Đánh giá phê bình văn học truyện kiều

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về "Truyện Kiều": "Có thể nói thiên nhiên trongTruyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người." [Truyện Kiều – Phê bình và tiểu luận, 1 960]. Hãy chọn một số câu thơ tả cảnh trong "Truyện Kiều" để minh họa ý trên.

YÊU CẦU

–   Thể loại

Kiểu bài chứng minh, cụ thể là chứng minh một nhận định về đặc điểm, về nghệ thuật trong một tác phẩm văn học.

–   Nội dung

Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng tham gia bộc lộ tâm tình con người.

GỢIÝ

Cần xác định ý nghĩa câu nói của Hoài Thanh trước khi chứng minh. Thân bài gồm hai đoạn chính sau đây:

A. GIẢI THÍCH

1. Ý kiến của Hoài Thanh nhằm đánh giá nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Du: dùng thiên nhiên như một nhân vật vô hình luôn có mặt để góp phần bộc lộ tâm trạng nhân vật, số phận con người.

2. Thiên nhiên trong Truyện Kiều như một hóa thân, xuất phát từ chủ ý nghệ thuật của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình. Cùng với ngôn ngữ tự sự của tác giả, ngôn ngữ nhân vật, bút pháp tả cảnh ngụ tình đã góp phần miêu tả, khai thác nội tâm nhân vật thành công.

B. CHỨNG MINH [chọn một số dẫn chứng tiêu biểu]:

1. Khi Kim – Kiều gặp gỡ

–   Thiên nhiên đẹp, nhưng đượm nét buồn, phần nào chứa chất cả những dự cảm bất an về duyên tình Kim – Kiểu:

Cỏ non xanh rợn chân trời

Rợn gợi cảm giác về một màu xanh kì lạ, không phải là xanh thẳm, xanh biếc hay xanh ngắt.

–   Cảnh nơi mộ Đạm Tiên khơi dậy nỗi buồn trong lòng chị em Thúy Kiều, nhất là Kiều:

      Nao nao dòng nước uốn quanh,

Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

–   Tâm trạng quyến luyến, bịn rịn của Kim – Kiều phút giây gặp gỡ ban đầu:

Dưới cầu nước chảy trong veo

–   Ánh trăng, vầng trăng hữu tình sau khi Kiều gặp Kim Trọng trở về:

    Gương nga chênh chếch dòm song,

Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.

    Hải đường lá ngọn đông lân,

Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà.

2. Khi Kiều sa vào thanh lâu

–   Trước lầu Ngưng Bích, Kiều biểu lộ nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu, thương mình, xót phận. Đó là nỗi đau cho tấm thân đầy tủi nhục, là nỗi lo sợ về một số phận bất định trước tương lai mờ mịt đang vây bủa quanh Kiều:

    Buồn trông ngọn nước mới sa,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

–   Cảnh chim hôm thoi thót về rừng… như gợi được nỗi lo sợ của Kiều, khi gặp tên Sở Khanh, chuẩn bị trốn theo hắn cũng là vô tình rơi vào bẫy rập.

3. Cảnh từ biệt Thúc Sinh, khi Thúc Sinh lên đường về gặp Hoạn Thư:

    Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Hình ảnh vầng trăng gợi linh cảm về một sự chia cắt, không phải là tạm mà là mãi mãi bởi sau đó cuộc đời Thúy Kiều lại rơi vào một bi kịch khác do Hoạn Thư gây ra.

4.  Thiên nhiên trong cái nhìn của Kim Trọng khi trở về vườn Thúy:

Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.

hay:

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

–   Cảnh vật dù có đổi thay nhưng tình cảm của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều vẫn nồng nàn say đắm như thuở nào:

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Phê Bình Văn Học Truyện Kiều có phải là thông tin bạn đang quan tâm tìm hiểu? Website hayvuisong.com sẽ tổng hợp cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Phê Bình Văn Học Truyện Kiều trong bài viết này nhé!

