Đất lên thổ cư bao nhiêu tiền 1m2 2023?

Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất ở sẽ bao gồm các khoản cơ bản sau: Tiền sử dụng đất, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, lệ phí trước bạ, và phí thẩm định hồ sơ

1. Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư [đất ở].

[i] Khi chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở [đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất]

02 trường hợp sau sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Tóm lại, nếu thuộc trường hợp trên thì tiền sử dụng đất tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x [Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp]

[ii] Khi chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở

Tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = [Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp]

Để tính được số tiền sử dụng đất phải nộp cần theo 03 bước sau:

Bước 1: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất ở

– Để xác định cần biết vị trí thửa đất: Tên đường, vị trí thửa đất gồm vị trí 1, 2, 3, 4 hay vị trí còn lại [vị trí 1, 2, 3,… xác định theo chiều sâu của thửa đất so với mặt tiền – càng lùi sâu giá càng thấp].

– Xác định giá đất trong bảng giá đất [xem tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành].

Bước 2: Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp [xác định như bước 1].

Bước 3: Lấy tiền sử dụng đất theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Lưu ý: Riêng đối với đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng hợp pháp thì căn cứ vào nguồn gốc đất đó để thu tiền sử dụng đất, cụ thể:

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

– Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

2. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

– Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới.

– Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.

3. Lệ phí trước bạ

– Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí.

Hiện nay, có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có dự định lên đất thổ cư đối với một số mảnh đất. Để được lên đất thổ cư, người sử dụng đất có yêu cầu cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình. Có thể nhiều người hiện nay chưa nắm được lên đất thổ cư tốn bao nhiêu tiền? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tìm luật nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 45/2014/NĐ-CP
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Thủ tục lên đất thổ cư được thực hiện thế nào?

Để thực hiện thủ tục lên đất thổ cư, cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [sổ đỏ, sổ hồng]

Bước 2: Nộp và tiếp nhận hồ sơ

Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên & Môi trường nơi có đất hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên & Môi trường [trong trường hợp chưa có Bộ phận một cửa]

Bước 3: Nộp tiền sử dụng đất

Bước 4: Nhận kết quả

Lên đất thổ cư tốn bao nhiêu tiền?

* Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư [đất ở].

Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở [đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất]

Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định thì 02 trường hợp sau sẽ phải nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

Theo đó, nếu thuộc các trường hợp trên thì tiền sử dụng đất được tính theo công thức sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x [Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp]

Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở [xem trong phần nguồn gốc sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhật].

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định như sau: “Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Theo đó, tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = [Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp]

Để tính được số tiền sử dụng đất phải nộp cần theo 03 bước sau:

Bước 1: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất ở

– Để xác định cần biết vị trí thửa đất: Tên đường, vị trí thửa đất gồm vị trí 1, 2, 3, 4 hay vị trí còn lại [vị trí 1, 2, 3,… xác định theo chiều sâu của thửa đất so với mặt tiền – càng lùi sâu giá càng thấp].

– Xác định giá đất trong bảng giá đất [xem tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành].

Bước 2: Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp [xác định như bước 1].

Bước 3: Lấy tiền sử dụng đất theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

Lưu ý: Riêng đối với đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng hợp pháp thì căn cứ vào nguồn gốc đất đó để tiến hành thu tiền sử dụng đất, cụ thể:

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

– Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Lên đất thổ cư tốn bao nhiêu tiền năm 2023?

* Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

– Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới.

– Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.

* Lệ phí trước bạ

– Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất thuộc diện phải nộp lệ phí.

– Cách tính lệ phí trước bạ:

Lệ phí trước bạ = [Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích] x 0.5%

* Phí thẩm định hồ sơ

Phí thẩm định hồ sơ sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên:

– Không phải tỉnh thành nào cũng sẽ thu loại phí này.

– Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành không giống nhau.

Thời hạn nộp các khoản tiền để lên đất thổ cư

Căn cứ khoản 4 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thì thời hạn nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ như sau:

* Tiền sử dụng đất

– Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo.

– Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo thông báo.

* Lệ phí trước bạ: Thời hạn nộp lệ phí trước bạ chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo, trừ trường hợp người nộp thuế được ghi nợ lệ phí trước bạ.

Thông tin liên hệ

Tìm luật đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Lên đất thổ cư tốn bao nhiêu tiền năm 2023?”. Ngoài ra, chúng tôi có giải đáp vấn đề pháp lý khác liên quan đến tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd. Rất hân hạnh được giúp ích cho bạn.

Chủ Đề