Dạy con học lớp 6 như thế nào

Đối với học sinh lớp 5, việc chuyển tiếp từ bậc tiểu học lên bậc THCS được coi là bước ngoặt trong cuộc đời. Các em bắt đầu một môi trường học tập mới với nhiều mối quan hệ mới, do vậy nhiều phụ huynh chớ nên coi thường lứa tuổi này.

Đó là lời khuyên của Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hải, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với hàng trăm phụ huynh tại hội thảo “Hành trang vào lớp 6” do Trường THCS Ban Mai [Hà Nội]tổ chức ngày 8/5.

Lứa tuổi thích “nổi loạn”

Phân tích tâm lý của lứa tuổi 11-14, theo tiến sĩ Nguyễn Minh Hải, lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ phát triển của trẻ em, thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên phụ huynh chớ nên “coi thường” bởi đây là giai đoạn dậy thì.

Lứa tuổi này, các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tập khẳng định mình nên không phải lời khuyên, dạy bảo nào của bố mẹ các em cũng muốn nghe. Các em muốn được đối xử như người lớn chứ không phải bảo sao nghe vậy.

Các em bảo vệ lời nói của mình bằng cả lời nói và hành động. Điều đó đòi hỏi người lớn cần biết cách tôn trọng tính độc lập và quyển bình đẳng của thiếu niên, cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị trong mọi vấn đề.

Cha mẹ cần chuẩn bị cho con tâm thế bước vào học THCS như việc học tập ở nhà, TS Hải khuyên các phụ huynh nên theo dõi, động viên các em vì nội dung học ở trung học khác với tiểu học. Cha mẹ nên quan tâm tới con trong việc học tập, tránh tối đa việc xỉ vả, mắng nhiếc khi con không hoàn thành yêu cầu của thầy cô và của bố mẹ vì ở tuổi này, các em rất dễ bị tự ái.

Lứa tuổi này đang ở thời điểm dậy thì nên thoắt vui, thoắt buồn, ương bướng. Do vậy, bố mẹ nên dạy theo phương pháp “lạt mềm buộc chặt”.

Gia đình người Việt Nam hay có thói quen áp đặt, lứa tuổi thiếu niên đang trong thời kỳ muốn nổi loạn, có nhiều biểu hiện như bố mẹ không muốn cho con chơi với con của một người khác nhưng càng cấm, các em càng chơi. Những trường hợp này các cha mẹ phải động viên an ủi con theo cách: nên chọn bạn mà chơi như chọn sách mà đọc.

Đối với việc khuyên giải, phụ huynh không nên khuyên giải các em trước đám đông, trước tập thể gia đình mà nên khuyên giải theo cách riêng tư.

Kỹ năng sống cần thiết dành cho học sinh lớp 6

Sự thay đổi về nội dung học: các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, nội dung trừu tượng, phong phú sâu sắc hơn, đòi hỏi các em có sự thay đổi về phương pháp học.

Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập, ở mỗi môn học có một giáo viên giảng dạy, vì vậy các em được học với nhiều thầy cô. Mỗi thầy, cô có cách trình bày, phương pháp dạy học của mình. Nên cách dạy và nhân cách của người thầy sẽ tác động vào việc hình thành và phát triển trí tuệ, cách lập luận, nhân cách của học sinh.

Đối với học sinh THCS, lứa tuổi 11-14 là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Với ý thức muốn làm người lớn, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội trong khi các bậc cha mẹ, thầy cô vẫn coi các con là trẻ con. Vì vậy, bậc làm cha mẹ và các thầy cô giáo cần động viên, dìu dắt quan tâm giúp đỡ các con trong giai đoạn này, giáo dục các con những kỹ năng sống cần trang bị cho lứa tuổi thiếu niên.

Theo các nhà tâm lý giáo dục, cần trang bị cho học sinh THCS những kỹ năng sống cần thiết để phát huy sự tự tin, năng động, sáng tạo của các con với những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, Kỹ năng tự phục vụ bản thân, Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời, Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, Kỹ năng đánh giá và phân biệt hành vi, Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông, Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống, Kỹ năng hợp tác, chia sẻ, Kỹ năng nhận tự thức và đánh giá bản thân.