  • Video: TỶ PHÚ VỀ QUÊ – PHIM HOẠT HÌNH – TRUYỆN CỔ TÍCH – QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG – KHOẢNH KHẮC KỲ DIỆU from YouTube · Duration: 25 minutes 52 seconds
  • Truyện Kiều qua các khuynh hướng phê bình văn hóa, giáo khoa, phân tâm học nửa đầu thế kỷ XX
  • Nguyễn Văn Trung- Đặt lại vấn đề Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học
  • Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương Tửu :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com
  • PHAN KHÔI viết về NGUYỄN DU và “TRUYỆN KIỀU” [1955]: Phê bình “TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI” của LÊ VĂN HÒE
  • Nhận định về Truyện Kiều ngắn gọn, hay nhất
    • Nhận định 1: Nhận xét về Truyện Kiều có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du đã biểu hiện trong tác phẩm một cảm hứng nhân đạo sâu sắc,đẹp đẽ.” [SGK Văn học 11_Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1997,trang 43]. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Truyện Kiều,hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 

Video: TỶ PHÚ VỀ QUÊ – PHIM HOẠT HÌNH – TRUYỆN CỔ TÍCH – QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG – KHOẢNH KHẮC KỲ DIỆU from YouTube · Duration: 25 minutes 52 seconds

Bạn đang xem video TỶ PHÚ VỀ QUÊ – PHIM HOẠT HÌNH – TRUYỆN CỔ TÍCH – QUÀ TẶNG CUỘC SỐNG – KHOẢNH KHẮC KỲ DIỆU from YouTube · Duration: 25 minutes 52 seconds được cập nhật từ kênh Thế Giới Quanh Em từ ngày 1 month ago với mô tả như dưới đây.

Một số thông tin dưới đây về Phê Bình Văn Học Truyện Kiều:

Truyện Kiều qua các khuynh hướng phê bình văn hóa, giáo khoa, phân tâm học nửa đầu thế kỷ XX

Phạm Thị Hoa

[Thạc sĩ, GV trường THPT Lê Minh Xuân]

  1. 2.4 Đề cao Truyện Kiều về phương diện văn hóa [quốc ngữ, quốc học, quốc hồn – Nhóm Nam phong tạp chí]

Với khát vọng xây dựng một nền quốc học như một sự chuẩn bị cho sự nghiệp văn hóa dân tộc, Phạm Quỳnh đã xướng lên một phong trào đọc Kiều và vịnh Kiều như một sự phô diễn sức mạnh tinh thần của dân tộc. Phong trào được đánh dấu bằng bài diễn thuyết của Phạm Quỳnh tại buổi lễ kỉ niệm Nguyễn Du nhân ngày mất của nhà thi hào do Ban Văn học của Hội Khai Trí Tiến Đức mà Phạm Quỳnh làm Tổng Thư kí, tổ chức tại Hà Nội năm 1924.

Mở đầu Phạm Quỳnh nói lý do buổi lễ là nhân ngày giỗ cụ Tiên Điền Nguyễn tiên sinh, Ban Văn học của Hội Khai Trí “đặt một cuộc kỉ niệm để cho nhân dân nhớ lại công nghiệp một người đã gây cho quốc âm ta thành văn chương, để lại cho chúng ta một cái “hương hỏa” rất quý báu, đời đời làm vẻ vang cho cả giống nòi”.

Phạm Quỳnh nêu địa vị, vai trò của Truyện Kiều đối với vận mệnh nước nhà: “Truyện Kiều là cái “văn tự” của giống nòi Việt Nam ta đã “trước bạ” với non sông đất nước này”. Phạm Quỳnh ca ngợi Truyện Kiều “vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là Thánh thư Phúc âm của cả một dân tộc”, là “một thiên văn khế tuyệt bút”, là quốc hoa, quốc túy, quốc hồn của ta, để ta  có thể “ngạo nghễ với non sông, tự phụ với người đời rằng: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!…” [39, 1802]. Theo Phạm Quỳnh, việc cụ Tiên Điền xuất thế, cụ Tiên Điền viết Kiều, Truyện Kiều được lưu truyền đến ngày nay đó là “phúc duyên” cho nước nhà. Mà so ra thế giới, văn chương Tàu, văn chương Pháp Truyện Kiều cũng lại không có gì sánh bằng.

