Dấu hiệu ung thư vòm họng sớm

Ung thư vòm họng là một trong mười loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, bệnh thường gặp ở nam giới lứa tuổi 40 - 60. Nếu được phát hiện sớm bệnh có thể được điều trị khỏi bằng xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị. Tuy nhiên do bệnh phát triển thầm lặng với triệu chứng không điển hình nên do đó thường được phát hiện chẩn đoán ở giai đoạn đã tiến triển.


Mặc dù nguyên nhân của bệnh này chưa được xác định rõ ràng nhưng một số yếu tố sau đây được coi là có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng:

- Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất [đặc biệt là các hydrocacbon thơm], ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men [dưa, cà, mắm]… - Hút thuốc. - Uống nhiều bia rượu. - Do di truyền. - Yếu tố địa lý: Ung thư vòm thường gặp với tỷ lệ cao ở các nước Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc nhưng ít gặp ở các nước Âu Mỹ. Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của ung thư vòm. - Nhiễm virus EBV.

Hình ảnh ung thư vòm hầu giai đoạn sớm trên nội soi tai mũi họng [vị trí mũi tên]


Để dự phòng ung thư vòm họng cần duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học, cụ thể như sau: - Không hút thuốc lá: nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc không hút thuốc là có thể làm giảm được đáng kể nguy cơ gây lên ung thư vòm họng. Nếu như bạn có hút thuốc lá, lời khuyên tốt nhất là bỏ thuốc trong thời gian sớm nhất để đảm bảo sức khỏe. - Hạn chế sử dụng bia, rượu và các loại đồ uống có chứa cồn trong sinh hoạt hàng ngày. - Không nên ăn nhiều các thực phẩm được chế biến theo phương thức lên men như: thịt muối, dưa muối, cà muối… - Không ăn thức ăn khi còn nóng tránh gây tổn thương đến vùng hầu họng. - Luyện tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe. Các dấu hiệu của ung thư vòm họng có thể khó xác định trong giai đoạn đầu của bệnh do nhiều triệu chứng liên quan với các bệnh lý tai mũi họng thông thường nên người bệnh và thầy thuốc dễ chủ quan và bỏ qua. Sau đây là các dấu hiệu của ung thư vòm giai đoạn sớm: - Đau đầu: thường đau nửa đầu âm ỉ, có lúc đau thành cơn, dễ nhầm với các bệnh lý thần kinh và mạch máu não. - Ù tai: khi ung thư vòm họng xâm lấn gây tắc vòi nhĩ, người bệnh thường xuyên bị ù tai một bên, có cảm giác như tiếng ve kêu bên trong tai. - Ngạt mũi: dấu hiệu này xuất hiện tăng dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc một và kèm theo triệu chứng xì mũi ra máu,chảy máu cam. - Nổi hạch cổ: hay gặp nhất là hạch góc hàm, đặc điểm nổi bật là hạch nhỏ, chắc, không đau thường tình cờ phát hiện. Các triệu chứng được liệt kê ở trên tuy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác, tuy nhiên, chú ý kỹ một chút người bệnh có thể phân biệt được một đặc điểm chung của bệnh ung thư vòm họng là các dấu hiệu thường xuất hiện ở một bên và nặng dần theo thời gian, sử dụng điều trị thuốc vẫn không khỏi. Khi có các dấu hiệu trên ở người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, cần đến khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để nội soi vòm họng kiểm tra phát hiện sớm đồng thời khám bác sỹ chuyên khoa ung thư để được tư vấn về chẩn đoán và điều trị.

Hình ảnh PET/CT của bệnh nhân ung thư vòm họng di căn hạch cổ trước [A, B] và sau hóa xạ trị [C, D] sử dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều dưới hướng dẫn hình ảnh cho thấy hình ảnh u và hạch di căn đáp ứng hoàn toàn sau điều trị [vị trí giao điểm đánh dấu].

Trong thời gian qua, Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Bệnh viện TƯQĐ 108 đã áp dụng kỹ thuật xạ trị điều biến liều dưới hướng dẫn hình ảnh là kỹ thuật xạ trị tiên tiến điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân ung thư vòm họng. Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn về chẩn đoán và điều trị ung thư vòm họng có thể liên hệ theo địa chỉ: Khoa Xạ trị – Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: 04.62784163. Website: //benhvien108.vn/TrangTin/120/Don-vi-Xa-tri.


Thạc sỹ, BS. Bùi Quang Biểu

Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Bệnh viện TƯQĐ 108

Chia sẻ

Ung thư vòm họng [UTVH] là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng - phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi. Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa của vòm mũi họng là một trong những loại ung thư phổ biến và mang tính khu vực. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, với tỷ lệ khoảng 2-3 nam/1 nữ.

