Đặt câu có hình ảnh so sánh nói về con vật

Chọn từ trong ngoặc đơn chỉ đặc điểm của con vật, rồi điền vào dưới hình vẽ mỗi con vật đó. Luyện từ và câu – Tuần 17 trang 73 Vở bài tập [SBT] Tiếng Việt lớp 2 tập 1 – Luyện từ và câu – Tuần 17 Vở bài tập Tiếng Việt 2 tập 1

1. Chọn từ trong ngoặc đơn chỉ đặc điểm của con vật, rồi điền vào dưới hình vẽ mỗi con vật đó:

[nhanh, chậm, khoẻ, trung thành]

2. Viết từ ngữ chỉ hình ảnh so sánh vào sau mỗi từ dưới đây

M : đẹp ⟶ đẹp như tiên [đẹp như tranh]

a] đẹp ⟶ ……….

b] cao  ⟶ ……….

c] khỏe  ⟶ ……….

d] nhanh  ⟶ ……….

e] chậm  ⟶ ……….

g] hiền  ⟶ ……….

h] trắng  ⟶ ……….

i] xanh  ⟶ ……….

k] đỏ  ⟶ ……….

3. Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau.

M: Mắt con mèo nhà em tròn ….

⟶ Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve. 

a] Mắt con mèo nhà em tròn          

b] Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt

c] Hai tai nó nhỏ xíu

TRẢ LỜI:

1. Chọn từ trong ngoặc đơn chỉ đặc điểm của con vật, rồi điền vào dưới hình vẽ mỗi con vật đó.

[nhanh, chậm, khỏe, trung thành]

1. khỏe

Quảng cáo

2. chậm

3. trung thành

4. nhanh

2. Viết từ ngữ chỉ hình ảnh so sánh vào sau mỗi từ dưới đây :

M : đẹp ⟶ đẹp như tiên [đẹp như tranh]

a] đẹp  ⟶ đẹp như hoa

b] cao  ⟶ cao như cây tre / cao như núi

c] khỏe  ⟶ khỏe như voi / khỏe như trâu

d] nhanh  ⟶ nhanh như thỏ / nhanh như sóc

e] chậm  ⟶ chậm như rùa / chậm như sên

g] hiền  ⟶ hiền như Bụt

h] trắng  ⟶ trắng như trứng gà bóc / trắng như tuyết

i] xanh  ⟶ xanh như tàu lá chuối

k] đỏ  ⟶ đỏ như lửa / đỏ như gấc

3. Dùng cách nói trên để viết tiếp các câu sau :

M : Mắt con mèo nhà em tròn …

 ⟶ Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve.

a] Mắt con mèo nhà em tròn như hạt nhãn.

b] Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như ……..

Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như lụa.

Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như nhung.

Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro, mượt như tơ.

c] Hai tai nó nhỏ xíu như …………..

Hai tai nó nhỏ xíu như hai búp lá non.

Các câu hỏi tương tự

*So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có hai kiểu so sánh:

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

*Nhân hóa: là gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, ... trở lên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Có hai kiểu nhân hóa:

Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

*Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu ẩn dụ: hình thức - cách thức - phẩm chất – chuyển đổi cảm giác

*Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng – Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

Câu hỏi: Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa

a, So sánh và ẩn dụ

b, Nhân hóa và ẩn dụ

c, Ẩn dụ và hoán dụ

Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? Vì sao có thể so sánh như vậy? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?

Đâu là yếu tố nêu tên sự vật, sự việc được so sánh trong câu: Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh

a. Ngôi nhà

b. Như

c. Trẻ nhỏ 

d. Lớn lên với trời xanh

Hãy đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh để tả :

- một con chim én 

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 3
  • Tiếng việt lớp 3
  • Tiếng Anh lớp 3

Video liên quan

Chủ Đề