Danh sách trắng của nhật bản gồm những nước nào năm 2024

Quyết định loại Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng", bước đi vốn bị Seoul phản đối quyết liệt, diễn ra một tháng sau khi Nhật Bản thắt chặt xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 mặt hàng vật liệu công nghệ cao cần thiết để sản xuất chip nhớ và màn hình hiển thị.

Danh sách trắng của nhật bản gồm những nước nào năm 2024

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ảnh: Yonhap

Bộ trưởng công nghiệp Nhật Bản Hiroshige Seko xác nhận nội các đã phê chuẩn quyết định này.

Nhật Bản cho biết các biện pháp này được đưa ra dựa trên những lo ngại về an ninh quốc gia với lý do kiểm soát xuất khẩu không đầy đủ của Hàn Quốc cũng như sự xói mòn lòng tin sau phán quyết của tòa án Hàn Quốc yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho những người lao động cưỡng bức thời chiến.

Phía Tokyo cho rằng vấn đề bồi thường đã được giải quyết theo hiệp ước bình thường hóa quan hệ hai nước năm 1965.

Hàn Quốc là quốc gia châu Á duy nhất trong danh sách trắng gồm 27 thành viên. Hàn Quốc có thể sẽ chính thức bị xóa khỏi danh sách vào cuối tháng 8 hoặc 21 ngày sau khi Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo ký duyệt quyết định.

Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra hôm 1-8 tại Bangkok - Thái Lan, ngoại trưởng Hàn Quốc cảnh báo xem xét lại Thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự với Nhật nếu Tokyo siết thêm về xuất khẩu.

(ĐCSVN) – Ngày 24/4, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức đưa Nhật Bản trở lại "Danh sách trắng" các đối tác thương mại đáng tin cậy sau hơn 3 năm gián đoạn, một động thái mới nhất nhằm cải thiện quan hệ kinh tế và ngoại giao song phương.

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã công bố bản sửa đổi danh mục xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng chiến lược. Theo đó, Hàn Quốc khôi phục vùng xuất khẩu đối với các hạng mục liên quan đến Nhật Bản, cho phép các công ty xuất khẩu các mặt hàng chiến lược sang Nhật Bản được hưởng quy tắc ưu tiên trong thời gian xét duyệt và làm thủ tục giấy tờ đơn giản hơn.

Động thái này của Hàn Quốc đưa Nhật Bản trở lại danh sách 29 quốc gia được đối xử ưu đãi trong thương mại, bao gồm Mỹ, Pháp và Anh.

Năm 2019, Hàn Quốc đã đưa Nhật Bản ra khỏi “Danh sách trắng” sau khi Tokyo loại bỏ Seoul khỏi danh sách nhằm đáp trả phán quyết của Tòa án tối cao Hàn Quốc, yêu cầu 2 công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tháng trước, hai bên đã cam kết khôi phục danh sách thương mại sau khi Chính phủ Hàn Quốc chính thức công bố kế hoạch bồi thường cho hơn 10 nạn nhân bị cưỡng bức lao động thời chiến thông qua một quỹ công do Seoul hậu thuẫn, thay vì nhận thanh toán trực tiếp từ các công ty Nhật Bản có trách nhiệm.

Tuy nhiên, phía Nhật Bản vẫn chưa đưa ra thông tin chi tiết về thời điểm đưa Hàn Quốc trở lại “danh sách trắng”. Các quan chức Hàn Quốc cho biết Nhật Bản cần thêm thời gian để làm các thủ tục trong nội bộ do cần sửa đổi luật.

Nhật Bản đã dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu sang Seoul vốn được ban hành kể từ năm 2019 đối với 3 loại vật liệu chiến lược từ tháng 3 gồm polyimide flo hóa, chất quang dẫn và hydro florua để sản xuất chất bán dẫn và màn hình.

Với việc chỉ định Nhật Bản trở lại “Danh sách trắng”, thời gian xem xét giấy phép xuất khẩu đối với các công ty trong nước xuất khẩu nguyên liệu chiến lược sang Nhật Bản giảm từ 15 ngày xuống còn 5 ngày và số lượng tài liệu phải nộp giảm từ 5 loại xuống còn 3 loại.

Theo thông báo sửa đổi, Hàn Quốc cũng công bố quyết thắt chặt kiểm soát hoạt động xuất khẩu đối với Nga bằng cách cấm xuất khẩu các mặt hàng chiến lược nhằm phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang triển khai tại Ukraine.

Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, Seoul đã bổ sung thêm 741 mặt hàng liên quan đến chất bán dẫn, hóa chất, thép, ô tô, máy móc, máy tính… vào danh sách các mặt hàng bị cấm xuất khẩu sang Nga và Belarus, nâng tổng số mặt hàng trong danh sách lên con số 798.

Các quan chức cao cấp của Seoul và Tokyo sẽ bắt đầu một vòng đàm phán thương mại tiếp theo tại Tokyo trong ngày 24/4 sau cuộc họp được tổ chức tại Seoul vào tuần trước./.

Ngày 22/7/2022, Nhật Bản đã công bố Sách Trắng Quốc phòng năm 2022. Đây là Sách Trắng Quốc phòng đầu tiên dưới thời chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio. Sách Trắng được đưa ra trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp về an ninh.

