Đánh giá ky thi vào 10 năm 2023 năm 2024

Các thí sinh Hà Nội vừa hoàn thành kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024 với 3 bài thi gồm Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán. Ngay sau khi kết thúc kỳ thi, nhiều giáo viên đã đưa ra dự kiến phổ điểm năm nay.

Môn Văn sẽ có nhiều điểm 7 - 8

Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Nguyễn Thiên Hương, giáo viên Ngữ văn của Trường THCS Đống Đa [quận Đống Đa] đánh giá, đề Ngữ văn năm nay bám sát kiến thức cơ bản, vừa sức với học sinh. Các câu hỏi trong đề thi kiểm tra được toàn diện kiến thức đọc hiểu văn bản, kiến thức tiếng Việt, kỹ năng tạo lập đoạn văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Dù vậy, theo cô Hương, đề thi năm nay không quá đột phá. Với đề thi này, phổ điểm môn Văn năm nay sẽ cao, có nhiều điểm 7 - 8.

Cô giáo Ngô Thu Mỹ, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên Văn của Trường THCS Hoàng Mai [quận Hoàng Mai] cũng cho rằng, đây là một đề thi có cấu trúc đề quen thuộc, vừa sức với học sinh, tuy nhiên vẫn có thể phân hóa được năng lực của học trò. Bởi lẽ, đề vừa đòi hỏi khả năng lập luận, logic, vừa có điểm 'chạm' đến cảm xúc.

Các câu hỏi đọc hiểu, viết đoạn văn và liên hệ đều khá dễ, học sinh chỉ cần có kỹ năng, nắm chắc cốt truyện, hiểu nhân vật đều có thể làm tốt mà không phụ thuộc nhiều vào việc học thuộc bài.

Trong khi đó, cô giáo Hoàng Tuệ Minh, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên Văn của Trường THCS Giảng Võ [quận Ba Đình] lại nhận định đề Ngữ văn năm nay vừa sức, không có tính phân loại cao, năng lực chuyên biệt của bộ môn chưa thấy rõ nét nên khó có thể đánh giá năng lực cá nhân học sinh.

Với cấu trúc rất điển hình, không có nhiều thay đổi và là dạng đề phổ biến, theo cô Minh, phổ điểm môn Ngữ văn năm nay sẽ không thấp, trong đó điểm 7 - 8 tương đối nhiều.

Môn Toán có tính phân loại cao hơn, học sinh khá có thể đạt 7 – 8 điểm

Với môn Toán, cô giáo Phạm Hà Loan, giáo viên môn Toán tại Trường THCS Đống Đa đánh giá đề thi có cấu trúc không thay đổi so với những năm gần đây.

Nội dung đề chủ yếu nằm trong chương trình môn Toán lớp 9, không gây bất ngờ cho học sinh và có tính phân hóa cao hơn so với năm trước.

Ngoài ra, đề thi năm nay có phần “nhỉnh” khó hơn tại một số câu phân loại ở mức điểm từ 8 trở lên. Mức điểm trung bình, theo cô Loan, có thể giảm từ 0,5 - 1 điểm và điểm 9 trở lên sẽ ít hơn so với năm ngoái.

Cụ thể, học sinh trung bình có thể đạt điểm từ 5 - 6,5; học sinh khá có thể đạt điểm từ 7 - 8, học sinh giỏi có thể đạt điểm từ 8,5 trở lên. Riêng điểm trên 9 yêu cầu học sinh cần phải có tư duy nâng cao tốt.

Thầy giáo Nguyễn Đăng Lâm, giáo viên Toán của Trường THCS Hoàng Mai nhận định, đề Toán năm nay không có sự thay đổi về cấu trúc so với các năm trước, bao gồm 5 bài toán lớn, mỗi bài gồm nhiều ý nhỏ được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó với các dạng bài quen thuộc. Điều này sẽ tránh gây ra sự xáo trộn, bỡ ngỡ cho thí sinh.

Bên cạnh đó, đề vẫn có sự phân hóa để đảm bảo yêu cầu, tính chất của một đề thi tuyển sinh. Với đề thi này, thầy Lâm dự đoán mức điểm nhiều học sinh có thể đạt được khoảng 7 - 8,25 điểm.

Môn Tiếng Anh nhiều điểm 7 – 8, không khó đạt điểm 9 - 10

Với môn Tiếng Anh, cô giáo Vũ Quỳnh Anh, giáo viên Tiếng Anh của Trường THCS Đống Đa đánh giá, đề thi năm nay có tính phân hóa tốt.

So với đề của các năm trước, phần ngữ pháp vẫn tập trung vào những cấu trúc quen thuộc, thường gặp nhưng kiến thức về từ vựng có phần “nhỉnh” hơn, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kỹ năng đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh.

Cô Quỳnh Anh dự đoán, phổ điểm năm nay sẽ phổ biến ở mức điểm 7 - 8. Để đạt được mức điểm 9 – 10, học sinh phải vận dụng được tối đa kiến thức và kỹ năng làm bài.

