Đâu không phải là một trong những chính sách của Nhà nước đối với thanh niên

16:11, 16/07/2020

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật Thanh niên 2020, được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2020 và chính chứ có hiệu lực từ 01/01/2021.

Theo Luật Thanh niên 2020 quy định chính phủ, chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn lực để hỗ trợ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng cấp tổ chức hoạt động Tháng Thanh niên. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho thanh niên tham gia hoạt động Tháng Thanh niên.

03 chính sách mới của nhà nước đối với thanh niên áp dụng từ 01/01/2021 [Hình minh họa]

Theo đó, Luật Thanh niên 2020 quy định cụ thể về các chính sách của nhà nước đối với thanh niên gồm:

  1. Chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học

  2. Chính sách về lao động, việc làm

  3. Chính sách về khởi nghiệp

  4.  Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe

  5. Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao

  6. Chính sách về bảo vệ Tổ quốc

  7. Chính sách đối với thanh niên xung phong

  8. Chính sách đối với thanh niên tình nguyện

  9. Chính sách đối với thanh niên có tài năng

  10. Chính sách đối với thanh niên là người dân tộc thiểu số

  11. Chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Căn cứ theo Chương 3 Luật Thanh niên 2005 thì kể từ 01/01/2021, thanh niên sẽ có các chính sách của nhà nước đối với thanh niên mới, cụ thể là các chính sách sau:

Một là, chính sách về khởi nghiệp:

  • Giáo dục, đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho thanh niên.

  • Cung cấp thông tin về thị trường; hỗ trợ pháp lý, khoa học và công nghệ, xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực; ưu đãi vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

  • Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ.

  • Ưu đãi, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; khuyến khích thành lập quỹ khởi nghiệp cho thanh niên theo quy định của pháp luật

Hai là, chính sách đối với thanh niên tình nguyện:

  • Thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.

  • Nhà nước ban hành chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:

    • Tạo lập các kênh thông tin để thanh niên được tiếp cận và tham gia hoạt động tình nguyện;

    • Xây dựng chương trình, dự án đưa thanh niên tình nguyện về làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo;

    • Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.

Ba là, chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

  • Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.

  • Ưu tiên, tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với khả năng và lứa tuổi để phát triển toàn diện.

  • Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.

  • Trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần; bảo đảm các biện pháp hỗ trợ và can thiệp để thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được sống an toàn, lành mạnh.

  • Bảo đảm việc thực hiện các chính sách về hình sự, hành chính, dân sự theo quy định của pháp luật.

  • Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

  • Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

  • Chính phủ quy định cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Chi tiết xem tại Luật Thanh niên 2020, có hiệu lực từ 01/01/2021, thay thế Luật Thanh niên 2005.

Lê Hải

Làm rõ chính sách của Nhà nước đối với thanh niên

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thanh niên sửa đổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội [UBTVQH] cho biết, về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên, một số ý kiến cho rằng, các chính sách quy định trong dự thảo Luật còn chung chung, thiếu tính đặc thù, chưa sát với thực tế, không mang tính quy phạm, chưa tạo động lực cho thanh niên,trùng lắp với các chính sách đã được các luật chuyên ngành quy định.

Một số ý kiến khác cho rằng, các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên cần được xây dựng theo lĩnh vực, chỉ quy định chính sách cho một số đối tượng đặc thù.

Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm một số nội dung quy định về thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện trong việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết việc làm, các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách, khó khăn, gian khổ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có ý kiến đề nghị bổ sung quy định đối với đối tượng thanh niên Việt Nam đang lao động, học tập ở nước ngoài.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu, UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung dự thảo Luật theo hướng không quy định các chính sách cụ thể để tránh trùng lắp, chồng chéo với các luật chuyên ngành; dành hẳn một chương gồm 11 điều với nội dung quy định về các chính sách chung của Nhà nước trong các lĩnh vực như học tập và nghiên cứu khoa học; lao động và việc làm; khởi nghiệp; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; văn hóa, thể dục, thể thao; bảo vệ Tổ quốc. Những quy định này thể hiện quan điểm, định hướng, giải pháp và cũng là cam kết pháp lý của Nhà nước trong việc giúp thanh niên phát triển toàn diện, tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Kế thừa quy định của Luật Thanh niên năm 2005, căn cứ vào yêu cầu của tình hình mới và để phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững, dự thảo Luật quy định chính sách dành cho các nhóm thanh niên đặc thù bao gồm chính sách dành cho thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên có tài năng, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Các chính sách này được thiết kế theo hướng Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt để thanh niên thuộc các nhóm đối tượng này phát huy được khả năng của mình, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời quy định các giải pháp về chính sách để huy động lực lượng thanh niên này tham gia vào các dự án, hoạt động cụ thể nhằm phát triển đất nước. Mặt khác, dự thảo Luật cũng quy định các chính sách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, bảo đảm và bảo vệ của Nhà nước đối với các nhóm thanhniên đặc thù này.

Đồng thời, bổ sung nguyên tắc bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên, trong đó xác định rõ các yêu cầu cơ bản như: Bảo đảm tạo điều kiện cho thanh niên phát huy năng lực, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thanh niên; bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; bảo đảm quyền của thanh niên tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của Nhà nước…; bổ sung nguyên tắc hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Xác định quyền, nghĩa vụ của thanh niên

Một trong những quy định được nhiều đại biểu quan tâm là xác định quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

Theo đó, một số ý kiến đề nghịkhông nên quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể của thanh niên vì các quyền và nghĩa vụ này đã được quy định tại luật chuyên ngành, chỉ nên quy định về trách nhiệm của thanh niên; có ý kiến cho rằngviệc quy định quá nhiều quyền, ít nghĩa vụ sẽ dẫn đến việc coi thanh niên là đối tượng yếu thế cần bảo vệ chứ không phải là tạo điều kiện, môi trường để thanh niên phát huy và cống hiến.

Do vậy,dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng không quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của thanh niên theo từng lĩnh vực mà chỉ dành một điều tại phần “Những quy định chung” quy định thanh niên có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Thay bằng việc quy định thanh niên có những quyền và nghĩa vụ cụ thể, Dự thảo quy định trách nhiệm của thanh niên trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như trách nhiệm của các chủ thể khác trong việc tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho thanh niên thực hiện trách nhiệm. Việc thiết kế các quy định theo định hướng như trên vừa tránh được sự trùng lắp, chồng chéo với các đạo luật khác vừa bảo đảm tính khả thi của điều luật; thể hiện rõ vai trò, sứ mệnh của thanh niên - một lực lượng xã hội to lớn,một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc trở thành lực lượng đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

Quy định của dự thảo Luật đãthể chế hóa được nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013, giúp từng cá nhân thanh niên thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của mình, từ đó tạo động lực tự thân để phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sứ mệnh thiêng liêng của lực lượng thanh niên trong thời đại mới.

Nguồn: baochinhphu.vn

Video liên quan

Chủ Đề