Dạy tiếng Anh cho trẻ sơ sinh

Chào mọi người, mình là Hương- mẹ của 1 em bé 12 tháng tuổi. Mình đã có bằng Thạc sĩ Giáo dục của Đại học Queensland, Úc. Vì vậy mình khá tự tin về việc tìm đọc các tài liệu, nghiên cứu và sách nước ngoài uy tín về vấn đề dạy con song ngữ.

Hiện bé nhà mình được 1 tuổi và đã có những biểu hiện khá tốt với ngôn ngữ [tiếng Việt và tiếng Anh] như hiểu và làm theo các câu hiệu lệnh:

Kĩ năng nghe và làm theo
– Mỡ đâu?- Tự chỉ vào ngực
– Ông cười sao ta?- Bắt chước tiếng cười của ông
– Đầu Mỡ đâu?- Chỉ vào đầu
– Mỡ vỗ tay đi- biết vỗ tay
– Clap your hands- biết vỗ tay
– Where is your head- biết chỉ vào đầu
– Where is your tummy- biết chỉ vào bụng
– Where is the bear- Biết nhìn tượng con gấu trong phòng
– Blow a kiss- biết hôn gió
– Shake your hands- biết lắc tay
– Swing- biết lắc lư người
– Where are your 5 little fingers- biết xoè và nắm 5 ngón tay

Kĩ năng nói:
– Bé nói được các từ đơn “ạ”, “bà”, “cha”, “papa”, “mama”, “bear” [chưa rõ âm từ này]

Quá trình dạy con song ngữ:

🌟 Giai đoạn 1: 0-10 tháng tuổi

Phương pháp Hương sử dụng là khung thời gian ngôn ngữ. Nếu ba mẹ chưa biết về phương pháp này thì Hương cũng đã từng làm 1 clip nhỏ giải thích nhanh về phương pháp.
Linh tại đây: //youtu.be/icIgyhDCzZ8…

Như vậy khi áp dụng khung thời gian ngôn ngữ thì Hương chia thời khoá biểu 1 ngày là buổi sáng dành ra 30 phút nói chuyện tiếng Anh với con. Nói là vậy chứ thực ra toàn là mẹ tự độc thoại vì bé còn khá nhỏ nên mặt chỉ ngơ ngác nằm nghe, không có phản ứng gì ^^”. Thời gian còn lại bé tiếp xúc hoàn toàn là tiếng Việt từ bố và ông bà. Các chủ đề Hương nói trong giai đoạn này chủ yếu về những thứ gắn liền với cuộc sống của bé như BOTTLE [bình sữa]. MILK [sữa], CRIB [cái nôi], DIAPER [bỉm], TOYS [các loại đồ chơi]. Mục đích là khi nói về những chủ đề này thì bé bắt đầu có sự liên kết giữa âm thanh bé nghe từ mẹ cùng với đồ vật thật mà mẹ vừa nói vừa chỉ cho con. Hương luôn suy nghĩ trong đầu là “”Đừng nghĩ rằng em bé không biết gì, mỗi lời nói của mình đều có sự tác động tốt cho sự phát triển ngôn ngữ của con, vậy nên mình phải nói, nói, nói với con nhiều thật nhiều”. Hương luôn tự động viên và nhắc nhở bản thân như thế ^^.

Trở ngại lúc này là sự tò mò của mọi người xung quanh. Thậm chí là chính bản thân mình khi nói tiếng Anh với con trong giai đoạn đầu. Thứ nhất vì mình tự độc thoại như Hương nói bên trên, thứ hai là do trải nghiệm này quá mới nên ..rất là ngại. Thú thực là 1 tuần đầu chưa quen nên cũng vẫn nói tiếng Anh với con nhưng có người khác [ông bà] thì hạ tông giọng hơn một chút, nói ít hơn một chút. Nhưng rồi qua 1 tuần, 2 tuần thì bắt đầu vào đà và cứ thế nói với con tiếng Anh tới tận bây giờ như một thói quen và phản xạ. Kiểu như cứ mở miệng nói với bé là sẽ tự động chỉnh mode qua tiếng Anh ^^.

À, tất nhiên không chỉ có Hương nói với bé mà còn phải cho con nghe nhạc và đọc sách nữa. Đây là 2 hoạt động có thể nói là vô-cùng-quan-trọng vì những lợi ích tuyệt vời của chúng. Hương sẽ để link nói về lợi ích của 2 hoạt động này đối với các bé nhỏ cũng như cách đọc sách cho bé dưới 1 tuổi như thế nào qua các tài liệu mà Hương đã tìm hiểu và tổng hợp.