Cô giáo Lê Thị Lý, giáo viên Tiếng Anh của Trường THCS Hoàng Mai cũng cho rằng, đề thi năm nay có tính phân loại học sinh tốt, lượng kiến thức tập trung trong chương trình sách giáo khoa, không khó và tạo cho học sinh tâm lý thoải mái khi làm bài. Với mức độ đề như vậy, cô Lý cho rằng, không khó để thí sinh có thể đạt 9 – 10 điểm.

Cô giáo Phí Thị Thơ, giáo viên Tiếng Anh của Trường THCS Nguyễn Du [quận Nam Từ Liêm] đánh giá, đề thi năm nay dễ thở, tương tự như các năm gần đây.

Đề có trên 60% là câu hỏi thuộc mức độ nhận biết,khoảng 2 - 3 câu thuộc mức độ vận dụng để phân loại học sinh.

Các đơn vị kiến thức được hỏi trong đề thi nằm trong chương trình Tiếng Anh cấp THCS, chủ yếu là lớp 9.

Theo cô Thơ, với đề thi này, thí sinh nắm chắc các kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cơ bản có thể đạt 7 – 8 điểm. Tuy nhiên, muốn đạt điểm 9 – 10, học sinh phải có vốn từ vựng và khả năng suy đoán tốt, nhưng cũng không quá khó để đạt được.

Dự kiến chậm nhất ngày 4/7, Hà Nội sẽ công bố điểm thi. Điểm chuẩn lớp 10 của Hà Nội được công bố vào ngày 8-9/7. Thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến hoặc trực tiếp từ ngày 10-12/7. Ngày 19-22/7, những trường chưa đủ chỉ tiêu sẽ xét tuyển bổ sung.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội trong nhiều năm gần đây luôn được đánh giá là vô cùng áp lực, căng thẳng hơn tuyển sinh đại học khi chỉ tiêu tuyển sinh của các trường Trung học Phổ thông công lập chỉ đáp ứng được nhu cầu của khoảng 60% học sinh. Điều đó đồng nghĩa với việc khoảng 40% thí sinh còn lại sẽ phải học hệ ngoài công lập với chi phí đắt đỏ hơn hoặc theo học các trường trung cấp nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-trung tâm giáo dục thường xuyên.

Kỳ tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội vừa qua, chỉ có 55,7% học sinh có suất học vào trường THPT công lập. Ảnh minh họa.

Dự kiến thi đánh giá năng lực vào 10 - Kỳ thi chưa từng có

Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học 2024 - 2025, thành phố sẽ tiếp tục triển khai tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập theo phương thức thi tuyển; đồng thời bảo đảm đủ chỗ học cho học sinh, không để xảy ra điểm nóng trong kỳ tuyển sinh vào các lớp đầu cấp.

Cụ thể, trong văn bản gửi các trưởng phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc Trung tâm giáo dục nghề, giáo dục thường xuyên hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác thi, tuyển sinh và kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2023 - 2024, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, nhà trường tiếp tục triển khai tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025 theo phương thức thi tuyển.

Cùng với đó, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với các cấp có thẩm quyền điều chỉnh phương án tuyển sinh nhằm thu hút được những học sinh giỏi, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh vào các trường THPT trên địa bàn thành phố; phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm học 2025 - 2026 theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để nghiên cứu, xây dựng công cụ hỗ trợ công tác tổ chức kỳ thi, đặc biệt là công cụ xác nhận nhập học trực tuyến vào lớp 10 các trường THPT nhằm tạo thuận lợi cho học sinh, gia đình học sinh; triển khai việc đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào các trường THPT tư thục. Đây cũng là một trong những giải pháp của ngành giáo dục Thủ đô nhằm hỗ trợ công tác quản lý minh bạch, khoa học, thống nhất trên toàn thành phố. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024 - 2025, dự kiến có 134.942 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT, tăng 5.732 học sinh so với năm học 2023 - 2024. Về quy mô trường THPT công lập, so với năm học 2023 - 2024 [không tính trường công lập tự chủ], năm học 2024 - 2025, dự kiến Hà Nội có 121 trường, tăng 2 trường.

Trên thực tế, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của thành phố Hà Nội năm nào cũng nhận được sự quan tâm lớn của phụ huynh, học sinh vì tính cạnh tranh cao. Theo lịch triển khai công tác thi và tuyển sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội, tháng 4, 5 năm 2024, tiếp nhận đăng ký dự thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Dự kiến đầu tháng 6/2024, tổ chức kỳ thi tuyển sinh và lớp 10 năm học 2024 - 2025. Tháng 7/2024, triển khai duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2023 - 2024.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024 - 2025, dự kiến có 134.942 học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT, tăng 5.732 học sinh so với năm học 2023 - 2024. Về quy mô trường THPT công lập, so với năm học 2023 - 2024 [không tính trường công lập tự chủ], năm học 2024 - 2025, dự kiến Hà Nội có 121 trường, tăng 2 trường.

Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?

- Tư duy định lượng: Môn này thường liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học hoặc các kiến thức liên quan đến số học và định lượng. Các câu hỏi và bài tập trong môn này đánh giá khả năng của thí sinh trong việc sử dụng số liệu, công thức và logic để giải quyết các bài toán.

