Vì sao sông miền trung thường xuyên bị lũ quét

Vì sao thảm họa lũ lụt, sạt lở liên tiếp xảy ra ở miền Trung?

Thùy Linh- Vũ Long - Thứ sáu, 30/10/2020 10:00 [GMT+7]

Lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng liên tiếp xảy ra, gieo đau thương tang tóc lên đồng bào miền Trung, khiến các chuyên gia phải đau đớn thốt lên: "Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt".

Hiện trường vụ sạt lở tại huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam vùi 11 người dân. Ảnh: Người dân cung cấp

Lũ ngày càng lớn

Trước nay sạt lở đất chỉ xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, rất ít khi xảy ra ở miền Trung. Nhưng gần đây các tỉnh miền Trung lại liên tiếp xảy ra sạt lở đất.

Phân tích về nguyên nhân gây ra lũ lụt, sạt lở nặng nề đang diễn ra tại miền Trung, trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam - cho rằng: Rừng bị phá tàn khốc, thảm thực vật bị mất đi, nên lũ về miền Trung mới lớn như vậy, liên tiếp gây ra sạt lở nghiêm trọng. "Ăn của rừng rưng rưng nước mắt"- ông thốt lên.

"Vì nếu có thảm thực vật, nước mới ngấm xuống đất, mỗi hecta rừng có thể thu được 4 mét khối nước. Mưa xuống, nước sẽ chia làm mấy nhánh, một là sẽ ngấm xuống đất, vướng trên lá rồi bốc hơi, còn lại thì sẽ chảy thành lũ. Mất rừng, chẳng còn gì cả, đất không thấm nước, lá cũng không còn, lũ sẽ mạnh. Lũ mạnh, chảy tràn lên"- Giáo sư Hồng nhận định.

Theo các chuyên gia, nếu miền Trung càng mưa nhiều, tình trạng sạt lở sẽ càng mạnh.

"Sông miền Trung ngắn và dốc, đất dốc và nhiều lớp sét. Từ xưa đã có cảnh báo nếu xây dựng hồ chứa và đập tràn ở miền Trung thì phải cẩn thận vì đất không thấm nước"- GS Hồng chia sẻ.

Vị Giáo sư này phân tích: Những chỗ bị sạt lở đều là đất trơ trọi, không có thảm thực vật. Khi mưa, nước sẽ dần thấm vào, lớp đất ấy đã bị tác động từ lâu, nắng lên, đất sét đã bị phong hóa, sau đó, trọng lượng tăng do mưa dồn xuống, theo nguyên tắc trên độ dốc sẽ trượt khi lực đẩy xuống lớn hơn lực giữ.

"Lực giữ ở đây đã kém do đất sét bị phong hóa vì phá rừng, mất thảm thực vật. Xây thủy điện, phá rừng đã làm cho đất bị phong hóa, từ phong hóa làm thay đổi kết cấu của đất, lực giữ giảm đi, chưa kể mưa dồn mạnh hơn vì không còn dòng chảy mặt, trọng lượng tăng lên, lực giữ kém nên mới xảy ra sạt lở..."- nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay.

Nếu có trồng lại rừng sau khi rừng bị phá, chúng ta cũng phải mất 50 năm rừng mới khôi phục lại được. Ông cho biết, 50 năm sau, rừng mới có thể tái tạo khả năng giữ nước.

"Rừng trồng mới, dù 10 năm cũng không có tác dụng. Phải mất 50 năm lá rừng rụng xuống, mục ra, hình thành thảm thực vật dày 1 mét thì mới ngấm được nước. Dòng chảy mặt là dòng nguy hiểm nhất, rừng mất lớp mùn thì sẽ chẳng giữ được nước, nước sẽ trôi tuột đi tạo thành lũ"- GS Hồng nói.

Hiện trường vụ sạt núi, vùi lấp dân ở Trà Leng. Ảnh: Thanh Chung

Nạn phá rừng nghiêm trọng

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng.

Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Theo chuyên gia lâm nghiệp - GS Nguyễn Ngọc Lung, rừng phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ.

Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn, chính là do nạn chặt phá rừng.

Phá rừng đã gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… Tất cả đều đã trở thành "thủ phạm" gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở miền Trung.

