCM đã sụt giảm như thế nào trong khoảng 10 năm (kể từ đồ án quy hoạch chung được duyệt( 2008 – 2010). Điều đó liên quan, ảnh hưởng thế nào đến tình trạng ngập lụt?”. Phương pháp nghiên cứu chính mà nhóm lựa chọn là phương pháp nghiên cứu so sánh,đối chiếu. Phương pháp nghiên cứu so sánh là một thủ tục có hệ thống tương phản của một hoặc nhiều hiện tượng, thông qua đó tìm cách thiết lập sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. Kết quả phải là để có được dữ liệu dẫn đến định nghĩa của một vấn đề hoặc cải thiện kiến thức về vấn đề này. Phương pháp này là một trong những tài nguyên được sử dụng nhiều nhất bởi các nhà nghiên cứu cũng như phương pháp thử nghiệm và thống kê. Các bước của phương pháp điều tra so sánh  Xác định vấn đề và phát thải tiền giả thuyết  Cấu hình cấu trúc lý thuyết

 Phân định đối tượng  Phân định phương pháp  Tiêu chí lựa chọn mẫu  Phân tích các trường hợp  Giải thích Đây là phương pháp mà nhóm cho là phù hợp trong đề tài nghiên cứu lần này , nó cho ta thấy được cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của diện tích mặt nước của đô thị giữa hai mốc thời gian được xác định từ rút kết ra và đánh giá, cũng như kiểm chứng được mục đích mà nhóm đề ra khi bắt đầu nghiên cứu. Tài liệu tham khảo

  1. Díaz de León, C. G. và León de la Garza de, E. (s / f). Phương pháp so sánh Lấy từ eprints.uanl.
  2. Ramos Morales, L. L. (s / f). Phương pháp so sánh: các giới hạn và đặc điểm. Trong Tạp chí Khoa học Chính trị. Lấy từ revcienciapolitica.

trước và thành phố Thủ Đức ngày nay. Trong đó, diện tích tự nhiên của quận ước đạt 113,97km2, dân số đến năm 2019 là 310 người với mật độ dân số trung bình khoảng 2 người/km2. Bối cảnh Quận 9 – một vùng ven đang trên đà phát triển chóng mặt với nhiều vấn đề- là nơi có địa hình cao nhất TPHCM nhưng lại có nguy cơ trở thành “rốn” ngập mới vì tình trạng ngập lụt kéo dài mỗi khi mưa lớn, sụt lún, rác thải...

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGẬP LỤT 1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Theo báo Vietnamplus: “ Gần 25% dân số thế giới đối mặt nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng. Các nhà khoa học cảnh báo lũ lụt sẽ gây ra những rủi ro đáng kể đối với sinh mạng và sinh kế của các cộng đồng dân cư.” Hơn thế nữa còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh tế tại khu vực. Những năm gần đây, lũ lụt xảy ra trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng với cường độ mạnh. Từ đó, các nhà khoa học ở mỗi quốc gia đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để chống ngập lụt đô thị thích hợp.  Tại Braxin vấn đề ngập lụt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số thành phố lớn. Những nguyên nhân gây ra ngập như: thủy triều lên cao, mưa lớn, nước sông dâng cao. Carlos E. M. Tucci, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Nước thuộc trường Đại học Liên bang Rio Grande do Sul, đã đưa ra giải pháp công nghệ về một hệ thống đập kiểm soát lũ tại châu thổ sông Itajái- Açu ở Santa Catarina (Braxin). Đó là hệ thống gồm ba con đập được xây dựng trong những năm 1970 - 1980, gồm đập Tây nằm ở thượng nguồn 6 sông Itajái-Oeste ở thành phố Taío, đập Nam ở thượng nguồn sông Itajái do Sul tại thành phố Ituporanga và đập Ibirama trên sông Hercílio. Thiết kế của các con đập này giúp các thành phố của Braxin chống ngập.  Tại Nhật Bản: Luật sông ngòi được xây dựng từ năm 1896. Phòng chống lũ của Nhật Bản có thể chia thành 3 giai đoạn từ chống lũ bị động sang chống lũ chủ động cụ thể như: Từ năm 1896- 1964 chống lũ bị động, khi có lũ sử dụng các biện pháp khác nhau để giảm thiệt hại do lũ gây ra; từ năm 1964-1997, phòng chống lũ gắn liền với sử dụng nước để hiệu quả quản lý lũ được nâng cao; sau năm 1997 khi có luật sông ngòi sửa đổi, phòng chống lũ của Nhật được tiếp cận tổng hợp và toàn diện hơn, tức là gắn liền với sử dụng nước và bảo vệ môi trường để hướng tới sự phát triển bền vững. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước- Việt Nam Ở Việt Nam, ngập lụt thường xảy ra do mưa bão, hệ thống cống thoát nước tắc nghẽn do rác thải, năng lực tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước còn hạn chế, ý thức của người dân. Nghiên cứu về tiêu thoát lũ hiện nay ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về lũ lụt được thực hiện trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long và các sông lớn ở miền Trung:  Tại hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, các bài toán phức tạp về lũ với hàng loạt công trình thuỷ điện và vấn đề chống ngập úng cho thành phố Hồ Chí Minh đã và đang được tập trung nghiên cứu.  Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long: Việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch chống lũ, sử dụng hiệu quả nguồn nước lưu vực Mê Công được nghiên cứu với sự tham gia và hỗ trợ của Uỷ hội sông Mê Công (MRC), trong đó có việc đầu tư trang thiết bị đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ tính toán như khung hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Framework - DSF).