         1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

- Virus Epstein-Barr [EBV]: Dựa trên sự tăng cao của kháng huyết thanh anti-EBV có trong máu của các bệnh nhân ung thư vòm họng và sự có mặt của ADN virus trong nhân các tế bào ung thư có thể thấy được vai trò quan trọng của virus này trong nguyên nhân gây bệnh.

- Yếu tố môi trườngThức ăn giàu các chất nitrosamine [thịt muối, thịt hun khói….] dễ bay hơi là một tác nhân sinh ung thư đã được biết tới, gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm.

- Bất thường nhiễm sắc thể: Các nghiên cứu về biến đổi di truyền ở những bệnh nhân ung thư vòm mũi họng đã phát hiện những tổn thương trên các NST 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q có ảnh hưởng tới vùng chứa các gene ức chế hình thành u.

         2. Các triệu chứng của ung thư vòm

Các dấu hiệu sớm thường nghèo nàn, dễ bỏ qua vì hay bị nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm vùng tai mũi họng. Các triệu chứng lúc đầu thường xuất hiện ở một bên hay một vị trí, sau đó tăng dần. Các triệu chứng có thể gặp:

- Hạch cổ: vị trí hay gặp là hạch cổ vị trí góc hàm hoặc xuất hiện nhiều hạch ở 1 hay 2 bên cổ.

- Các triệu chứng tai: thường biểu hiện 1 bên như nghe kém, ù tai hoặc hiếm gặp hơn là đau tai hay chảy dịch ở tai.

- Các triệu chứng mũi: ngạt tắc mũi một hoặc 2 bên hoặc chảy máu mũi dai dẳng điều trị nội khoa không cải thiện

- Các triệu chứng thần kinh: nhìn đôi và lác trong, đau nửa mặt hoặc đau họng, đau đầu hoặc đau nửa đầu khi u xâm lấn nội sọ.

- Các triệu chứng mắt: xâm lấn ổ mắt hiếm gặp, chủ yếu gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn

3. Cách phát hiện ung thư vòm họng

Thăm khám lâm sàng:

· Soi tai mũi họng và khám hạch cổ: cho phép quan sát rõ tổn thương, đánh giá vị trí tổn thương, hình dạng, kích thước, mức độ lan rộng của bệnh và kết hợp sinh thiết giúp chẩn đoán mô bệnh học. Thăm khám hạch cổ và hạch ngoại vi nhằm phát hiện ra các tổn thương hạch có giá trị trong đánh giá giai đoạn bệnh ung thư vòm.

· Các triệu chứng gợi ý di căn xa: dưới 10% trường hợp có di căn xa tại thời điểm chẩn đoán ban đầu, thường gặp nhất là di căn xương gây đau hoặc gãy xương bệnh lý, hiếm hơn có thể gặp di căn gan hoặc di căn phổi

Thăm khám toàn trng: giúp cho việc xác định phác đồ điều trị và tiên lượng bệnh cho bệnh nhân.
 


Hình ảnh nội soi tai mũi họng của ung thư vòm và hình ảnh MRI của ung thư vòm

Các xét nghiệm cn lâm sàng                

· Chụp cắt lớp vi tính [CT-scan]  và chụp cộng hưởng từ [MRI]:  cho phép đánh giá thể tích u, mức độ xâm lấn tại chỗ, tại vùng.

· Các xét nghiệm đánh giá di căn xa: chụp X-quang ngực, siêu âm bụng và xạ hình xương là các xét nghiệm cần thiết trong tìm kiếm di căn xa. PET/CT-scan là phương pháp hiện đại có giá trị cao trong tìm kiếm các di căn xa.

· Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu giúp đánh giá tình trạng toàn thân và chức năng gan, thận, Định liều tải lượng virus huyết thanh, kháng thể kháng EBV type IgA/antiEA và IgA/antiVCA.

Mô bệnh hc: Phân loại mô bệnh học của Tổ chức y tế thế giới

· Týp 1: ung thư biểu mô biệt hóa cao: hiếm gặp ở các vùng dịch tễ của bệnh [< 5-10%] nhưng lại hay gặp ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh thấp [chiếm 30-40% trường hợp].

· Týp 2: ung thư biểu mô không sừng hóa: chiếm 15-20% trường hợp.

· Týp 3: ung thư biểu mô không biệt hóa là dạng phổ biến nhất ở các vùng dịch tễ của bệnh [80-90%], có mối liên quan với EBV.

BS Đỗ Tất Cường – Khoa Xạ trị

Video liên quan

Chủ Đề