Đánh giá học sinh chịch tập thể

1.                  Tăng cường ý thức

Cách tốt nhất để học các kỹ năng là hành động. Một nghiên cứu cho thấy những người chỉ ngồi nghe giáo viên giảng thì chỉ nhớ lại 20% thông tin trong khi những người trực tiếp thực hành, bắt chước hay diễn kịch minh hoạ thì nhớ đến 90% những gì đã nhận. Tham gia trò chơi đồng đội, phân vai mô phỏng các hoạt động thật sẽ là cách học tích cực nhất vì trong các vai trò ấy, từng thành viên sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm đồng thời đào sâu suy nghĩ để hoàn thành tốt vai trò ấy.

2.                  Thể nghiệm ý tưởng mới

Trò chơi sẽ tạo cho người tham gia một môi trường “an toàn” giúp họ tự do khám phá, mạo hiểm với ý tưởng mới và không sợ phạm lỗi. Thực tế, chúng ta có thể học rất nhiều khi phạm sai lầm. Chính Edison cũng đã thử nghiệm hơn 1800 cách để phát minh ra bóng đèn tròn. Mỗi sai lầm đều đáng giá là một bài học và có nhiều lợi ích trong cuộc sống cũng như công việc.

3.                  Cá tính của từng đội

Trò chơi đồng đội là phương tiện để sự năng nổ của cả nhóm được bộc lộ tối đa. Điểm mạnh và yếu của đội là gì ? Đội đã ra quyết định như thế nào ? Vai trò của từng thành viên trong từng điều kiện khác nhau như thế nào ? Đội đã thích nghi với môi trường mới như thế nào ? Tất cả các câu hỏi đó sẽ được giải đáp qua các trò chơi.

4.                  Giá trị mỗi cá nhân

Trong môi trường tập thể như thế, chúng ta không chỉ đánh giá được tinh thần đồng đôi mà còn đánh giá được cá tính và năng lực của từng cá nhân. Người tham gia có cơ hội để thử nghiệm những ý tưởng mới và kinh nghiệm của bản thân. Mỗi trò chơi là sự kết hợp giữa thể lực và trí lực, một số thì giỏi về khả năng giao tiếp, số khác thì khả năng tổ chức…từ đó phát hiện ra thế mạnh của mỗi cá nhân và điều này rất cần cho sự tương tác trong công việc. Đây cũng là dịp để những người trong đội “phát hiện” ra những “bí quyết” của đồng nghiệp và có cách nhìn khác về nhau. Sự nâng cao ý thức về nhau sẽ giúp tăng sự tôn trọng và mở ra những khả năng mới trong phân công công việc.

5.                  Động cơ mới

Niềm vui là động lực mạnh nhất cho mỗi người khi bắt tay vào việc. Qua các trò chơi tập thể mọi người cảm thấy mở lòng ra, hiểu nhau hơn, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ nhau, mang lại “sức sống mới” cho cả đội. Niềm vui còn ảnh hưởng đến sự cam kết của các thành viên trong công việc, giúp họ thích học hỏi, tăng tốc hơn và tăng hiệu quả công việc.

6.                  Sức mạnh của tập thể

Hoạt động tập thể là một công cụ tuyệt vời để thuyết phục những ai hoài nghi giá trị của sự hợp tác. Sự nghi kị hoặc không có kinh nghiệm khi làm việc đội nhóm là rào cản lớn nhất khiến họ do dự chia sẻ thông tin và trách nhiệm. Kết quả tích cực của một đội vui nhộn, thông hiểu và hết lòng với nhau sẽ khiến cho những người nghi ngờ có cơ hội quan sát trực tiếp. Dội sẽ có cơ hội khám phá giá trị của sự đa dạng và thống nhất. Đội càng đa dạng, ý tưởng và kinh nghiệm càng phong phú, khả năng thành công càng cao khi giải quyết vấn đề và đạt mục tiêu chung.

Sái Thị Lệ Thủy

Khi đào tạo trực tuyến dần trở nên phổ biến, phương pháp đánh giá học sinh cũng thay đổi để bắt kịp sự phát triển của công nghệ. Những tiến bộ công nghệ gần đây đã trở thành một công cụ đắc lực để hỗ trợ giáo viên trong lĩnh vực này. Vậy, làm thế nào để đánh giá học sinh một cách hiệu quả khi đào tạo trực tuyến. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Bài viết có 3 phần chính:

  • Đánh giá trực tuyến là gì?
  • Làm thế nào để đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến?
  • Đâu là công cụ đánh giá học sinh hiệu quả nhất khi đào tạo trực tuyến?

Đánh Giá Trực Tuyến Là Gì?

Đánh giá trực tuyến là quá trình tiến hành một bài kiểm tra trực tuyến để đánh giá hay đo lường sự tiến bộ trong học tập, khả năng tiếp thu hay nhu cầu học tập của học sinh. Sau đó, đánh giá dựa trên các tiêu chí để cải thiện tài liệu giảng dạy cho phù hợp. 