Những học sinh năng động, tự tin mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Để giáo dục cho học sinh rèn luyện và hình thành những kỹ năng sống cần có sự nỗ lực từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thânhọc sinh.

Hồng Hạnh

Theodantri.com.vn

TTO - 'Con tôi từ khi lên lớp 6 thì thay đổi và khác hẳn. Sai đúng gì vẫn hay lý lẽ cãi lại, tức quá tôi đánh thì con giận dỗi cả tuần, không đánh thì không biết phải làm sao' - chị N.T.Hòa [Q.Tân Phú, TP.HCM] chia sẻ.

  • Giảm bớt bài kiểm tra ‘giấy, mực’ khi đánh giá học sinh THCS, THPT
  • Trường THCS 'hot' nhất quận 10 được tuyển sinh lớp 6 theo cơ chế riêng
  • Bộ GD-ĐT tặng bằng khen nam sinh lớp 6 dọn rác chắn cống

Học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Du [Q.1, TP.HCM] bước vào ngôi trường cấp II đầy mới lạ trong lễ khai giảng năm học mới - Ảnh: T.THƯƠNG

Chia sẻ của chị Hòa cũng là câu chuyện của không ít cha mẹ có con bước vào cấp II.

"Nhẹ nhàng" màlòng phát điên

Chị N.T.Hòa kể rằng lúc học tiểu học, con chị được rất nhiều người khen vì dễ thương, ngoan ngoãn, vâng lời. "Thế nhưng vào lớp 6, mọi thứ thay đổi một cách đột ngột. Quần áo, giày dép, túi xách đều theo sở thích của con. Thấy cái áo màu tối và già so với tuổi, thấy đôi giày "hầm hố" không còn chút ngây thơ, tôi phản đối nhưng nó hét toáng lên rồi bỏ ăn. Nói và phân tích mấy cũng không nghe" - chị Hòa rầu rĩ nói thêm.

Tương tự, chị Trần Thị Thơm [Q.1, TP.HCM] năm nay có con lên lớp 6. Mỗi ngày chị phải "đối đầu" với rất nhiều câu chuyện của con. "Nào là luôn ngủ dậy muộn, nào là hay phát ngôn những câu có vẻ bất cần, quần áo thì không theo một thẩm mỹ có sẵn nào, phòng riêng thì thích sơn màu đen với lý giải là huyền bí, mạnh mẽ, nam tính... Tôi phát hoảng với những suy nghĩ, ý tưởng của con. Tôi stress, ngăn cản và cấm con, con phản ứng, thế rồi cả nhà cùng stress" - chị Thơm kể lại.

Giải pháp cuối cùng với chị Thơm là phải chiều ý con để bớt căng thẳng, không ra mặt cản trở những suy nghĩ, lựa chọn kiểu "người lớn" của con. "Cố nhẹ nhàng mà lòng phát điên" - chị nói.

Cô Kim Hồng, giáo viên chủ nhiệm lớp 6 một trường tiểu học ở Q.Tân Bình [TP.HCM] chia sẻ rằng dù đã có kinh nghiệm nhiều năm làm chủ nhiệm nhưng chủ nhiệm lớp đầu cấp thì giáo viên cần chuẩn bị tâm lý nhiều nhất.

Cô nói: "Đối với lứa tuổi chuyển cấp, khó nhất vẫn là nắm bắt tâm lý khi trẻ bắt đầu lứa tuổi ẩm ương; làm sao cho các em có những suy nghĩ, thái độ học tập ổn định hoặc gặp điều gì thì các em vui vẻ bộc lộ chia sẻ, không giấu giếm như xu hướng chung ở tuổi mới lớn".

Mỗi đứa trẻ trong giai đoạn này đều thường cảm thấy cô đơn. Vì vậy mỗi người lớn cần dang tay ra và, bằng cách này hay cách khác, nắm tay con cùng đi qua khó khăn thì chính chúng ta đang tặng cho con vườn hoa, có bầu trời xanh và nắng. Các con sẽ đang được sống và cha mẹ cũng như đang được sống.