Kết thúc bài diễn thuyết, Phạm Quỳnh một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa cuộc kỉ niệm Nguyễn Du là để bày tỏ lòng biết ơn thành thực của quốc dân đối với vị quốc sĩ nước nhà. Hơn thế, đây cũng là dịp chiêu hồn quốc sĩ về chứng nhân cho lời thề của đồng nhân. Thề rằng: “Truyện…

Chi tiết thông tin cho Truyện Kiều qua các khuynh hướng phê bình văn hóa, giáo khoa, phân tâm học nửa đầu thế kỷ XX…

Nguyễn Văn Trung- Đặt lại vấn đề Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học

Khi nghe bàn về Truyện Kiều chắc có người nói: “Lại vẫn vấn đề truyện Kiều!”. Sự kiện truyện Kiều luôn luôn giữ được tính cách thời sự không những trong phạm vi văn chương, mà còn cả trong phạm vi văn hoá qua các thế hệ là một bằng chứng nói lên giá trị bất hủ của một tuyệt tác, một thiên tài có sức quyến rũ mãnh liệt.

Cũng như bất cứ tác phẩm vĩ đại nào, Truyện Kiều là một khu rừng muôn ngả, một vườn hoa muôn màu cửa mở rộng; ai nấy được tự do ra vào để khai thác, thưởng thức, mỗi người đã vào đều muốn tìm ra một lối nhìn bao quát mong lĩnh hội được vẻ đẹp toàn diện của vườn hoa, nhưng khi ra về, vẻ đẹp vẫn còn nguyên vẹn và người du khách đến sau cũng lại mang theo tham vọng nhìn bao quát, rốt cuộc, mỗi người thật ra cũng chỉ nhìn thấy một vài khía cạnh của chân lý toàn diện, nghĩa là đã chỉ đề nghị một lối nhìn nào đó, khám phá được một vài nét mới của vẻ đẹp muôn bề đó thôi.

Bây giờ tôi cũng xin làm một người du khách của vườn hoa đẹp đó. Có lẽ tôi đã đến sau nhiều người, nhưng không hề gì, vì truyện Kiều vẫn còn đó, bất diệt; hơn nữa tôi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn những người đi trước vì có thể lợi dụng kinh nghiệm, những lối nhìn của họ để tự tìm cho mình một lối nhìn. Lối nhìn riêng biệt đó dĩ nhiên không bao hàm một giá trị phổ quát, độc nhất, vì có lẽ nó cũng chỉ là một lối nhìn trong nhiều lối nhìn khác. Không ai có quyền bắt ai phải nhìn theo lối của mình vì cửa vườn hoa mở rộng, tự do ra vào; mỗi người phải tự tạo cho mình một lối nhìn tuy có thể đề nghị với người khác để hỏi ý kiến trong tinh thần trao đổi, đối thoại.

Từ khi Truyện Kiều ra đời, rất nhiều nhà văn học đã tham gia tranh luận, phê bình, góp ý kiến một cách suy nghĩ. Người khen, kẻ chê. Phái ca tụng, phái kết án hoặc về phương diện văn chương, hay luân lý triết lý.

Nhưng ta tự hỏi: các bậc học giả đó nhân danh cái gì để phê bình lên án hay cổ võ Truyện Kiều? Nói cách khác, thái độ phê bình của các nhà văn học đó đều bao hàm một lập trường phê bình, một lý thuyết phê bình. Vậy n…

Chi tiết thông tin cho Nguyễn Văn Trung- Đặt lại vấn đề Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học…

Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương Tửu :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com

Có thể nói, trước Trương Tửu, các nhà phê bình mới chỉ đọc Nguyễn Du theo cách đọc tiểu sử học. Nghĩa là, họ tìm thấy ở Truyện Kiều cái điều mà họ muốn thấy là tâm sự của tác giả. Với khái niệm – chìa khóa cá tính Nguyễn Du, một mặt, nhà phê bình Trương Tửu đã lý giải được những động lực sáng tác, một thứ tâm lý học sáng tạo ở nhà thơ, mặt khác, phát hiện soi sáng một cách khoa học, khách quan những đặc sắc nghệ thuật ở Truyện Kiều.