Trong bối cảnh cán cân quyền lực toàn cầu đang thay đổi, cạnh tranh chiến lược giữa các nước gia tăng trên các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, quân sự đến nhiều lĩnh vực khác. Trong đó, nổi bật là việc Hoa Kỳ và các nước đồng minh (trong đó có Nhật Bản) gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và cuộc xung đột tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đang trở nên gay gắt hơn. Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh quân sự một cách toàn diện. Trong Sách Trắng, Nhật Bản nhận định, sự cạnh tranh chiến lược kể trên đang diễn ra ngày càng phức tạp trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, được tiến hành thông qua nhiều phương thức và công cụ. Trong đó, có mạng xã hội và “chiến tranh” kết hợp giữa các biện pháp quân sự và phi quân sự.

Trong nước, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân Nhật Bản có chung mối quan ngại với chính phủ về môi trường an ninh của nước này đang xấu đi cũng như ủng hộ việc tăng chi tiêu quốc phòng. Chính phủ Nhật Bản đưa ra các cam kết về đảm bảo mức “tăng bền vững” ngân sách quốc phòng. Vừa qua, các quan chức Nhật Bản đã khuyến nghị chính phủ nước này tăng gần gấp đôi ngân sách quốc phòng thường niên lên mức 10.000 tỷ Yên (74 tỷ USD), đồng thời kêu gọi tăng chi tiêu trong lĩnh vực không gian vũ trụ và an ninh mạng. Mức đề xuất là 2% GDP trở lên (ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này vào khoảng 1% GDP, tương đương khoảng 5.000 tỷ Yên).

Sách Trắng Quốc phòng năm 2022 của Nhật Bản bao gồm 4 phần. Trong đó, phần 1 đề cập tới môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản; phần 2 nói về chính sách an ninh và quốc phòng của nước này; phần 3 mô tả về ba trụ cột quốc phòng và phần cuối đề cập tới các thành phần cốt lõi hình thành nên năng lực quốc phòng của Nhật Bản. Bên cạnh đó, Sách Trắng còn có 4 chuyên đề đặc biệt, tập trung vào các chủ đề “các vấn đề an ninh hiện nay”, “khả năng răn đe thúc đẩy hòa bình”, “các nỗ lực trong các chiến trường và lĩnh vực mới” và “kiến tạo môi trường an ninh mong muốn”. Đáng chú ý, Nhật Bản đã bổ sung thêm 1 chương đề cập riêng tới xung đột quân sự Nga - Ukraine, 1 chương về việc tăng cường các hoạt động y tế và các đoạn riêng biệt liên quan tới cơ sở trí tuệ và an ninh kinh tế. Đây là những điểm khác biệt với Sách Trắng trước đây và cho thấy sự bám sát với diễn biến tình hình thế giới.

Trong Sách Trắng Quốc phòng năm 2022, Nhật Bản đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa leo thang đối với an ninh quốc gia, bao gồm hậu quả từ cuộc xung đột Nga - Ukraine và chuỗi cung ứng công nghệ dễ chịu tổn hại. Sách Trắng xác định Trung Quốc, Nga và Triều Tiên là những mối đe dọa chính với an ninh của Nhật Bản. Đáng chú ý, Nhật Bản nhấn mạnh đến yếu tố công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng. Theo Sách Trắng, những tiến bộ công nghệ đã làm thay đổi về cơ bản bản chất của an ninh. Các nước tập trung vào việc phát triển và sử dụng cái gọi là “các công nghệ thay đổi cuộc chơi”, đó là các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ siêu âm, đồng thời đã nhận ra tầm quan trọng của an ninh kinh tế cũng như ngăn chặn sự thất thoát của các công nghệ tiên tiến đó.

Bên cạnh đó, Sách Trắng cho rằng, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, đang bị tác động mạnh bởi các thay đổi về cán cân quyền lực toàn cầu và đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh. Trong bối cảnh đó, Sách Trắng khẳng định “Nhật Bản sẽ bảo đảm hòa bình và an ninh bằng cách tăng cường liên minh Nhật - Mỹ cũng như năng lực phòng thủ riêng của mình và bằng cách phát triển thế trận phòng thủ liền mạch”. Bên cạnh đó, “trên cơ sở Hiến pháp, Nhật Bản đang xây dựng một cách có hiệu quả lực lượng phòng vệ thống nhất, hiệu quả cao theo các nguyên tắc cơ bản là duy trì chính sách định hướng phòng thủ và không trở thành một cường quốc có thể tạo ra mối đe dọa cho các nước khác, trong lúc vẫn duy trì một cách chắc chắn Thỏa thuận an ninh Nhật - Mỹ, tuân thủ nguyên tắc dân sự kiểm soát lực lượng vũ trang và tuân thủ 3 nguyên tắc phi hạt nhân”.

Theo truyền thông quốc tế, Sách Trắng Quốc phòng năm 2022 của Nhật Bản sẽ tạo tiền đề quan trọng để Chính phủ Nhật Bản gia tăng tiềm lực quân sự quốc phòng với việc dự kiến kêu gọi mua các tên lửa tấn công tầm xa hơn, tăng cường năng lực không gian và không gian mạng, cũng như kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề tiếp cận công nghệ.

Ngay sau khi Sách Trắng của Nhật Bản được công bố, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, cho rằng “Sách Trắng Quốc phòng mới của Nhật Bản đã ảnh hưởng đến chính sách quốc phòng, sự phát triển kinh tế thị trường và các hoạt động trên biển hợp pháp của Trung Quốc”. Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã “phóng đại cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc” và can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc liên quan đến Đài Loan…/.