TS Nguyễn Chí Hiếu

Xem con như đối tác

Bà Tô Thụy Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, cho rằng việc dạy con ở đầu cấp II không phải chuyện dễ. Bà Quyên vừa có cuộc trò chuyện với nhiều học sinh, phụ huynh ở Hải Phòng và nhận thấy các "ca khó" đều có chung nguyên nhân là thiếu sự kết nối. "Kết nối phụ thuộc vào quá trình tương tác của con với cha mẹ.

Nhất là với tuổi mới lớn, phụ huynh cần thay đổi, không dùng những từ như "con phải", "con buộc", áp đặt con, mà ngược lại khơi thông kênh đối thoại, tìm hướng đi cho con. Phải xem con như đối tác, không xem con là một đứa trẻ khi con bắt đầu vào cấp II.

Trẻ em bây giờ khác so với trước đây. Ở cuộc sống hiện đại, các con lớn lên và có thiên hướng bất chấp, coi trọng cái tôi của mình và chống đối bố mẹ.Việc gì trong gia đình, bố mẹ cũng nên hỏi ý kiến, hỏi quan điểm của con" - bà Quyên chia sẻ.

Bà Quyên cũng phân tích thêm cha mẹ nên bỏ những chê bai như "lớn mà không biết gì", "chậm chạp", "hậu đậu"...

"Thay vào đó, hãy tự hào và hạnh phúc, thể hiện những cảm xúc tích cực và tuyên dương con vì những điều con làm được để cổ vũ, động viên con, để "cài" vào trong đầu là đứa trẻ tự giác. Hỏi ý con, tìm cách khéo léo, dẫn dắt, định hướng con thông qua sự kết nối...

Tuổi ẩm ương cũng là tuổi cho những sáng tạo, bố mẹ phải hạnh phúc khi con sáng tạo. Con có phòng riêng, con thích sơn màu hay trang trí màu kiểu gì thì cha mẹ nên tôn trọng, miễn đừng lố lăng phản cảm" - bà Quyên tư vấn.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý - TS Bùi Hồng Quân [Học viện Cán bộ TP.HCM] cho rằng không phải chỉ học sinh đầu cấp mà tùy theo đứa trẻ, có em lớp 4, lớp 5 đã dậy thì, có em lớp 6, lớp 7. Khủng hoảng tuổi dậy thì xuất hiện khi trẻ có những phát triển theo hình thái người lớn, người trưởng thành về mặt sinh học. Hormon thay đổi, không cân bằng nên có những cảm xúc vui buồn lẫn lộn.

"Không phải con hư mà là kiểm soát hành vi không tốt, hay cáu gắt, hay phản đối, mà bản thân trẻ cũng không muốn như vậy. Những mong đợi của cha mẹ với đứa nhỏ là không phù hợp. Con chỉ lớn về thể xác, còn tâm lý thì bỡ ngỡ, cách hành xử ba mẹ không thống nhất nên con dễ rơi vào trạng thái khác nhau" - ông Quân nói.

Cho rằng khủng hoảng tuổi dậy thì chỉ ở một giai đoạn, chuyên gia này khuyên: "Cha mẹ nên hiểu và chấp nhận ứng xử, đối thoại, đừng yêu cầu con phải thế này thế kia... Hãy lắng nghe và đặt câu hỏi, giải thích, cái nào tốt, cái nào không để hạn chế sự quá bùng nổ. Hãy quan tâm con, giáo dục để cùng con có tuổi dậy thì êm đềm".

* Em Phạm Tôn [lớp 6/5 Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM]:

Hãy cho con tự quyết định

Khi con lên lớp 6, nhìn các bạn trong lớp đến từ các trường khác nhau, rồi rất nhiều thầy cô, môi trường lớn hơn nên con cảm giác mình lớn lên bởi mình tiếp xúc được nhiều người mới lạ chứ không quen thuộc như ở cấp I. Vì thế con cũng muốn khi ở lớp cũng như về nhà, mẹ xem con như người lớn, chứ đừng xem con giống em trai đang học lớp 3. Còn quần áo, giày dép, đồ đạc, mẹ dắt con đi mua nhưng để con tự chọn. Cứ ép con phải lấy theo sở thích của mẹ, con thấy mất tự do. Rồi tóc tai của con, cơ thể của con nên mẹ hãy cho con tự quyết định.

Những ngày đầu tiên tới trường, học sinh lớp 6 Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội được tham gia chương trình “Chào học sinh khối 6”. Trong ảnh: học sinh trải nghiệm trồng cây thủy sinh - Ảnh: N.T.T.

* Em Nguyễn Thị Thu Hà [học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Q.Tân Bình, TP.HCM]:

Con không thích bị kiểm soát

Ba mẹ rất ít nghe con kể chuyện trong lớp. Các bạn như thế nào về nhà con kể cho gia đình thì bị gạt ra ngoài, bảo ai sao mặc kệ, con lo tập trung học. Con không thích ba mẹ chê con gái mà nghịch ngợm với nhiều người, chậm chạp hơn con A con B... Nếu có la mắng con thì chỉ la có con và ba mẹ, và đừng làm ầm ĩ vì con thấy nặng nề và khó chịu hơn, hãy để con tự suy nghĩ. Những mẩu giấy nháp con viết giỡn vui với các bạn đặt ở trong cặp, ba mẹ cũng đừng kiểm tra và tìm kiếm để đọc. Con thấy bị kiểm soát chặt chẽ, con không thích điều này.

Cho con tận hưởng tuổi ô mai

TS Nguyễn Chí Hiếu, CEO của Học viện IEG [Innovative Education Group], chia sẻ giải pháp để phụ huynh đồng hành nuôi dưỡng con ở tuổi ẩm ương, nổi loạn khó đỡ khi con bắt đầu vào cấp II: "Cha mẹ cần chăm quan sát, để ý cảm xúc của con để từ đó nương theo cảm xúc, lèo lái cách nói chuyện, tương tác. Cha mẹ cần trò chuyện, kể cả khi con kể chuyện nhiều khi không đầu cũng chẳng đuôi.

Dạy con sáng tạo, thử thách sáng tạo để con thật sự thích học và được học. Kể chuyện cho con nghe và cài cắm bài học vào trong đó để con thấm từng chút một. Cho các con tự do trong khuôn khổ, một "vòng kim cô" đủ rộng vì đây là độ tuổi nổi loạn và cảm xúc, nếu ngăn chặn thì mối quan hệ cha mẹ con cái sẽ thành khoảng trống. Hãy để cho con tận hưởng thời gian tuổi ô mai, đừng phải dạy, phải nghiêm, phải này phải kia".

Học trò lớp 6 sáng chế máy tự động chống COVID-19

TTO - Sau khi nhận giải nhất cuộc thi Thử thách sáng tạo trẻ mới đây, Ngô Trần Hùng Anh, lớp 6 Trường THCS Nguyễn Văn Nghi [Gò Vấp, TP.HCM] đã cho ra lò 100 chiếc máy từ một đơn đặt hàng làm quà tặng cho các trường học vùng ven TP.HCM.

Sự thay đổi và phát triển về tâm sinh lý

Bước vào lớp 6, khi đó con đã 12 tuổi. Với sự chăm sóc và điều kiện dinh dưỡng tốt như hiện nay, nhiều trẻ đã bắt đầu có những dấu hiện của tuổi dậy thì. Sự thay đổi của cơ thể kéo theo những sự thay đổi về tâm lý. Nếu như hồi tiểu học, con thường quấn quýt bên cha mẹ. Thì khi con học lớp 6 trở lên, con bắt đầu muốn hoạt động độc lập nhiều hơn. Đôi khi cha mẹ cảm thấy có khoảng cách lớn với con cái.

Con học lớp 6 bắt đầu có những thay đổi lớn về tâm sinh lý tuổi dậy thì.

Môi trường giáo dục tại trung học cơ sở cũng phần nào làm thay đổi cách nhìn cuộc sống của con. Trường lớp không dạy dỗ các con phải làm cái này, cái kia. Mà bắt đầu chuyển sang định hướng con nên làm cái này, không nên làm cái khác. Mọi sự lựa chọn đều thuộc về con cả. Nghĩa là, sự độc lập và tư duy của học sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, cha mẹ cũng cần “bắt nhịp” với nhà trường mà thay đổi. Từ phương pháp giáo dục đến phương pháp giao tiếp với con trẻ. Con học lớp 6 rồi – cha mẹ hãy cứ yên tâm vào khả năng tư duy và nhìn nhận vấn đề của con. Hãy để con tự do khám phá thế giới.

Chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 6 những điều cha mẹ cần biết đồng hành cùng con trên chặng đường học tập

06.07.2021 07:547508 đã xem

Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình và chia tay mái trường tiểu học, là cấp học lâu nhất trong cấp học phổ thông để bắt đầu bước sang cấp học mới. Năm học 2021-2022 đối với lớp 6 là năm đầu tiên các em được học SGK mới của Chương trình GDPT 2018. Giai đoạn chuyển cấpnày sẽ có những thay đổi lớn về môi trường học đường và phương pháp học tập. Vì vậy, cha mẹ có con đã hoàn thành chương trình tiểu học bắt đầu vào lớp 6cần chuẩn bị tốt hành trang, luôn đồng hành và tìm hiểu những nội dung sau đây để giúp con học tập tốt trong năm học đầu cấp này.

I. NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN BIẾT

1. Mục tiêu

- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

- Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

- Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông.

2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực

- Chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu sau: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

3. Xuất hiện các môn học mới

- Lớp 5 các em đã được học các môn: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Khoa Học; Lịch sử và Địa lí; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật [Âm nhạc, Mĩ thuật]; Tiếng Anh, Tin học; Hoạt động tập thể.

- Lớp 6 Chương trình GDPT 2018 gồm các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên [Vật lí, Hóa học, Sinh học], Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Tin học [trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn]. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Sự thay đổi về nội dung học các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, nội dung trừu tượng, phong phú sâu sắc hơn, đòi hỏi các em có sự thay đổi về phương pháp học. So với lớp 5 xuất hiện sự "mới lạ" của môn Khoa học tự nhiên [Vật lí, Hóa học, Sinh học] sẽ làm các em bỡ ngỡ: Môn Vật lí với những bài học trừu tượng, nếu không nghe giảng kĩ các em sẽ không hiểu hết; Môn Toán, phần đầu chương trình là học về tập hợp, lũy thừa các em sẽ thấy nhiều xa lạ về kiến thức lẫn cách trình bày bài làm; Môn Anh văn ở tiểu học chủ yếu là vui học, nghe nói mẫu câu thông thường quen thuộc thì lớp 6 phải thuộc từ vựng, hiểu ngữ pháp mới có thể làm bài được.

4. Sự thay đổi về phương pháp học

- Ở lớp 5 mỗi giáo viên chủ nhiệm có thể dạy nhiều môn học, lớp học 2 buổi/ngày, mỗi tiết 35 phút, một buổi giáo viên có thể dạy từ 2-3 tiết; tốc độ đọc, viết hoàn toàn khác, học sinh viết giấy kẻ 5 ô li và tốc độ viết chậm hơn, mổi ngày đến trường học sinh được học với giáo viên chủ nhiệm nhiều hơn nên tiểu học được gọi là “ông thầy tổng thể”. Khi lên lớp 6 việc học cũng bao điều mới lạ với các em, mỗi thầy cô dạy 1 môn, 1 tiết học 45 phút, do nhiều em quen viết nắn nót khi học tiểu học nên lên lớp 6 viết không kịp dẫn đến viết tắt, viết thiếu nét.

- Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập, ở mỗi môn học có 1 giáo viên giảng dạy, vì vậy các em được học với nhiều thầy cô. Mỗi thầy, cô có cách trình bày, phương pháp dạy học khác nhau nên cách dạy và nhân cách của người thầy cũng tác động vào việc hình thành và phát triển trí tuệ, cách lập luận, nhân cách của các em. Ở trường THCS, các môn học sẽ nhiều hơn, kiến thức nâng cao hơn, các môn học đòi hỏi nhiều tính suy luận và logic. Trẻ rất cần được cha mẹ khích lệ, động viên và định hướng để tự tin thích ứng với môi trường học tập mới. Cha mẹ nên chuẩn bị cho con cơ hội làm quen với môi trường học tập mới, tham quan trước trường THCS sẽ theo học lớp 6 càng sớm càng tốt. PHHS cần tìm hiểu kĩ về ngôi trường mới về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình học tập, hoạt động thể chất, hoạt động ngoại khóa……