Các mô hình thuỷ văn như mô hình TANK, đường lưu lượng đơn vị SCS, các mô hình lưu vực như SSARR, mô hình thuỷ lực... được ứng dụng vào Việt Nam từ những năm 1960. Đến nay, nhiều mô hình hiện đại, tích hợp nhiều tính năng, mô đun tính toán cả số lượng lẫn chất lượng nước như bộ mô hình MIKE, HEC... đã được sử dụng rộng rãi. Bộ mô hình MIKE với phiên bản ứng dụng cho tính toán lũ “MIKE FLOOD” được nhiều cơ quan sử dụng để tính toán lũ, ngập lụt có kết quả tốt, phục vụ hiệu quả cho khai thác, đề xuất các giải pháp giảm thiểu lũ lụt và ngập úng.

  1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đánh giá, mức độ ảnh hưởng của ngập lụt ở khu vực Quận 9 .Nhận định, tìm hiều nuyên nhân nguồn của vấn đề ngập ở khu vực Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Tham khảo, nghiên cứu, phân tích tình hình ngập lụt đô thị và học hỏi các giải pháp xử lý nạn ngập trong và ngoài nước, những cơ sở khoa học có giá trị để tìm ra giải pháp hợp lý cho khu vực.
  2. PHAM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Phạm vi khảo sát khu vực – Quận 9 , TP. HCM. Các điểm ngập lụt chính cửa quận. Nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá nguyên nhân tạo ra các điểm lụt trong khu vực.
  3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập thông tin có sẵn trên các phương tiện thông tin đại chúng. (Báo, Internet,...) Phương pháp Phân tích tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu tài liệu, lý luận, các thông tin có liên quan đến nội dung. Kết hợp với những luận cứ được đúc kết trong quá trình khảo sát hiện trạng thao tác phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn. Phương pháp khảo sát thực trạng: nắm được hiện trạng khu vực nghiên cứu, hiểu được đặc trưng tính chất về không gian, môi trường, chất lượng cuộc sống của người dân. Phương pháp quan sát: trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu tìm ra các vấn đề thực tại.
2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ PHÁP LÝ
  1. Cơ sở lý thuyết Về cơ sở lý thuyết, một trong những nguyên nhân gây nên sự ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và khu vực quận 9 nói riêng là vì mưa lớn có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, tần suất xuất hiện những trận mưa với lưu lượng lớn cũng tăng cao. Theo ông Nguyễn Đức Vũ, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP, năm 2021 và sáu tháng đầu năm 2022, tình hình ngập lụt trên địa bàn Thành phố diễn ra thường xuyên và phức tạp. Trong đó có 46 trận mưa với lượng mưa trên 50mm, 18 trận mưa gây ngập, 10 đợt triều cường cao. Theo thống kê trong vòng 40 năm (1970-2010), trên địa bàn Thành phố chỉ xuất hiện 11 trận mưa trong 3 giờ, với lưu lượng trên 100mm. Tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, đã có đến 29 trận mưa trong 3 giờ. Đặc biệt, trong các năm 2020 và 2021 đã có 4 trận mưa với lưu lượng tới 100- 212mm, chỉ trong vòng 60 phút. Từ đó có thể thấy, mưa đã gia tăng cả về lưu lượng và tần suất.
  2. Cơ sở thực tiễn Nằm ở cửa ngõ phía Đông TP với diện tích tự nhiên 11, vốn là vùng đất sình lầy, chằng chịt kênh rạch. Đặc điểm bao trùm của quận 9 là vùng đồng bưng, cỏ lác và dừa nước. Trước đây, quận 9 còn nhiều đất hoang, những con đường liên xã, liên ấp là những lối mòn ngang dọc qua các vùng bưng. Hệ thống kênh rạch dày đặc thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, canh tác lúa nước và các loại cây hoa màu. Năm 1997, thực hiện chủ trương đô thị hóa các quận huyện ven, quận 9 đã nhanh chóng đẩy mạnh tốc độ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bộ mặt nông thôn và đô thị đã từng bước được cải tạo, chỉnh trang. Rất nhiều công trình dự án quy mô lớn đã được thực hiện như: bê tông hóa cầu, đường, hàng loạt khu dân cư mới mọc lên. Từ năm 2003 đến nay, cùng lúc trên địa bàn triển khai trên 90 dự án quy hoạch dân cư, khu sản xuất công nghiệp, đặc biệt là triển khai các dự án trọng điểm của thành phố như Khu Công nghệ cao, đường vành đai, Vòng Xoay Xuyên Á, trục Song hành xa lộ Hà Nội..ới tổng diện tích đất phải thu hồi hơn 2 ha. Khu dân cư, khu công nghiệp được bê tông hóa thay cho đồng ruộng, kênh mương khi mưa lớn nước thoát không kịp, ngập lụt liên tục xảy ra khắp các phường trong quận khi mưa lớn, khi triều cường nước tràn vào đường, vào nhà dân. Nguồn: Nhóm tác giả chụp từ GG Earth Pro.
  3. Cơ sở pháp lý [3] Ngày 22 tháng 4 năm 2022, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra Quyết định 1337/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch Phòng, chống thiên tai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó vấn đề ngập lụt, triều cường là không thể tránh khỏi, trong quyết định đã đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục vấn đề trên, cụ thể là: “Tăng cường khả Ảnh bản đồ vệ tinh quận 9 năm 2003 Ảnh bản đồ vệ tinh quận 9 hiện nay

năng tiêu thoát nước của hệ thống hiện tại; tính toán năng lực tiêu thoát của hệ thống tiêu thoát nước hiện tại; đánh giá khả năng, năng lực đáp ứng theo định hướng phát triển của Thành phố và đề xuất giải pháp thực hiện; Rà soát, thống kê, lập phương án sơ tán, di dời dân khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, nước dâng; Thường xuyên kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, nạo vét các hố ga, cống rãnh và sông, kênh, rạch bị bồi lắng; lắp đặt các cửa van ngăn triều, nhất là tại các khu dân cư tập trung, bến xe, chợ, các trục lộ giao thông chính; sử dụng hiệu quả các trạm bơm, máy bơm đã được Thành phố trang bị, bảo đảm việc vận hành kịp thời và bảo vệ an toàn tuyệt đối các cống ngăn triều, công trình chống ngập; Sửa chữa, nâng cấp các bờ bao xung yếu, các công trình thủy lợi xuống cấp có nguy cơ bị tràn bờ gây ngập úng khi có mưa lớn, triều cường dâng cao”. Qua đây cho thấy ngập lụt đang là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết ở Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung, khu vực Quận 9 nói riêng 3. PHƯƠNG PHÁP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập thông tin có sẵn trên các phương tiện thông tin đại chúng. (Báo, Internet,...) Phương pháp Phân tích tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu tài liệu, lý luận, các thông tin có liên quan đến nội dung. Kết hợp với những luận cứ được đúc kết trong quá trình khảo sát hiện trạng thao tác phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn. Phương pháp khảo sát thực trạng: nắm được hiện trạng khu vực nghiên cứu, hiểu được đặc trưng tính chất về không gian, môi trường, chất lượng cuộc sống của người dân. Phương pháp quan sát: trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu tìm ra các vấn đề thực tại. 3. Phân tích dữ liệu và đánh giá. [5] Các điểm ngập lụt thường xuyên do mưa lớn: Tuyến đường Đỗ Xuân Hợp gần ngã tư Bình Thái( số nhà 15-35). Vị trí ngập từ nhà số 15 đến nhà số 35, đoạn ngập dài 40m, rộng 10m, tại số nhà 17, thấp dần đến số nhà 35 và Xa lộ Hà Nội. Xung quanh là khu dân cư, nền đất được bê tông hóa 80%át nước chủ