Phương pháp đánh giá sử dụng công nghệ mang lại rất nhiều lợi ích so với phương pháp truyền thống. Nó giúp tiết kiệm cả thời gian lẫn tài chính. Học sinh có thể làm bài đánh giá mọi lúc, mọi nơi chỉ với một thiết bị có kết nối internet. Giáo viên cũng có thể dễ dàng thu thập câu trả lời hay phản hồi của học sinh.

Bài đánh giá có thể được thiết kế cho cá nhân hoặc tập thể. Nó bao gồm một chuỗi các câu hỏi được biên soạn dựa trên mục đích đánh giá. Có 2 loại đánh giá cơ bản:

  • Đánh giá quá trình là bài kiểm tra được tiến hành trong quá trình học sinh tham gia một khóa học. Phương pháp này giúp quan sát quá trình học tập của học sinh. Sau đó, dựa trên phản hồi của học sinh, giáo viên viên có thể chỉnh sửa tài liệu giảng dạy cho phù hợp. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. 
  • Đánh giá tổng kết là bài kiểm tra cuối kỳ nhằm kiểm tra những kiến thức học sinh đã học. Hơn nữa, phương pháp này cũng giúp đo lường tính hiệu quả của giáo trình.  

Làm Thế Nào Để Đánh Giá Học Sinh Khi Đào Tạo Trực Tuyến?

Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 6 phương pháp để đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến.

  1. Câu hỏi trắc nghiệm
  2. Câu hỏi mở/bài luận
  3. Hành động kéo-thả
  4. Thăm dò ý kiến trực tuyến
  5. Mô phỏng hội thoại
  6. Kết hợp trò chơi

Để xây dựng một bài đánh giá chất lượng, bạn nên kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau.

1. Câu Hỏi Trắc Nghiệm

Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm được coi là phương pháp truyền thống để đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến. Các câu hỏi trắc nghiệm thường ngắn và dễ tạo. Giáo viên có thể tiến hành kiểm tra hàng loạt học sinh trong một khoảng thời gian ngắn. Một điểm mạnh của phương pháp này là sự đa dạng về loại câu hỏi, ví dụ câu hỏi nhiều lựa chọn, điền vào chỗ trống,…Một số phần mềm như ActivePresenter còn cho phép tráo câu hỏi và các đáp án trả lời để tránh việc học sinh gian lận. Hơn nữa, giáo viên có thể dễ dàng phân tích hay tạo biểu đồ kết quả của học sinh. 

Các câu hỏi trắc nghiệm có thể được sử dụng trong các bài kiểm tra trước hoặc sau khóa học. Tiến hành trước nếu bạn muốn khảo sát khả năng hay kiểm tra trình độ đầu vào của học sinh để có những điều chỉnh phù hợp. Tiến hành sau nếu bạn muốn đánh giá xem học sinh có đạt được mục tiêu học tập hay không. Do đó, bạn có thể cài đặt để tính điểm hoặc không tính điểm tùy thuộc vào thời điểm tiến hành kiểm tra.

2. Câu Hỏi Mở/Bài Luận

Để có được kết quả đánh giá chính xác và chất lượng hơn, giáo viên nên thêm phần câu hỏi mở/bài luận vào bài kiểm tra. Điều này tạo nên sự đa dạng và tránh được sự bó hẹp bởi các lựa chọn có sẵn. Ở loại câu hỏi này, học sinh được tự do bày tỏ quan điểm cá nhân. Nhờ đó, giáo viên có thể nhìn nhận và đánh giá sự vật, sự việc từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Tuy nhiên, câu hỏi mở/bài luận lại tồn đọng một vài hạn chế. Nó không có câu trả lời đúng hay sai nên rất khó chấm điểm một cách khách quan. Giáo viên sẽ phải đọc và chấm từng bài một. Việc này mất nhiều thời gian hơn so với phương pháp thứ nhất. 

Phương pháp này sẽ rất phù hợp nếu giáo viên muốn hiểu rõ hơn về quan điểm, nhu cầu của học sinh hay kiểm tra xem họ có thực sự hiểu bài hay không. 

3. Hành Động Kéo-Thả

Một phương pháp tuyệt vời khác để đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến là sử dụng hành động kéo-thả. Các nhiệm vụ trực quan sẽ làm cho bài kiểm tra trở nên hấp dẫn hơn. Ở đây, học sinh sẽ phải kéo một hình ảnh hoặc ô chữ và thả vào vị trí tương ứng. Phương pháp này thường được sử dụng trong các nhiệm vụ như phân loại, sắp xếp,…Ví dụ, học sinh tham gia vào nhiệm vụ phân loại rác. Họ sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các loại rác để phân loại cho đúng. 

Phương pháp này giúp giáo viên đánh giá được khả năng ứng dụng kiến thức của học sinh vào những tình huống thực tế.

4. Thăm Dò Ý Kiến Trực Tuyến

Thăm dò ý kiến trực tuyến còn được gọi là khảo sát trực tuyến. Đây là phương pháp không tính điểm. Nó được sử dụng để thu thập phản hồi hay đo lường mức độ hài lòng của người tham gia khảo sát. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 hoặc 5 lựa chọn, thường có các mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.  

