Đau đầu mệt mỏi là triệu chứng của bệnh gì năm 2024

Đau đầu mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân của chúng có thể là do thiếu ngủ, căng thẳng, hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn. Việc xác định được nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có biện pháp khắc phục phù hợp, cải thiện sức khỏe và tinh thần. Bài viết dưới đây, Sao Thái Dương sẽ giới thiệu đến bạn 15 nguyên nhân gây nhức đầu mệt mỏi cùng cách khắc phục hiệu quả.

Đau đầu mệt mỏi [hay nhức đầu mệt mỏi] là tình trạng cơ thể xuất hiện đồng thời hai triệu chứng đau đầu và mệt mỏi cùng một lúc. Đây không phải là một bệnh lý cụ thể mà có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiêu hóa, đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, đau cơ, thiếu máu,…

Triệu chứng đau đầu mệt mỏi có thể xuất hiện với mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Để xác định nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi, cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Tình trạng đau đầu mệt mỏi [Nguồn: Internet]

15+ Nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi thường gặp

Nhức đầu mệt mỏi là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Hai triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Mất nước

Mất nước là một tình trạng phổ biến, có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, từ đau đầu đau người mệt mỏi, mệt mỏi đến choáng váng, lả đi. Khi cơ thể mất nước, các cơ quan sẽ không được cung cấp đủ nước để hoạt động bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng mất cân bằng nước và điện giải, làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

Mất nước là nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi [Nguồn: Internet]

Sử dụng thuốc

Thuốc Tây là một trong những phương pháp điều trị bệnh tật hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng chính, một số loại thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, trong đó phổ biến nhất là cảm thấy nhức đầu mệt mỏi và buồn nôn. Các thuốc thường gây ra hai tình trạng này là chống dị ứng, thuốc chống viêm không steroid [NSAIDs] và thuốc kháng sinh.

Sử dụng thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ [Nguồn: Internet]

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một dạng đau đầu phổ biến, gây ra những cơn đau đầu dữ dội, thường xuyên ở một bên đầu. Trước khi cơn đau đầu xuất hiện, nhiều người có thể gặp các triệu chứng tiền triệu, như nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, mất năng lượng, thay đổi tâm trạng,…

Đau nửa đầu là một dạng đau đầu phổ biến [Nguồn: Internet]

Caffeine

Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương, có tác dụng chống buồn ngủ và tăng cường tỉnh táo. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều caffeine, đặc biệt là vào buổi chiều tối, có thể gây khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể cảm thấy nhức đầu mệt mỏi, uể oải.

Ngoài ra, caffeine cũng có thể gây nghiện. Khi bỏ caffeine đột ngột, cơ thể có thể gặp phải các triệu chứng cai nghiện, trong đó có nhức đầu, khó chịu, khó tập trung, cáu gắt,…

Caffeine là nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi [Nguồn: Internet]

Đau cơ xơ hóa

Đau xơ cơ là một rối loạn mãn tính, gây đau đầu đau người mệt mỏi. Cơn đau có thể âm ỉ, đau nhói hoặc nhức nhối, thường tập trung ở các cơ lưng, cổ, vai, cánh tay, hông, đùi và chân. Ngoài ra, người bệnh đau xơ cơ cũng có thể gặp các triệu chứng khác như: đau mỏi vai gáy đau đầu chóng mặt, cứng cơ vào buổi sáng, khó ngủ, mệt mỏi về tinh thần, rối loạn trí nhớ, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu…

Đau xơ cơ gây mệt mỏi và đau lan tỏa khắp cơ thể [Nguồn: Internet]

Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hội chứng mệt mỏi mãn tính [CFS] là một tình trạng mệt mỏi dai dẳng, kéo dài ít nhất sáu tháng, không thể giải thích đầy đủ bằng một bệnh lý tiềm ẩn. Mệt mỏi là triệu chứng chính của CFS, thường kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, uể oải, đau cơ, khớp, rối loạn giấc ngủ,… Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể thay đổi theo từng người và từng ngày.