Ngập lụt Sạt lở đất Lũ lụt Mưa lũ miền Trung Thiệt hại do mưa bão Ảnh hưởng bão Lũ miền Trung Rào Trăng 3

Hiện trường sạt lở trôi cả làng làm 27 người chết và mất tích ở Nam Trà My

Kon Tum: Rà soát những vùng đất dốc có nguy cơ sạt lở

Thanh Hoá có mưa to, nguy cơ sạt lở đất ở các huyện miền núi

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Hà Hải Nam

Ai phải chịu trách nhiệm về nạn phá rừng đây, rừng cứ thấy bị phá mà chả ai phải chịu trách nhiệm cả!

1 năm trước

Nguyễn Văn hiền

Bài viết rất hay, để tất cả chúng ta phải suy ngẫm.

1 năm trước

Trần Tất Thăng

Sạt lở đất có nhiều nguyên nhân, cần đầu tư điều tra xem xét toàn diện để phòng tránh một cách căn cơ. Chưa nên vội vàng quy cho thủy điện hoặc khai thác rừng.

1 năm trước

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Nguồn hình ảnh, AFP Contributor/Getty Images

Có nhiều phân tích cho rằng thiên tai tại Việt Nam những năm gần đây ngày càng trầm trọng do phá rừng và làm thủy điện. Đây có phải là nguyên nhân chính?

Theo ông Vũ Thanh Ca, Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, một báo cáo của Nhóm Công tác châu Âu về đập và lũ lụt, xuất bản năm 2010, cho thấy đập [cả thủy điện, thủy lợi và cấp nước] "đã giúp giảm nhẹ lũ lụt ở tất cả các nước châu Âu".

Tuy nhiên, mức độ giảm nhẹ lũ tùy thuộc vào dung tích hồ và quá trình vận hành hồ. Các hồ lớn, dự báo tốt để có thể xả nước trước khi lũ lụt sẽ giúp giảm rất nhiều lũ lụt ở hạ du, trong khi các hồ nhỏ thì hầu như không có khả năng giảm lũ lụt.

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Quảng cáo

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

TTO - Sạt lở liên tục ở miền Trung gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân do đâu? Tuổi Trẻ Online có cuộc trao đổi với tiến sĩ TRẦN TÂN VĂN, viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản.

  • Tư lệnh Quân khu 5 cùng 200 chiến sĩ vào nơi sạt lở vùi lấp 45 người dân
  • Nóng: Hai vụ sạt lở vùi lấp 53 người ở Quảng Nam, đã thông đường vào Nam Trà My
  • Đường 71 lại sạt lở do bão, chưa thể đưa lực lượng tìm kiếm lên thủy điện Rào Trăng 3

Một điểm sạt lở trên đường vào hiện trường vụ sạt lở ở Trà Leng [ảnh chụp sáng 29-10] - Ảnh: MINH HÒA

* Thưa ông, miền Trung thời gian qua liên tục sạt lở đất ở miền núi, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

- Với những người làm công tác nghiên cứu địa chất, việc sạt lở đất ở miền Trung tăng đột biến trong thời gian này là không bất ngờ. Nguyên nhân chính vẫn là sự thay đổi đột ngột của thời tiết, cộng với những thay đổi khi những sườn đồi này bị tác động bởi bàn tay con người.

* Ông có thể nói rõ hơn về việc sạt lở ở các sườn dốc miền núi các tỉnh miền Trung đã và đang xảy ra?

- Đối với các sườn dốc, nước là kẻ thù số 1. Mưa to dài ngày như ở miền Trung tháng 10 vừa rồi làm cho các sườn dốc giữ nước. Nước khiến cho các sườn dốc nặng hơn rất nhiều. Chính nước làm yếu đi tính chất cơ lý của đất đá. Tính kháng trượt của sườn dốc yếu đi rất nhiều. Hai yếu tố cộng hưởng cùng lúc là nguyên nhân gây ra sạt lở liên tục ở miền Trung.

* Trong nhiều năm qua, mỗi đợt mưa lớn nhưng sạt lở không nhiều như năm nay. Nếu nói mưa là yếu tố chính, vậy tại sao những năm trước lượng mưa cũng lớn nhưng sạt lở không lớn như năm nay?