Các bài hát:
Trong giai đoạn này thì Hương mở các bài nhạc như “5 little ducks”, “1 little finger”, “Old McDonald had a farm”, “BINGO”, “Twinkle twinkle little star”. Quan trọng là khi cho Mỡ nghe nhạc Hương sẽ cùng hát và làm các động tác minh hoạ với Mỡ chứ không để bé nằm nghe 1 mình từ thiết bị phát nhạc.

Sách:
Hương chọn các quyển có hình vẽ hoạt hình, mỗi trang gồm 1-2 nhân vật, màu sắc sáng, có các mảng màu đối lập, sách về động vật [để mình có thể giả tiếng động vật giúp giờ đọc sách sinh động hơn], sách có hình vẽ mặt người hoặc các hoạt động hằng ngày [vì đây là những chủ đề mà các bé dưới 1 tuổi thích xem]. Cùng là những quyển sách đó thì bố Mỡ sẽ đọc cho bé nghe bằng tiếng Việt.

Trong thời gian này hầu hết các bé vẫn chưa có phản ứng cụ thể với lời nói của bố mẹ, bé đã có thể bật ra 1 số âm không có ý nghĩa nhưng bé vẫn đang quan sát, ghi nhận âm thanh và bắt chước bố mẹ đấy nhé.

Sự quan trọng của việc đọc sách: //vn.theasianparent.com/loi-ich-cua-viec-doc-sach-cho…
Mối liên kết giữa âm nhạc và trẻ nhỏ: //hpjunior.vn/…/…/moi-lien-he-giua-tre-con-va-am-nhac/
Cách đọc sách cho bé dưới 1 tuổi: //bit.ly/2EYVHmV

🌟 Giai đoạn 2: từ 10-12 tháng tuổi

Hương chia theo giai đoạn như vậy dựa trên quá trình phát triển về mặt ngôn ngữ của Mỡ. Bắt đầu từ tháng thứ 10 Mỡ bắt đầu có phản xạ tốt hơn khi nghe gọi tên [1 trong những bước phát triển đầu tiên về mặt nhận thức], tiếp theo đó là khả năng bắt chước ngày càng nhanh những âm thanh đơn giản mà ông bà hoặc bố mẹ hướng dẫn như “bà” [đây là từ Mỡ nói được đầu tiên], “papa”. Qua tháng thứ 11 thì có thêm từ mới như “mama”, “bear” “cha” như Hương có nói ở trên. Việc nghe hiểu các hiệu lệnh bằng tiếng Anh và tiếng Việt khá tốt và không hề bị loạn ngôn ngữ. Cụ thể bà nói “vỗ tay”- bé sẽ vỗ tay và mẹ nói” clap your hands”- bé cũng sẽ vỗ tay. Phản xạ tương tự cho câu “Đầu Mỡ đâu?” và “Where is your head?”

Phương pháp Hương áp dụng trong giai đoạn này là OPOL [1 bố mẹ-1 ngôn ngữ]. Do Hương nhận thấy quá trình phát triển của Mỡ khá ổn định sau thời gian đầu tiếp xúc với 2 ngôn ngữ bằng phương pháp khung thời gian ngôn ngữ. Đồng thời khả năng tiếp thu và bắt chước của bé đã tăng lên đáng kể nên Hương quyết định áp dụng phương pháp này. Có 1 gợi ý nhỏ cho các bố mẹ, đó là nếu mọi người chưa thực sự tự tin để dùng phương pháp OPOL thì chúng ta vẫn tiếp tục duy trì phương pháp khung thời gian ngôn ngữ- chỉ có điều khác là thời gian bố mẹ giao tiếp với con bằng tiếng Anh sẽ tăng lên, thay vì 30 phút như trước kia thì chúng ta tăng lên khoảng 40 – 60 phút/ ngày. Thêm vào đó, mọi người cần lưu ý lượng thời gian 40-60 phút này không nhất thiết phải kéo dài liên tục mà có thể được chia ra thành từng khung thời gian nhỏ trong ngày. Ví dụ buổi sáng 10 phút nói tiếng Anh với con trong giờ ăn [Mealtime], 10 phút hát và đọc sách. Buổi chiều hoặc tối 10 phút nói với con trong giờ chơi [miêu tả các đồ chơi], 10 phút hát/ đọc sách và 10 phút nói các mẫu câu đi ngủ cho giờ bedtime. Đó là gợi ý của Hương, còn lại tất nhiên phụ thuộc vào giờ giấc của mỗi gia đình nữa. Nhưng nhìn chung thì đó là cách bố mẹ tạo thành những khung thời gian nhỏ trong ngày để nói với con bằng tiếng Anh.