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể gây đau đầu mệt mỏi do thiếu ngủ, thay đổi nhịp sinh học, căng thẳng thần kinh. Khi não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ, các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng, và đau đầu. Để giảm thiểu tình trạng này bạn cần xây dựng thói quen ngủ khoa học.

Rối loạn giấc ngủ có thể gây nhức đầu mệt mỏi do thiếu ngủ [Nguồn: Internet]

Bị chấn động

Chấn động não là một chấn thương tạm thời ở não bộ, thường xảy ra sau khi đầu bị tác động mạnh. Triệu chứng phổ biến nhất của chấn động não là đau đầu đau người mệt mỏi. Ngoài ra, người bị chấn động não có thể gặp phải một số vấn đề khác như khó tập trung, thay đổi hành vi, lú lẫn, nôn mửa liên tục, mờ mắt…

Cảm giác nôn nao

Cảm giác nôn nao trong người thường là do uống rượu gây nên. Nguyên nhân là do rượu ức chế sản xuất vasopressin, một loại hormone có vai trò điều hòa lượng nước trong cơ thể. Khi vasopressin không được sản xuất đủ, cơ thể sẽ bị mất nước, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt,,… Ngoài ra, rượu cũng làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn ngủ nhanh hơn nhưng không ngon. Khi tỉnh dậy vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí là đau đầu.

Cảm giác nôn nao trong người thường là do uống rượu gây nên [Nguồn: Internet]

Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus gây ra, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Trong thời gian bị bệnh, ngoài đau đầu đau người mệt mỏi, người mắc có thể gặp các triệu chứng khác như sổ mũi, nghẹt mũi, ho và đau họng, sốt, ớn lạnh, đau cơ bắp, ho và đau họng.

Cảm lạnh và cảm cúm gây đau đầu, mệt mỏi [Nguồn: Internet]

Kinh nguyệt ở phụ nữ

Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ là một hiện tượng tự nhiên, diễn ra theo chu kỳ kinh nguyệt. Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm xuống, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như đau đầu đau người mệt mỏi, cáu gắt, thèm ăn,…

Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu [Nguồn: Internet]

Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng não bộ không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng do lưu lượng máu lên não giảm. Triệu chứng thường gặp nhất của đau đầu do thiếu máu não là đau đầu mệt mỏi, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, tê bì tay chân, rối loạn thị giác, rối loạn ngôn ngữ,…

Sử dụng thiết bị điện tử nhiều

Đau đầu mệt mỏi là hậu quả thường gặp của việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều. Nguyên nhân là do việc nhìn chằm chằm vào màn hình điện tử trong thời gian dài khiến mắt phải điều tiết liên tục, gây căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể, khiến người dùng cảm thấy khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.

Nhức đầu mệt mỏi là hậu quả của việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều [Nguồn: Internet]

Mang thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua những thay đổi lớn, bao gồm cả về nội tiết tố và thể chất. Những thay đổi này có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu, như đau đầu mệt mỏi, buồn nôn và chán ăn. Nguyên nhân là do sự thay đổi về hormone, thiếu máu, căng thẳng hoặc thiếu ngủ.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống [SLE] là một bệnh tự miễn mạn tính, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các mô và cơ quan khỏe mạnh của chính nó. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm da, khớp, thận, tim, phổi và não. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là: đau khớp, đau đầu, sốt không rõ nguyên nhân, khô mắt, khô miệng, chảy máu bất thường, phát ban…

Lupus ban đỏ hệ thống [SLE] có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể [Nguồn: Internet]

Bệnh trầm cảm và các vấn đề về sức khỏe tinh thần

Bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng quá mức, stress,… đều có thể khiến người bệnh cảm thấy đau đầu mệt mỏi, uể oải. Đây chỉ là một số trong rất nhiều triệu chứng do tâm trạng không ổn định gây ra. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ công việc, học tập đến các mối quan hệ. Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc tập trung, đưa ra quyết định, và giao tiếp với người khác.