Hiện nay, có một số cha mẹ học sinh thường thể hiện sự quan tâm đến việc học của con em bằng cách cho đi học thêm nhiều môn nhiều nơi, như vậy suốt tuần chỉ có học và học và liệu học như thế các em có tiến bộ hơn? Việc quá tải do áp đặt mục tiêu từ bố mẹ đôi khi vô tình đã khiến học sinh chán nản trường học, biến những năm tháng đầu lên học THCS lẽ ra hạnh phúc nhất thành những chuỗi ngày căng thẳng đối với các em.

5. Kiểm tra đánh giá

Ở lớp 5 học sinh đánh giá theo Thông tư 22 trong quá trình học tập, giáo viên chủ yếu đánh giá, nhận xét, không chấm bài; một năm học chỉ có kiểm tra định kỳ 4 giai đoạn gồm: GK1, HK1, GK2 và cuối năm học còn lên lớp 6 số bài kiểm tra với thời gian làm bài khác nhau sẽ nhiều hơn do vậy sẽ có phụ huynh thắc mắc khi học tiểu học được đánh giá hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện nhưng khi mới bước lên lớp 6 đã nhận được phản ánh là tiếp thu chậm, học lực trung bình, không tập trung…

Cha mẹ cần chuẩn bị cho con tâm thế bước vào học THCS như việc học tập ở nhà, nhất là giai đoạn đầu, các phụ huynh nên theo dõi, động viên các em vì nội dung học ở THCS khác với tiểu học. Đặc biệt, khi trẻ bước vào lớp 6, trẻ cần được cha mẹ định hướng để làm quen với việc tự giác trong học tập, để con thực sự hứng khởi với việc học chứ không phải là ép buộc trẻ học theo nhu cầu của cha mẹ. Dĩ nhiên, vẫn cần có những áp lực nhất định để trẻ phát huy hết năng lực và học tập nghiêm túc.

II. NHỮNG ĐIỂU CHA MẸ CẤN CHUẨN BỊ

1. Chuẩn vị về tâm lý

- Cha mẹ nên biết việc đầu tiên làm cho các em trở nên nhút nhát từ buổi học đầu tiên bởi vì là từ học sinh lớn nhất của trường tiểu học lại trở thành nhỏ nhất của trường THCS. Nhìn các anh chị lớp trên to lớn, lanh lợi, các em bỗng thấy mình sao nhỏ bé, ngờ nghệch, nếu bị các anh chị lớp trên hù dọa lại càng sợ hơn. Do vậy những buổi đầu cha mẹ cần quan tâm, chia sẽ nhiều hơn. Một số câu hỏi khi đón trẻ như: Chào con những lúc đưa đón; Hôm nay con học có vui không? Buổi học hôm nay có gì vui kể bố mẹ nghe; Điều gì con tâm đắc nhất ngày hôm nay; Điều gì con chưa hiểu; điều gì khó khăn nhất; Điều gì bố mẹ cần trao đỏi thông tin thầy cô giáo.

- Tâm lý của lứa tuổi 11-14 phát triến rất nhanh, lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ phát triển của trẻ em, thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên phụ huynh chớ nên “coi thường” bởi đây là giai đoạn dậy thì. Lứa tuổi này, các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần nên thoắt vui, thoắt buồn, ương bướng. Do vậy, bố mẹ nên dạy theo phương pháp “lạt mềm buộc chặt”. Hơn nữa giai đoạn này các em đang tập khẳng định mình nên không phải lời khuyên, dạy bảo nào của bố mẹ các em cũng muốn nghe mà các em muốn được đối xử như người lớn chứ không phải bảo sao nghe vậy.