Tất cả người tham gia khảo sát đều ở chế độ ẩn danh. Vì vậy, học sinh có thể yên tâm đưa ra ý kiến và phản hồi xác thực nhất mà không lo bị lộ danh tính. 

5. Mô Phỏng Hội Thoại 

Mô phỏng hội thoại cũng được sử dụng như một phương pháp đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến. Nó cho phép học sinh luyện tập xử lý các tình huống trong thực tế. Mỗi cuộc hội thoại bao gồm các kịch bản phân nhánh. Mỗi quyết định ứng xử sẽ dẫn đến một kịch bản khác nhau. 

Học sinh cần vận dụng mọi kỹ năng để xử lý tình huống. Cách giải quyết vấn đề cũng phần nào thể hiện tính cách của họ. Vì vậy, giáo viên cũng có thể hiểu thêm về học sinh của mình và định hướng lại hành vi, thái độ của họ nếu cần thiết. Mô phỏng hội thoại còn giúp học sinh thành thục kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng cũng như luyện tập trước khi đi phỏng vấn. 

Các tình huống đều được dựng trong môi trường giả định. Do đó, giáo viên có thể đánh giá mức độ thành thạo của học sinh mà không lo vướng phải bất cứ rủi ro nào.

Lưu ý rằng bạn nên xây dựng tình huống càng thực tế càng tốt.

6. Kết Hợp Trò Chơi 

“Chơi mà học, học mà chơi”. Đây là phương pháp lồng ghép bài kiểm tra dưới hình thức các trò chơi. Giáo viên sẽ thiết kế một trò chơi trực tuyến. Trong đó, các câu hỏi sẽ là các chướng ngại vật mà học sinh phải vượt qua. Hoạt động này có thể chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Học sinh có thể vui vẻ thực hiện mà không cảm thấy bất cứ áp lực nào như bài kiểm tra thông thường. Hơn nữa, việc cạnh tranh với các bạn khác sẽ kích thích học sinh phát huy tối đa khả năng của mình để trở thành người chiến thắng. 

Mẹo: Những mẹo sau sẽ giúp bạn cải thiện nội dung bài kiểm tra:

  • Tránh những từ vựng như “luôn luôn” hay “không bao giờ”. Những từ này thường xuất hiện ở những đáp án sai và hầu hết mọi người đều biết điều này.
  • Không dùng phủ định hai lần trong một câu. Khi đó câu hỏi/đáp án sẽ trở nên khó hiểu và khiến cho học sinh dễ chọn nhầm đáp án. Ví dụ, “Phát biểu nào dưới đây đúng?” sẽ dễ hiểu hơn “Phát biểu nào dưới đây không sai?”. 
  • Đặt câu hỏi khẳng định thay vì phủ định. Việc sử dụng những từ phủ định khiến học sinh dễ nhầm lẫn và chọn sai.     

Đâu Là Công Cụ Đánh Giá Học Sinh Hiệu Quả Nhất Khi Đào Tạo Trực Tuyến?  

Để đánh giá học sinh khi đào tạo trực tuyến, bạn phải có một phần mềm giúp bạn thiết kế bài kiểm tra trực tuyến. Phần mềm ActivePresenter sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn. Nó cung cấp 11 loại mẫu câu hỏi:

Các mẫu câu hỏi đều có sẵn và dễ sử dụng. Mở tab Câu hỏi hoặc Trang đầu > Tương tác rồi chọn loại câu hỏi bạn muốn. Sau đó, bạn chỉ cần điền câu hỏi và các phương án trả lời. Bạn có thể tạo một bài đánh giá sử dụng kết hợp 4 phương pháp đầu tiên chỉ với 11 mẫu câu hỏi này.

Tuy nhiên, phương pháp Mô phỏng hội thoại và Kết hợp trò chơi lại cần một chút nỗ lực. Bạn cần kết hợp một số tính năng của phần mềm. Việc này yêu cầu người dùng phải sử dụng nhuần nhuyễn các tính năng và một chút sáng tạo. Nhưng đừng lo, bạn có thể truy cập kênh ActivePresenter VN trên YouTube để tham khảo các video hướng dẫn tạo khóa học hay trò chơi giáo dục trực tuyến. 

Sau khi tạo xong bài đánh giá, bạn có thể xuất bản bài đánh giá ra gói SCORM hay xAPI. Sau đó, tải lên một hệ thống quản lý học tập [LMS] để chia sẻ với học sinh. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng theo dõi kết quả. Hoặc bạn có thể tải bài kiểm tra lên một trang web. Bạn có thể nhận báo cáo kết quả qua Trang tính Google hoặc hòm thư điện tử.

Hãy tải phần mềm ActivePresenter và thử tạo một bài kiểm tra trực tuyến ngay bây giờ. Đừng quên ghé thăm trang tin tức và kênh YouTube của chúng tôi để cập nhật những bài viết và video bổ ích.  

Xem thêm:

  • Phát triển trí tuệ cảm xúc cho học sinh qua eLearning
  • Cách tạo trò chơi ô chữ toán học
  • Website học trực tuyến miễn phí dành cho mọi lứa tuổi

Chủ Đề