Bệnh trầm cảm khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, uể oải [Nguồn: Internet]

U não

Khối u não có thể gây chèn ép các dây thần kinh hoặc mạch máu trong não, dẫn đến đau đầu và mệt mỏi. Các triệu chứng này thường xuất hiện từ từ và có xu hướng ngày càng nặng hơn theo thời gian. Đau đầu thường xuất hiện ở vùng trán, thái dương, hoặc đỉnh đầu. Đau đầu thường dữ dội, kéo dài dai dẳng, và có thể kèm theo các triệu chứng khác như: nôn mửa, chóng mặt, thay đổi thị lực…

U não gây đau đầu mệt mỏi [Nguồn: Internet]

Cách chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu đau người mệt mỏi

Đau đầu mệt mỏi uể oải cả người là một hội chứng phức tạp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, việc xác định chính xác nguyên nhân là rất quan trọng để có phương pháp điều trị hiệu quả. Các bước chẩn đoán bệnh bao gồm các bước:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, các triệu chứng bạn đang gặp phải, và các yếu tố có thể gây kích hoạt cơn đau đầu. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thể chất để tìm các dấu hiệu bất thường.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ phát hiện các nguyên nhân gây đau đầu do các vấn đề sức khỏe như thiếu máu, bệnh lý tuyến giáp, hoặc nhiễm trùng.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Có thể giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trong não hoặc tủy sống, chẳng hạn như u não, tổn thương não, hoặc viêm màng não. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng bao gồm chụp cắt lớp vi tính [CT], chụp cộng hưởng từ [MRI], và chụp cắt lớp phát xạ positron [PET].

Dựa trên kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm máu, và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu đau người mệt mỏi. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện bất thường trong não [Nguồn: Internet]

Phân biệt đau đầu mệt mỏi và một số bệnh lý

Đau đầu mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, nếu được nghỉ ngơi đầy đủ, giải quyết các vấn đề căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, bệnh thường sẽ tự khỏi.

Trường hợp nhức đầu mệt mỏi kéo dài, có thể nguyên nhân là do bệnh lý gây ra. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Các bệnh lý rối loạn chức năng cơ gây yếu cơ: Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ kèm theo khó cử động.
  • Các bệnh lý hô hấp, tim mạch: Có biểu hiện mệt mỏi, đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, đau ngực, tim đập nhanh,…
  • Các bệnh lý mạn tính: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như viêm mũi dị ứng, đau nhức xương khớp, mất ngủ, trào ngược dạ dày thực quản,…
  • Một số loại thuốc gây tác dụng phụ: Triệu chứng là mệt mỏi, đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, nổi mẩn, ngứa…
  • Các bệnh lý thiếu máu mạn tính, bệnh lý tim mạch [tăng huyết áp], bệnh lý nội tiết [đái tháo đường, suy giáp], ung thư: mệt mỏi, đau đầu kèm theo buồn nôn, chán ăn, sụt cân nhanh chóng…
    Đau đầu mệt mỏi thường tự khỏi sau vài ngày [Nguồn: Internet]

Làm khi gì cảm thấy nhức đầu mệt mỏi

Nhức đầu mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, việc việc điều trị cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:

Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt

Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt có thể giúp cải thiện tình trạng đau đầu mệt mỏi. Đặc biệt là khi nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi là do các yếu tố như căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Dưới đây là một số thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

  • Ngủ đủ giấc: Hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Giảm căng thẳng: Hãy tìm cách thư giãn, chẳng hạn như tập thể dục, yoga, hoặc thiền định.
  • Ăn uống lành mạnh: Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các chất dinh dưỡng có thể giúp giảm đau đầu và mệt mỏi như sắt, vitamin D, và magie.
  • Uống đủ nước: Hãy uống đủ nước, khoảng 2 lít mỗi ngày.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Hãy tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, và thuốc lá.
    Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt [Nguồn: Internet]