- Xã hội ngày càng phát triển, nhiều bậc cha mẹ lúng túng trước những thay đổi của chính con em mình và không biết cách làm thế nào để có thể hòa nhịp cùng với con, hiểu và chia sẻ cùng con khi mà khoảng cách thế hệ đang ngày càng trở thành một vật ngăn cản không nhỏ. Do vậy hơn lúc nào hết giai đoạn này bố mẹ phải lắng nghe con, làm bạn cùng con là điều cha mẹ cần làm nhất trong những buổi đầu khi con vào học lớp 6.

- Nhìn cung tâm lý chúng ta có thói quen áp đặt, lứa tuổi thiếu niên đang trong thời kỳ muốn nổi loạn, có nhiều biểu hiện như bố mẹ không muốn cho con chơi với con của một người khác nhưng càng cấm, các em càng chơi. Những trường hợp này các cha mẹ phải động viên an ủi con theo cách nên chọn bạn mà chơi như chọn sách mà đọc, đối với việc khuyên giải, phụ huynh không nên khuyên giải các em trước đám đông, trước tập thể gia đình, nhất là trong bữa ăn mà nên khuyên giải theo cách riêng tư và lựa chọn thời điểm thích hợp như đi chơi cuối tuần.

- Có thể nói để thuận lợi cho con ở năm học đầu cấp ở lớp 6 thì sự chuẩn bị cho con về mặt tâm lí là vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp con xóa bỏ những rào cản để con thoải mái và tự tin khi hòa nhập với môi trường mới. Song song với đó cha mẹ cũng cần chủ động chuẩn bị sớm cho con về mặt kiến thức, giúp con thay đổi và làm quen dần với phương pháp dạy và học ở cấp THCS để học tập đạt hiệu quả.

2. Kỹ năng sống cần thiết dành cho học sinh lớp 6

- Đối với học sinh đầu cấp THCS, lứa tuổi 11-14 là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Với ý thức muốn làm người lớn, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội trong khi các bậc cha mẹ, thầy cô vẫn coi các con là trẻ con. Vì vậy, cha mẹ cần động viên, dìu dắt quan tâm giúp đỡ các con trong giai đoạn này, giáo dục các con những kỹ năng sống cần trang bị cho lứa tuổi thiếu niên.

- Những kĩ năng cần trang bị cho học sinh THCS để phát huy sự tự tin, năng động, sáng tạo của các con với những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, Kỹ năng tự phục vụ bản thân, Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời, Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, Kỹ năng đánh giá và phân biệt hành vi, Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông, Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống, Kỹ năng hợp tác, chia sẻ, Kỹ năng nhận tự thức và đánh giá bản thân.

- Những học sinh năng động, tự tin mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Để giáo dục cho học sinh rèn luyện và hình thành những kỹ năng sống cần có sự nỗ lực từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thânhọc sinh

- Theo Chương trình GDPT 2018, để hình thành và phát triển năng lực “tự chủ và tự học”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo” thì việc chuẩn bị kĩ năng giao tiếp, hòa nhập với các nhóm, cộng đồng là việc rất cần thiết, khi hết giờ học bài nên cho con tham gia phụ các công việc cùng với bố mẹ theo sức của mình, nếu phụ huynh cứ sợ con làm hỏng thì không bao giờ trẻ trưởng thành. Các em bảo vệ lời nói của mình bằng cả lời nói và hành động điều đó đòi hỏi người lớn cần biết cách tôn trọng tính độc lập và quyển bình đẳng của thiếu niên, cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị trong mọi vấn đề để trẻ không tự ái, tuyệt đối không la mắng chửi rủa khi con lỡ may làm hỏng đồ đạc ngoài mong muốn.

III. NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN LÀM

1. Giúp con hòa nhập với môi trường mới

- Lớp 6 chuyển cấp cũng đồng nghĩa với việc con sẽ chuyển sang một môi trường mới với thầy cô, bạn bè mới do vậy cha mẹ phải cho con hiểu rằng “Lên lớp 6 con sẽ phải làm quen với rất nhiều cái mới, đó là môi trường học tập, thầy cô, bạn bè mới” Vì vậy, cha mẹ cần chú trọng đến việc chuẩn bị cho con về mặt tâm lí và trang bị kỹ năng giao tiếp để con sẵn sàng tiếp nhận với cái mới, nhanh chóng hòa đồng với thầy cô, bạn bè cũng như làm quen với môi trường để học tập tốt hơn".

