Dấu nháy đơn là gì

7. Dấu hai chấm

7.1. Nói chung, dấu hai chấm dùng để báo hiệu một điều trình bày tiếp theo sau và có tác dụng thuyết minh đối với một điều đã trình bày trước.

7.1.1. Điều thuyết minh là một lời thuật lại theo lối trực tiếp.

Ví dụ:

Khoa kêu to:

Mình về đây!

[Nguyễn Khải]

Hay theo lối gián tiếp:

Ví dụ:

Kha nghĩ: ba giờ đi.

[Nguyễn Đình Thi]

7.1.2. Điều thuyết minh có tác dụng bổ sung, giải thích một từ hay một vế ở trước.

Ví dụ:

Chiến công kì diệu mùa xuân 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn: 55 ngày đêm.

[Võ Nguyên Giáp & Văn Tiến Dũng]

Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya

[Xuân Diệu]

7.2. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu hai chấm, và cần có ngữ điệu thích hợp đối với điều thuyết minh.

8. Dấu ngang

8.1. Dấu ngang dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.

Ví dụ:

Chồng chị anh Nguyễn Văn Dậu tuy mới hai sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm.[1]

[Ngô Tất Tố]

8.2. Dấu ngang còn dùng để:

8.2.1. Đặt trước những lời đối thoại.

Ví dụ:

Hai bác đã đặt tên cho cháu chưa?

Rồi.

8.2.2. Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận trình bày riêng thành một dòng.

Ví dụ:

Thi đua yêu nước để:

Diệt giặc dốt

Diệt giặc đói

Diệt giặc ngoại xâm.

[Hồ Chí Minh]

8.2.3. Đặt ở giữa hai hay ba, bốn tên riêng, hay ở giữa con số để ghép lại, để chỉ một liên danh, một liên số.

Ví dụ:

Đường Hà Nội Huế Sài Gòn

Xô viết Nghệ Tĩnh

Thời kì 1939 1945

8.2.4. Cần phân biệt dấu ngang là một dấu câu với dấu gạch nối không phải là dấu câu.

Dấu gạch nối, hiện nay, thường được dùng trong những trường hợp phiên âm tên người, tên địa phương nước ngoài.

Ví dụ: Lê-nin, Lê-nin-grát

Dấu gạch nối cũng còn được dùng trong những từ chung phiên âm từ tiếng nước ngoài, ví dụ: pô-pơ-lin

Cho nên, có khi, cần phân biệt dấu ngang với dấu gạch nối bằng độ dài của dấu đó [dấu ngang dài hơn].

Ví dụ: Chủ nghĩa Mác Lê-nin

9. Dấu ngoặc đơn

9.1. Dấu ngoặc đơn cũng dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.

Ví dụ:

Ngay sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê ở Pa-ri, khi thì làm cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì vẽ "đồ cổ mĩ nghệ Trung Hoa" [do một xưởng của người Pháp làm ra!].

[Hồ Chí Minh]

9.2. Sự khác nhau giữa dấu ngang và dấu ngoặc đơn có khi không được rõ; theo thói quen, người dùng dấu này, người dùng dấu kia, đối với thành phần chú thích.

Tuy vậy, cũng có thể nhận thấy giữa hai loại dấu đó có sự khác nhau sau đây:

Khi thành phần chú thích có quan hệ rõ với một từ, một ngữ ở trước nó, thì thường dùng dấu ngang; nếu quan hệ đó không rõ thì thường dùng dấu ngoặc đơn.

Ví dụ:

Tôi vừa gặp lại anh Thân người chỉ huy đơn vị của tôi, hồi chiến tranh chống thực dân Pháp.

Anh ấy không đến dự đám cưới của Lan [bảo là bận!] nhưng mọi người đều hiểu anh ấy không tán thành đám cưới này.

Một trường hợp đáng chú ý là dấu ngoặc đơn có thể dùng để đóng khung cho một từ hay một ngữ có tác dụng chú thích cho một từ không thông dụng [từ cổ, từ địa phương].

Ví dụ:

Tiếng trống của phìa [lí trưởng] thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ.

[Tô Hoài]

Một loại dấu đôi nữa, có mở ra rồi có đóng vào giống như dấu ngang và dấu ngoặc đơn, và cũng được dùng để chú thích thêm trong một số trường hợp đặc biệt, là dấu móc: [].

Trong trường hợp nhắc lại một văn bản, mà cần chú thích, đồng thời lưu ý người đọc rằng chú thích đó là ở ngoài văn bản thì dùng dấu móc.

Ví dụ:

Mậu thân Thuận Thiên năm thứ nhất [1428] người Minh đã về nước, vua bèn thống nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên.

[Dịch "Đại Việt Sử kí toàn thư"]

3. Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu ngoặc đơn và cũng như trong trường hợp dấu ngang, ngữ điệu phải thích hợp đối với thành phần chú thích.

10. Dấu ngoặc kép

10.1. Dấu ngoặc kép dùng để chỉ ranh giới của một lời nói được thuật lại trực tiếp.

Ví dụ:

Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: "Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?". Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: "Không, tôi không biết".

[Trần Dân Tiên]

Có khi, ý hoặc lời được thuật lại là một danh ngôn, một khẩu hiệu,

Ví dụ:

Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức xã hội chủ nghĩa của những người lao động "ta vì mọi người, mọi người vì ta".

[Hồ Chí Minh]

10.2. Dấu ngoặc kép còn dùng để dẫn lại với thái độ mỉa mai, một từ hay ngữ do người khác dùng; trong trường hợp này, dấu ngoặc kép còn được gọi là dấu "nháy nháy".

Ví dụ:

Chúng đề xướng nào là văn nghệ "chủ quan", "viễn kiến", nào là triết lí "duy linh"

[Trường Chinh]

Theo Trung tâm KHXH&NV Quốc gia. Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Khoa học Xã hội, 2002, trang 287292

Thảo luận trên Diễn đàn: //ngonngu.net/diendan/viewtopic.php?t=281

[1] Trong ví dụ này và các ví dụ tiếp theo, bản in lại dùng dấu nối [-]. ngonngu.net đã đổi thành dấu ngang [].

Trở lại: Phần 3: Dấu phẩy, Dấu chấm phẩy

Chia sẻ:

  • Click to share on Facebook [Opens in new window]
  • Click to share on Twitter [Opens in new window]
  • Click to share on WhatsApp [Opens in new window]
  • Click to share on LinkedIn [Opens in new window]

Video liên quan

Chủ Đề