Dùng thuốc không kê đơn

Thuốc không kê đơn [OTC] là những loại thuốc có thể được mua mà không cần chỉ định của bác sĩ. Thuốc OTC có thể được sử dụng để điều trị một số loại đau đầu và mệt mỏi, nhưng chúng chỉ có hiệu quả đối với các trường hợp nhẹ. Các loại thuốc điều trị mệt mỏi, đau đầu bao gồm: paracetamol, ibuprofen, aspirin, thuốc chống viêm không steroid [NSAIDs]… Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và tần suất theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị dự phòng

Để giảm thiểu nguy cơ bị đau đầu mệt mỏi, bạn cần xác định các yếu tố gây ra cơn đau và tránh chúng. Ví dụ, nếu bạn bị đau đầu mệt mỏi do đau đầu migraine, bạn nên tránh xa các môi trường có âm thanh quá lớn hoặc ánh sáng quá chói. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và tránh căng thẳng.

Tránh xa âm thanh quá lớn [Nguồn: Internet]

Điều trị nguyên nhân gốc rễ

Đau đầu mệt mỏi là có thể là triệu chứng của các bệnh lý như bệnh tim, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa,… Nếu đau đầu mệt mỏi là do một tình trạng bệnh lý cụ thể, cần điều trị nguyên nhân gốc rễ để giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp với nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Thảo dược cải thiện đau đầu mệt mỏi kéo dài hiệu quả

Thảo dược là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả giúp cải thiện đau đầu mệt mỏi. Một số loại thảo dược có tác dụng giảm đau, chống viêm, và cải thiện lưu thông máu, giúp giảm đau đầu và mệt mỏi. Dưới đây là một số loại thảo dược giúp cải thiện nhức đầu:

  • Gừng có tác dụng giảm đau, chống viêm và cải thiện tuần hoàn máu. Gừng có thể được sử dụng dưới dạng trà, viên nang, hoặc tinh dầu.
  • Bạch quả có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện chức năng não, và giảm mệt mỏi. Bạn có thể pha trà bạch quả uống hàng ngày.
  • Đinh lăng có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện trí nhớ, và giảm mệt mỏi.
  • Sâm đất có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện chức năng não, và giảm mệt mỏi. Sâm đất có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn.
  • Hạt sen có tác dụng bổ dưỡng, an thần, và giảm mệt mỏi. Hạt sen có thể được sử dụng dưới dạng trà, món ăn, mứt, đồ ăn vặt.
    Sử dụng một số thảo dược trị nhức đầu mệt mỏi [Nguồn: Internet]

Đông y chữa nhức đầu mệt mỏi

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, đau đầu mệt mỏi là do khí huyết bất túc, tà khí xâm nhập, khiến cho can phong nội động, đàm thấp tích tụ. Đông y có nhiều bài thuốc hiệu quả trong điều trị đau đầu mệt mỏi. Các bài thuốc này đều sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, lành tính, có tác dụng bình can tức phong, tiềm dương, dưỡng huyết, hóa đàm, trừ thấp. Khi sử dụng đúng bài thuốc, đúng liều lượng, bệnh nhân sẽ nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa đau đầu mệt mỏi phổ biến:

  • Bài thuốc 1: Cảo bản, độc hoạt, phòng phong, khương hoạt, mạn kinh tử [cùng 8g], xuyên khung, chích thảo [cùng 4g].
  • Bài thuốc 2: Bạch truật, phục linh [cùng 12g], bán hạ, thiên ma, trần bì [cùng 8g], cam thảo [4g].
  • Bài thuốc 3: Táo nhân [12g], đương quy, xuyên khung, sinh địa, xích thược [cùng 8g], hồng hoa [2g].
    Sử dụng các bài thuốc Đông y [Nguồn: Internet]

Cách phòng ngừa bệnh đau đầu mệt mỏi

Đau đầu mệt mỏi không phải là một bệnh lý nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nó gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp:

Giải tỏa stress

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau đầu mệt mỏi. Do đó, việc quản lý stress hiệu quả là rất quan trọng. Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm căng thẳng:

  • Tìm cách thư giãn, chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách, tập yoga hoặc thiền.
  • Nói chuyện với bạn bè, người thân về những vấn đề đang khiến bạn gặp phải để nhận được lời khuyên.
  • Thư giãn cơ thể bằng cách hít thở sâu và thả lỏng các cơ.
  • Tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn tắm.
  • Học một cái gì đó mới mẻ như làm bánh, cắm hoa, học ngôn ngữ…
    Giải tỏa stress bằng cách cắm hoa [Nguồn: Internet]

Hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử

Việc sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều có thể gây căng thẳng, mất ngủ, và làm tăng nguy cơ đau đầu mệt mỏi. Bạn nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là trước khi đi ngủ 30 phút. Chỉ nên sử dụng các thiết bị này tối đa 2-3 giờ một ngày. Nếu phải sử dụng thường xuyên thì sau 20 phút hãy dành 20 giây để nhìn một vật cách xa 6m.

Giữ cho môi trường làm việc thoải mái

Môi trường làm việc thoải mái là môi trường đáp ứng được các nhu cầu về thể chất và tinh thần của người lao động. Từ đó giúp người lao động cảm thấy thư giãn, dễ chịu, tập trung cao độ vào công việc, hạn chế đau đầu mệt mỏi. Dưới đây là một số yếu tố tạo nên môi trường làm việc lý tưởng:

  • Ánh sáng cần được phân bố đều trong phòng, không quá chói hoặc quá tối.
  • Nhiệt độ nên được duy trì trong khoảng 25-27 độ C.
  • Âm thanh không quá ồn ào.
  • Không gian rộng rãi, được bố trí hợp lý.
  • Không khí trong lành, không bụi bẩn.
    Giữ cho môi trường làm việc thoải mái [Nguồn: Internet]

Thực hiện tập thể dục đều đặn

Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, những người tập thể dục thường xuyên có nguy cơ bị đau đầu thấp hơn 50% so với những người không tập. Để tập thể dục tốt cho sức khỏe, bạn nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với sở thích và thể trạng của mình, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,…

Tình trạng đau đầu mệt mỏi khi nào cần gặp bác sĩ?

Tình trạng đau đầu mệt mỏi thường không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi đầy đủ, giải quyết được các vấn đề gây căng thẳng hay giấc ngủ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu đau đầu mệt mỏi kéo dài nhiều ngày, không khỏi, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị.

  • Đau đầu mệt mỏi kéo dài hơn 2 tuần.
  • Đau đầu mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như sốt, cứng cổ, thay đổi cảm giác, nôn mửa,…
  • Đau đầu mệt mỏi xuất hiện ở người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc các bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não,…
    Đau đầu mệt mỏi kéo dài hơn 2 tuần cần đi gặp bác sĩ [Nguồn: Internet]

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về 15 nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ được nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Từ đó cải thiện tình trạng khó chịu này.

Đau đầu mệt mỏi buồn ngủ là bệnh gì?

Thường xuyên đau đầu buồn ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc phải những căn bệnh như thiếu máu, suy tuyến giáp, đau đầu vận mạch, trầm cảm, suy nhược cơ thể, thậm chí là chứng ngưng thở khi ngủ.

Đau đầu kéo dài là triệu chứng của bệnh gì?

Đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến mà hầu hết mọi người đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, nhức đầu kéo dài nhiều ngày có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm não, viêm màng não, đột quỵ, khối u não hoặc tăng áp lực sọ não.

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì?

Đau đầu chóng mặt buồn nôn là triệu chứng của bệnh gì? Tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn chính là triệu chứng của các căn bệnh thuộc nhóm thần kinh trung ương như: Các bệnh về tim mạch, tình trạng mất nước cơ thể, bệnh về nội tiết, các vấn đề rối loạn thần kinh,… thường là những bệnh lý có biểu hiện bị hạ huyết áp.

Có thể mệt mỏi uể oải đau nhức nên làm gì?

Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường đề kháng. Tuy nhiên không nên vận động quá mức mà chỉ nên chọn các hoạt động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội… nếu đang bị đau nhức. Duy trì lối sống tích cực, tăng cường những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như rau củ, trái cây, hải sản…

Chủ Đề