Vượt qua cái tâm sự của con người xã hội và cách tiếp cận nhân-quả đơn tuyến, Trương Tửu tìm hiểu cá tính của Nguyễn Du trước hết qua tìm hiểu huyết thống tác giảTruyện Kiều. Nguyễn Du, theo Trương Tửu, là con cháu một dòng họ nho sĩ hiểu đạt, đời nào cũng có người đỗ cao làm quan to của triều đình, khởi từ Nguyễn Tuyên đậu trạng nguyên [1532] thời Mạc. Sau khi nhà Mạc đổ, con cháu bỏ quê gốc là làng Canh Hoạch, Hà Đông trốn vào xứ Nghệ ở làng Tiên Điền mai danh ẩn tích. Đến đời thứ sáu có thân phụ Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Đại Tư đồ, tước Xuân Quận công. Anh cả Nguyễn Du là Nguyễn Khản, cũng đậu tiến sĩ, làm quan đến chức Tham Tụng, cùng triều với cha. Các anh khác đều khoa giáp xuất thân, cùng làm quan Lê triều cả. Câu ca dao: Bao giờ ngàn Hống hết cây, sông Rum hết nước, họ này hết quan là nói về họ Nguyễn Tiên Điền.

Nhà văn, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hóa Trương Tửu [1913-1999]. Các bút danh khác: Nguyễn Bách Khoa, Mai Viên, T.T

.

Dòng họ Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng về khoa hoạn, mà còn nổi tiếng về văn chương. Nguyễn Nghiễm để lại hai tập thơ chữ Hán Quân trung biên vịnh, Xuân đình tạp vịnh và một quyển Việt sử bị lãm. Ông cũng là người nổi tiếng hay nôm với bài phú Khổng tử mộng Chu công. Nguyễn Nễ, anh Nguyễn Du, cũng để lại hai tập thơ Quế hiên giáp ất tập, Hoa trình hậu tập và cũng sở trường về quốc văn. Cháu Nguyễn Du là Nguyễn Thiện có tập thơ Đông Phủ và là người nhuận sắc Hoa Tiên, còn Nguyễn Đạm, một cháu khác, có tập Minh quyên. Theo Đào Duy Anh, nước Nam bấy giờ có “An Nam ngũ …

Chi tiết thông tin cho Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương Tửu :: Suy ngẫm & Tự vấn :: ChúngTa.com…

PHAN KHÔI viết về NGUYỄN DU và “TRUYỆN KIỀU” [1955]: Phê bình “TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI” của LÊ VĂN HÒE


Lượt xem:
1.580

PHAN KHÔI

     Ông Lê Văn Hòe có xuất bản cuốn Truyện Kiều chú giải ở Hà Nội từ năm 1953, sách khổ lớn, dày 772 trang, là một cuốn sách viết rất có công phu, kỹ càng và đầy đủ, so với loại sách ấy đã ra từ trước đến giờ. Muốn viết bài phê bình nó, tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới dám hạ bút, tức là bài này. Với sự thận trọng ấy, tưởng cũng đủ tỏ một độc giả là tôi, biết quý chuộng và không phụ công lao của tác giả.

     Nhan sách là Truyện Kiều chú giải, nhưng mở đầu ra, người chú giải có đánh giá Truyện Kiều. Phần đánh giá chỉ có 2 trang mà thôi, nhưng tôi, tôi lại coi phần ấy là trọng yếu còn hơn 770 trang chú giải kia. Tôi chưa có thì giờ để thảo luận tỉ mỉ về phần chú giải vì nó khí bề bộn quá, cho nên trong bài phê bình này tôi chỉ mới nói trước về phần đánh giá.

*
* *

     Dưới cái phó đề Truyện Kiều ở đầu sách, ông Hòe nói Truyện Kiều lấy sự tích ở Phong tình lục, một tiểu thuyết Trung Hoa “chẳng có giá trị gì mấy”, mà nhờ “ngọn bút tài tình của cụ Nguyễn Du đã biến hóa … thành một áng văn chương kiệt tác”.