đường D2 dài hơn 100m. Khu vực cuối đường Man Thiện dài khoàng 50m và đường D2 dài khoảng 70m. Xung quanh là khu dân cư, nền đất được bê tông hóa 80%. Hai điểm ngập trên là vùng thấp nằm dưới đoạn đường dốc cao, đỉnh là tại trường đại học Giao Thông Vận Tải đổ xuống 2 bên, với chiều dài mỗi bên dốc khoảng 400m. Thoát nước chủ yếu qua rạch cầu Bến Nọc, rạch cầu Trau Trảu. Qua thực tế có thể thấy rằng: Nguyên nhân chủ yếu gây ngập khi mưa lớn là do dòng nước do mưa tập trung trên mặt ñường nhựa ñổ từ đầu đỉnh dốc về. Khi triều cường hệ thống thoát nước bị vô hiệu hóa dẫn đến ngập. 4. KẾT LUẬN 4. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu trên nhóm đã rút ra một số kết luận như sau: 1. Mức độ ngập lụt tại khu vực tiến hành khảo sát diễn ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Người dân rất quan tâm đến vấn đề ngập lụt và các giải pháp chống ngập. 2. Nguyên nhân chính gây ra ngập là do mưa và triều cường kết hợp: do quá trình đô thị hóa, các khu dân cư ngày càng tăng, đường phố được trải nhựa ngày càng nhiều thay thế cho các khu vực chứa và thoát nước mưa và làm giảm khả năng thấm của bề mặt đô thị. Khi mưa lớn nước thoát chậm, tăng lưu lượng dòng chảy mặt gây ngập. 4. Khuyến nghị [6]

  1. Những dự án vùng ven đô như quận 9 có rủi ro ngập lụt cao thì trên bình diện toàn TP, diện tích nhiều kênh rạch, hồ nước trong đô thị đang bị thu hẹp đồng thời với việc gia tăng bề mặt bề mặt tông hóa. Nhà nước cần quy định công trình xây dựng, từ nhà dân đến vỉa hè, phải dành một phần đất để tự nhiên, cây xanh hoặc dùng vật liệu có lỗ rỗng nhằm tăng khả năng thẩm thấu tại chỗ.
  2. Cần nhanh chóng chủ trương triển khai phát triển hệ thống lề đường có hầm chứa nước riêng biệt tự thấm dọc những con đường dốc và những khu vực thấp để giảm ngập lụt. Đối với những khu dân cư mới nên sử dụng mô hình lề đường trên để chống ngập và bảo vệ môi trường cho khu vực.
  3. Tại công viên, trường học, cơ quan, xí nghiệp có bề mặt sân rộng nên có quy định: chỉ nên lót gạch đường đi xe chạy, phần còn lại là thảm cỏ và cây xanh và các hồ cá cảnh chứa nước mưa chảy xuống từ sân (với thể tích tùy theo diện tích sân bãi) giúp tăng giá trị cảnh quan, điều hòa nhiệt độ, và giảm áp lực cho hệ thống thoát nước đô thị từ 10-50%.
  4. Dọc theo bờ sông, trồng dừa nước, cừ tràm ven sông là một biện pháp hiệu quả để chống sạt lở ven sông và giảm tốc độ dòng chảy lũ. Bên cạnh đó, phát triển bờ đê sinh thái đặc trưng cho vùng nam bộ ngay trên thành phố là một cách hiêu quả để thu hút khách du lịch. Khai thông kênh rạch, cống rãnh thì thật sự rất cần thiết.
  5. Quận 9, cũng như các quận vùng ven còn rất nhiều khu quy hoạch còn nằm trong dự án, nhiều khu dân cư mới vẫn chưa được thi công, việc lồng ghép các giải pháp trên vào những khu đô thị mới hoàn toàn có thể thực hiện kịp thời, và tránh được những tác hại mang tính hậu quả do phá hoại môi trường gây ra. Vì vậy, chính quyền cần có những giải pháp cấp bách, hợp lí để giải quyết vấn nạn này. Các giải pháp tự nhiên có chi phí thấp, phát triển bền vững hơn do ít tác động tới thiên nhiên và không làm thay đổi dòng chảy đột ngột. Ngoài ra, tăng chất lượng cuộc sống, cảnh quan và giá trị đất đai trong đô thị. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  6. Cổng thông tin điện tử Sài Gòn (4 - 2015), Quận 9 qua các giai đoạn lịch sử.
  7. Sở GTCC TP,(l0-2007), Báo cáo thực trạng và giải pháp thoát nước TP
  8. Ủy ban nhân dân Thành phố, Quyết định 1337/QĐ-UBND, 4 - 2022 , Phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố hồ chí minh đến năm 2025.
  9. Tổng cục khí tượng thủy văn - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia, (2023), Đặc điểm khí hậu thành phố Hồ Chí Minh.
  10. Ban Phòng chống Lụt bão Thành phố Hồ Chí Minh (Ban PCLB TP), Tình hình ngập lụt.

Lâm.P,(2013), Ngập lụt quận 9, TP nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp cấp bách để giảm thiểu nạn ngập lụt trước mắt và trong tương lai.