- Việc trang bị kỹ năng giao tiếp để con làm quen với thầy cô, bạn bè, những người đầu tiên ảnh hưởng tới con trong suốt thời gian học tập, là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ quyết định đến chất lượng học tập của con cũng như tạo cho con năng lượng tích cực và niềm vui khi đến trường. Ngoài ra, cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con nhiều hơn, dạy con cách bày tỏ quan điểm, tôn trọng những sự khác biệt để con trở nên hòa đồng hơn.

2. Thường xuyên học cùng con

Không chỉ thay đổi về môi trường học tập, học sinh lên lớp 6 sẽ còn phải “đối mặt” với rất nhiều sự khác biệt so với lớp 5 cấp tiểu học, cụ thể là về phương pháp dạy và học, hình thức kiểm tra đánh giá, số lượng môn học tăng lên, mức độ yêu cầu của các đơn vị kiến thức nhiều hơn và nâng cao hơn. Mỗi giáo viên sẽ phụ trách một môn học, mỗi môn học lại có yêu cầu riêng về sách vở, quy định riêng về nền nếp, kiểm tra, soạn bài. Do đó cha mẹ cần luyện cho con kỷ luật và nền nếp trong học tập bởi việc học và đánh giá kết quả học tập ở bậc THCS sẽ không còn thoải mái và nhẹ nhàng như ở cấp tiểu học. Để từng bước đưa con vào “khuôn khổ” này và giúp con thích nghi nhanh, cha mẹ nên xây dựng thời gian biểu cụ thể, đảm bảo cân đối với lịch học của con ở trường cũng như phù hợp với lịch sinh hoạt chung của cả gia đình, để giúp con duy trì thói quen và dần hình thành nền nếp. Cha mẹ cần trao đổi thẳng thắn với con để con nắm được sự thay đổi ở lớp 6 so với tiểu học, sau đó hướng dẫn con về phương pháp học phù hợp với từng môn học. Đặc biệt cha mẹ cần luyện cho con kỹ năng viết nhanh để theo kịp tiến độ của tiết học, cũng như rèn cho con khả năng tập trung để tiếp thu kiến thức của bài học một cách hiệu quả. Đặc biệt mỗi buổi tối các bậc cha mẹ nên dành thời gian trao đổi học bài cùng con.

Đặc biệt đối với các môn học con có năng khiếu, cha mẹ cần khuyến khích con để giúp con phát huy, đạt kết quả như mong muốn. Với những môn học con còn học yếu hoặc tỏ ra chán ghét hãy tạo động lực cho con để giúp con thay đổi tinh thần học tập.

3. Phương pháp học tập hiệu quả

Cha mẹ cần chuẩn bị cho con tâm thế bước vào học THCS như việc học tập ở nhà, các phụ huynh nên theo dõi, động viên quan tâm tới con trong việc học tập, tránh tối đa việc xỉ vả, mắng nhiếc khi con không hoàn thành yêu cầu của thầy cô và của bố mẹ vì ở tuổi này, các em rất dễ bị tự ái.

Đặc biệt, khi trẻ bước vào lớp 6, trẻ cần được cha mẹ định hướng để làm quen với việc tự giác trong học tập, để con thực sự hứng khởi với việc học chứ không phải là ép buộc trẻ học theo nhu cầu của cha mẹ. Dĩ nhiên, vẫn cần có những áp lực nhất định để trẻ phát huy hết năng lực và học tập nghiêm túc.

Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên triển khai SGK lớp 6 theo Chương trình GDPT 2018, để phấn đấu mỗi trường học là một môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, an toàn, thân thiện, chất lượng và bình đẳng, tạo ra một “Thương hiệu riêng” để đội ngũ các thầy cô giáo tin tưởng, phấn khởi cống hiến cho hoạt động dạy học, các em học sinh cảm thấy hạnh phúc và luôn cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và “đi học là hạnh phúc” thì sự quan tâm, phối hợp giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng góp phần thành công của chương trình GDPT 2018./.

Phòng GDTH Sở GDĐT

Video liên quan

Chủ Đề