     Ông Hòe nói phải. Tôi hồi trước từng đọc Phong tình lục sách in, và mới đây, năm 1948 lại được đọc bản sách ấy chép tay của một nhà ở Yên Bái, thì thấy quả thật không có giá trị. Có lẽ vì nó không có giá trị cho nên mấy trăm năm nay nó đã tuyệt bản ở Trung Quốc. Đọc cả hai sách đem đối chiếu nhau, thì thấy Truyện Kiều cắt xén xê dịch nguyên văn Phong tình lục rất nhiều. Có những tình tiết ở nguyên văn không có thì thêm vào, hay là ở nguyên văn có rất rườm rà mà bớt đi. Do đó, chúng ta có thể nói Truyện Kiều không phải một tiểu thuyết dịch, cũng không phải phóng tác, mà là hoàn toàn sáng tác. [1]

     Tiếp theo đó, ông Hòe tổng luận tánh chất và giá trị Truyện Kiều bằng ba đoạn văn rất gọn nhưng rất dứt khoát mà tôi phải sao lục đúng từng chữ ra đây để làm căn cứ cho sự thảo luận của tôi. Ông viết:

     “Tác giả [chỉ Nguyễn Du] hình như muốn mượn Truyện Kiều để chứng minh và truyền bá một tư tưởng …

Chi tiết thông tin cho PHAN KHÔI viết về NGUYỄN DU và “TRUYỆN KIỀU” [1955]: Phê bình “TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI” của LÊ VĂN HÒE…

Tuyển chọn những bài văn hay Nhận định về Truyện Kiều. Với những bài văn mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Nhận định 1: Nhận xét về Truyện Kiều có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du đã biểu hiện trong tác phẩm một cảm hứng nhân đạo sâu sắc,đẹp đẽ.” [SGK Văn học 11_Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1997,trang 43]. Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm Truyện Kiều,hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 

      Tinh thần nhân đạo cao cả là nội dung tư tưởng đặc sắc tạo nên vẻ đẹp nhân văn của áng thơ này. Chúng ta vô cùng tự hào về Nguyễn Du, một tâm hồn nhạy cảm trưóc vẻ đẹp của thiên nhiên, một trái tim giàu yêu thương, đồng cảm với tâm tư và số phận của con người, một tài năng lớn về thi ca đã làm rạng rỡ nền văn học cổ Việt. Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du thấm nhuần trong trang thơ Truyện Kiều.

     Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng yêu thương con người, tôn trọng các giá trị của con người. Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều được thể hiện qua sự trân trọng vẻ đẹp của con người, thương xót cho số phận đau thương của con người, tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người và thấu hiểu ước mơ của con người.

      Nguyễn Du rất trân trọng vẻ đẹp con người. Nguyễn Du đã dành nhiều ưu ái khi xây dựng chân dung nhân vật. Với Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả tỉ mỉ, chi tiết để dựng nên bức chân dung vừa đáng yêu, thiện cảm, vừa trang trọng, quý phái:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

     Với Thúy Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp “tả mây tô trăng”, “điểm nhãn” để dựng nên bức chân dung sắc sảo, hoàn mỹ, không ngôn từ nào diễn tả hết:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So về tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

     Nguyễn Du sử dụng thủ pháp ước lệ để xây dựng chân dung nhân vật, nhưng đối với Nguyễn Du, vẻ đẹp của con người không chỉ sánh ngang với thiên nhiên,…

Chi tiết thông tin cho Nhận định về Truyện Kiều ngắn gọn, hay nhất…

Ngoài xem những thông tin về chủ đề Phê Bình Văn Học Truyện Kiều này. Bạn có thể xem thêm nhiều chủ đề liên quan khác như Nghệ thuật sống

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin mới nhất nhất, được đánh giá cao nhất về Phê Bình Văn Học Truyện Kiều trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Bạn có thể vào mục Sống tốt hơn để tham khảo kinh nghiệm sống khác.

Chủ Đề