Lúc này đọc sách và ca hát vẫn là những hoạt động không-thể- thiếu.
Hoạt động ca hát:
Lúc này Hương tìm và học thêm 1 số bài hát khó hơn nhưng có thể biến tấu một chút để mình lồng ghép thêm từ vựng cho con như bài “Row row row your boat”, “The wheels on the bus”, “If you’re happy and you know it”.
Biến tấu các bài hát thành 1 phiên bản gần gũi với con hơn. Ví dụ như lời bài hát:
Row row row your boat, gently down the stream.
Merrily merrily, merrily, merrily
Life is but a dream.
Thì mình sẽ thay đổi lời bài hát thành:
Row row row your boat, gently down the stream.
If your name is Mỡ Mỡ, cover your eyes and laugh “hahaha”

Hoạt động đọc sách:
Chủ yếu vẫn dùng các cuốn sách trước đây vì có một vài cuốn bé đặc biệt thích nên Hương hay lấy những cuốn đó đọc và chơi cùng con. Theo những tài liệu Hương đã đọc thì hầu như em bé nào cũng sẽ có ít nhất 1 cuốn sách yêu thích nên bố mẹ chịu khó quan sát sở thích con mình để tận dụng được giờ đọc sách nhé. Tuy nhiên trong giai đoạn này Hương chỉ vào hình và giới thiệu nhiều từ vựng hơn. Luôn duy trì sự lặp đi lặp lại, ví dụ cứ đọc quyển sách về động vật sẽ chỉ bé và nói “snake”, “frog” và làm giả tiếng động vật, những động tác đó sẽ được lặp đi lặp lại ít nhất là 3-4 lần trong giờ đọc sách.

🌟 Lưu ý dành cho bố mẹ khi áp dụng các phương pháp Hương đã nói trong bài viết:
– Khung thời gian ngôn ngữ nên được chia nhỏ để tránh tạo áp lực nói tiếng Anh cho bố mẹ.
– Khung thời gian ngôn ngữ cần được duy trì mỗi ngày và cố gắng đúng khung giờ cố định. Mục đích là tập thói quen nói tiếng Anh cho bố mẹ và dần dần em bé sẽ biết trước hoạt động gì tiếp theo và dễ dàng tham gia vào hoạt động tương tác bằng tiếng Anh với bố mẹ hơn.
– Khi nói tiếng Anh với bé bố mẹ cố gắng không dùng tiếng Việt qua lại [do bộ não của em bé còn khá non nớt và sẽ bị quá tải nếu phải xử lí 2 ngôn ngữ khác nhau trong 1 khoảng thời gian quá ngắn].
– Để áp dụng phương pháp khung thời gian ngôn ngữ tốt nhất bố mẹ nên chuẩn bị và học trước những mẫu câu mình định nói với con theo khung giờ đã đặt ra để có thể tự tin nhất.

Đúc rút kinh nghiệm lại sau 1 năm trời đồng hành cùng Mỡ thì Hương tổng kết một số thông tin như vậy để bố mẹ cùng tham khảo nhé.

“Vì con, bố mẹ có gánh được tất cả, kể cả tiếng Anh.”

Bài viết liên quan:

  • Những điều ba mẹ cần biết về song ngữ [câu hỏi]
  • Trẻ sơ sinh [Newborns] có cần đọc sách

Ba mẹ có thể làm gì để dạy con song ngữ?

Ba mẹ cảm thấy các thông tin trên hữu ích và muốn chuyển sang bước hành động để dạy bé song ngữ? Hãy tìm hiểu những kiến thức cần thiết trong quá trình dạy con song ngữ tại đây

Cùng tham gia nhóm Dạy con song ngữ để cập nhật các bài học tiếng Anh dành riêng cho ba mẹ muốn dạy con song ngữ.

 Ba mẹ muốn mua sách “Dạy con song ngữ“: //hpjunior.vn/san…/pre-order-sach-day-con-song-ngu/
—-

Kinh nghiệm Hương dạy Mỡ song ngữ //bit.ly/39NIFWw
Khoá hướng dẫn dạy con song ngữ dành cho ba mẹ:

Khoá cơ bản: //hpjunior.vn/san-pham/day-con-song-ngu/
Khoá mở rộng: //hpjunior.vn/…/khoa-day-con-song-ngu-3-thang…/
Sách Ebook PARENTESE “Bộ tổng hợp các mẫu câu tiếng Anh dành cho ba mẹ THEO CHỦ ĐỀ://bit.ly/3hEMtuB
Sách Ebook BABYTALK ĐOẠN HỘI THOẠI GIỮA BA MẸ VÀ CON THEO BÀI HỌC: //hpjunior.vn/…/ebook-babytalk-doan-hoi-thoai…/
➜ COMBO 2 Ebook PARENTESE + BABYTALK: //hpjunior.vn/san…/combo-2-ebook-babytalk-parentese/

Lan Hương
Master of Education, Southern Queensland Uni., Australia
Tác giả cuốn sách Dạy con song ngữ
Coach of Bilingual Online Courses
//www.facebook.com/tranlan.huong.1/

Chủ Đề