- Tư duy định tính: Môn này thường liên quan đến ngôn ngữ và các kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản, tư duy logic và suy luận. Thí sinh sẽ phải làm các bài tập về ngữ văn để đánh giá khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác và logic.

- Khoa học và xã hội: Môn này thường bao gồm các kiến thức về lịch sử, địa lý và các khía cạnh tự nhiên của thế giới xung quanh chúng ta. Thí sinh sẽ được đánh giá khả năng hiểu và áp dụng các khái niệm về lịch sử, địa lý và khoa học tự nhiên để giải quyết các câu hỏi và vấn đề.

- Ngoại ngữ: Môn này thường liên quan đến kiểm tra khả năng sử dụng và hiểu tiếng Anh. Thí sinh sẽ phải làm các bài tập về ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và viết để đánh giá khả năng giao tiếp và hiểu ngôn ngữ ngoại ngữ.Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?

Những ưu và nhược điểm của kỳ thi đánh giá năng lực

Ưu điểm

Đánh giá toàn diện: Kỳ thi đánh giá năng lực giúp đánh giá khả năng của thí sinh một cách toàn diện hơn. Thay vì chỉ dựa vào kết quả học tập, nó đánh giá khả năng suy luận, tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề của thí sinh. Điều này giúp xác định khả năng và tiềm năng của thí sinh trong môi trường học tập và công việc.

Đa dạng hóa phương thức tuyển sinh: Kỳ thi đánh giá năng lực mang lại sự đa dạng hóa trong quá trình tuyển dụng. Thay vì chỉ dựa vào kết quả học tập, các đơn vị tuyển dụng có thể sử dụng kỳ thi này để chọn lọc những ứng viên có năng lực và tiềm năng cao hơn. Điều này giúp tạo ra đội ngũ nhân viên đa dạng và đáp ứng được yêu cầu công việc đa dạng.

Đánh giá khách quan: Kỳ thi đánh giá năng lực thường có cấu trúc và bài thi chuẩn mực, giúp đánh giá thí sinh một cách khách quan. Điều này đảm bảo rằng tất cả các thí sinh được đánh giá dựa trên các tiêu chí chung và công bằng.

Nhược điểm

- Giới hạn trong việc đo lường năng lực: Kỳ thi đánh giá năng lực không thể đo lường hoàn toàn mọi khía cạnh của năng lực của một thí sinh. Năng lực của một người không chỉ phụ thuộc vào kết quả thi mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, sự sáng tạo và đam mê. Trong trường hợp các thí sinh ở các tỉnh xa trung tâm thành phố, việc thiếu thông tin và tiếp cận về kỳ thi đánh giá năng lực có thể tạo ra sự xa lạ và khó khăn. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự chuẩn bị và tự tin của các thí sinh, cũng như khả năng tham gia vào quá trình tuyển sinh ở các trường Đại học.

- Áp lực về thi cử: Cho dù đã thi đánh giá năng lực, học sinh muốn nhận bằng tốt nghiệp cấp 3 vẫn bắt buộc phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Việc tham gia cả kỳ thi đánh giá năng lực và kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia có thể tạo thêm áp lực thi cử cho các học sinh. Thời gian 2 cuộc thi này khá gần nhau, khiến học sinh phải đối mặt với một lượng lớn kiến thức và nhiều yêu cầu thi cử.

- Tốn kém chi phí: Các thí sinh tham gia thi đánh giá năng lực phải tập trung ở một địa điểm hay khu vực cụ thể. Việc đi lại và ăn ở có thể gây ra sự tốn kém, đặc biệt đối với các thí sinh ở xa khu vực, đặc biệt là các thí sinh ở vùng miền núi, có điều kiện khó khăn,...

Trước đây, Kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi dành cho học sinh lớp 12 hoặc thí sinh tự do lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Đây chỉ là một trong các phương thức xét tuyển nên hầu hết các thí sinh đều không quá lo lắng trước khi bước vào kỳ thi. Vậy giờ đây, Hà Nội Chuẩn bị phương án tuyển sinh vào lớp 10 từ năm học 2025-2026 theo định hướng đánh giá năng lực. Liệu, áp dụng phương pháp thi này vào tuyển sinh lớp 10 có khả thi?

Bao giờ có kết quả thi vào lớp 10 năm 2023?

Từ ngày 5 – 7/7, các cơ sở giáo dục sẽ trả hồ sơ và Phiếu báo kết quả tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023-2024 cho học sinh. Trước 11 giờ ngày 5/7, các trường trung học phổ thông công lập, trường chuyên công bố danh sách kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023-2024.

Bao giờ có điểm thi vào 10 Quảng Ngãi 2023

Tối ngày 21/6/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi đã công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 - 2024.

Khi nào có điểm chuẩn lớp 10 năm 2023?

- Ngày 10/7/2023, chính thức công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển vào lớp 10 công lập.

Thi lớp 10 năm 2023 bao nhiêu món?

[Chinhphu.vn] - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM năm học 2023- 2024 giữ ổn định như năm trước, với 3 môn thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.

Chủ Đề