- Mưa lớn là nguyên nhân chính nhưng kết hợp với sự kiện thời tiết của năm trước. Năm 2019, hiện tượng thời tiết El Nino dẫn đến khô hạn kéo dài, miền Trung cả năm chỉ hứng vài trận mưa nhỏ, đất đá "há mồm" vì hạn. El Nino cũng khiến cho cấu trúc đất đá thay đổi, độ rỗng trong lòng đất lớn hơn.

Năm nay xuất hiện hiện tượng La Nina, mưa bão liên tục đổ vào miền Trung. Những trận mưa lịch sử trút xuống liên tục. Miền Trung như một túi nước, khu vực miền núi lượng nước cực lớn ứ lại trong kết cấu rỗng của lòng đất. Chỉ cần có trận mưa lớn lập tức xảy ra sạt lở.

Như chúng ta thấy khi xuất hiện sạt lở, lập tức có hiện tượng lũ bùn, lũ ống quét mạnh. Những đợt cứu hộ vừa rồi, lượng đất đổ xuống lại trở thành bùn nhão, đá và đất không kết dính với nhau mà tạo thành hai khối riêng biệt. Hiện tượng thời tiết La Nina được các chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo từ đầu năm.

Tiến sĩ Trần Tân Văn [phải] - Ảnh: TRẦN MAI

* Hiện tại khu vực miền núi nào của miền Trung nằm trong nhóm nguy cơ sạt lở cao?

- Như các chuyên gia khí tượng thủy văn đã cảnh báo, hiện tượng La Nina sẽ còn gây mưa lớn cho cả miền Trung. Năm ngoái El Nino cũng khiến cả miền Trung khô hạn. Cho nên không loại trừ bất kỳ khu vực nào, mà hiện tại với kết cấu đất đá của miền Trung, nhất là các sườn đồi, sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Chỉ cần thêm những trận mưa lớn, nước ứ đọng trong đất đá sẽ tạo áp lực dẫn đến sự thay đổi đột ngột, lực kháng trượt không còn, mà lực gây trượt tăng lên gây sạt lở.

Tôi đánh giá toàn bộ khu vực miền núi của miền Trung nằm trong nhóm nguy cơ sạt lở cao. Nhất là các sườn đồi có hoạt động dân sinh tác động trực tiếp.

* Nhiều quả đồi có rừng và nhiều quả đồi không có rừng cũng bị sạt lở. Vậy theo ông, rừng có gia cố, chống sạt lở ở sườn đồi vùng núi miền Trung?

- Rừng có tác dụng hai chiều, một mặt bộ rễ làm cho sườn dốc khỏe hơn, ổn định hơn. Mặc khác hệ thống thân, lá làm cho sườn dốc gánh sức nặng nhiều hơn. Nên rừng quan trọng nhất là thảm phủ thực vật nguyên sinh nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều chủng loại, khi đó tác dụng thẩm thấu tốt hơn, giúp cho đất đá có thời gian liên kết, hay nói đơn giản là sự kết dính trong lòng đất.

Còn rừng trồng, rừng sản xuất phía dưới không còn thảm thực vật nào khác, tác dụng thẩm thấu từ từ không còn. Mưa xuống, trong lòng đất là túi nước, và còn gánh thêm sức nặng của thân lá, thì rừng sản xuất vô tình trở thành gánh nặng, chứ không giúp giảm sạt lở.

Đã đến lúc trả lại cho thiên nhiên. Trong thời gian qua, việc tập trung phát triển kinh tế lấn sân vào tự nhiên quá nhiều.

* Sự tác động của con người vào thiên nhiên, những hiện tượng thời tiết cực đoan có phải cục bộ ở miền Trung không?

- Không, hoàn toàn không phải đặc hữu hay cực đoan đối với Việt Nam mà trên thế giới đã đúc kết từ lâu. Chúng ta có thể thấy toàn thế giới thiên tai ngày càng nhiều hơn cả về cường độ lẫn tần suất, thiệt hại cũng nhiều và lớn hơn.

Trong khi đó vai trò của các hoạt động dân sinh ngày một tăng lên. Nhiều nước trên thế giới đã nhìn nhận thẳng vấn đề sự tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiên tai.

Những vụ việc rất đau lòng do sạt lở núi, nhưng chúng ta cần nhìn thẳng rằng thời tiết cực đoan, kết cấu đất thay đổi là thiên tai hay nhân tai khi chúng ta đã khai thác thiên nhiên quá nhiều để phục vụ cho sự phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề