Đẻ dịch vụ phụ sản trung ương

Kinh nghiệm sinh con ở viện Phụ sản Trung Ương

Sau chín tháng mười ngày mang thai là đến lúc bạn nhận được quả ngọt của mình. Tuy nhiên việc lựa chọn bệnh viện để sinh đẻ cũng rất quan trọng để bạn hoàn thành bước cuối cùng của quá trình mang thai và chào đón thành viên mới. Sau đây là kinh nghiệm đẻ ở viện Phụ sản Trung ương để các mẹ cùng tham khảo.

Kinh nghiệm sinh con tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội

Cần mang những gì khi đi sinh?

Cách đánh giá trẻ sơ sinh thông minh chuẩn nhất

1. Những đồ cần mang theo khi vào bệnh viện

Đồ mang cho bé

- Áo sơ sinh: 2-5 cái. Bệnh viện sẽ tặng bạn 3 cái để mặc cho bé, nhưng bạn vẫn nên mang theo để thay cho con khi cần thiết.

- Khăn, gạc.

- Tã: 2-5 cái. Bạn không cần mang quá nhiều tã vì bệnh viện sẽ phát tã và được thay hàng ngày. Nhưng vẫn cần mang thêm một vài cái để đề phòng tã bẩn mà chưa đến giờ thay.

- Tã bông quấn bé: 2-3 cái. Có thể không dùng hết nếu bé tè và ị không dây ra ngoài.

- Bao chân bao tay: 2- 3 bộ

- Mũ đội đầu: 2 – 3 cái

- Băng rốn, tưa lưỡi, nước muối sinh lý. Những đồ này bạn chỉ mang ít đi thôi.

- Nếu trời rét mang thêm chăn ủ.

- Tã giấy: một bịch

- Sữa non công thức, bình pha sữa để phòng sữa mẹ không kịp về.

- Cốc nhựa để uống nước và tráng bình sữa, phích nước nóng, chậu rửa mặt và chậu thay vệ sinh cho bé.

- Khăn voan dùng khi đón bé về nhà.

Đồ mang cho mẹ

- Chứng minh thư bản gốc, bản sao, BHYT, sổ y bạ, hồ sơ sinh, hồ sơ khám bệnh nếu bà bầu có vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.

- Giấy vệ sinh

- Nước lọc

- Phích nước sôi nhỏ

- Cốc, thìa nhựa [để nếu mất thì không tiếc]

- Chậu nhỏ và một chiếc quạt nếu bạn không đăng ký phòng dịch vụ.

- Sữa đặc có đường [loại hộp nhựa bé]. Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ, uống sữa đặc có đường sau khi sinh sẽ gọi sữa về nhanh hơn.

- Tã giấy hoặc bỉm cho mẹ [dùng trong trường hợp bị rỉ ối hoặc vỡ ối]

- Điện thoại di dộng để liên hệ khi cần thiết

- Đồ ăn nhẹ, nếu bạn phải nằm lâu.

2. Thủ tục nhập viện ở viện Phụ sản Trung Ương

Nếu sinh thường

Nếu bạn có thai kỳ bình thường và bác sĩ không chỉ định sinh mổ thì khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn sẽ mang theo đồ đạc và được người nhà đưa vào viện. Bạn nên đi vào từ cổng Tràng Thi, bởi cổng này gần nhất với phòng khám cấp cứu ở nhà A. Như vậy bạn không cần phải một quãng xa trong cơn đau đẻ.

Khi vào viện bạn sẽ được đưa vào phòng khám cấp cứu tại nhà A, nộp sổ y bạ, hồ sơ sinh. Bác sĩ sẽ khám, nếu cổ tử cung mở khoảng 2cm thì bạn được nhập viện. Lúc này, người nhà bạn sẽ đi làm thủ tục nhập viện. Khi làm thủ tục nhập viện, người nhà của sản phụ chỉ cần mang theo tiền tạm ứng nhập viện là 3 triệu và 30.000 đồng tiền khám cấp cứu.

Nếu sinh mổ dịch vụ

Đến ngày sinh mổ, bạn mang theo chứng minh thư, hồ sơ sinh dịch vụ đã đăng ký trước đó, tiền tạm ứng [sẽ được trả lại sau khi ra viện] tới làm thủ tục nhập viện. Ở bệnh viện Phụ sản Trung ương có gói dịch vụ sinh mổ trọn gói là 12 triệu đồng. Gói dịch vụ này bạn đăng ký khi làm hồ sơ sinh, bao gồm chi phí sinh mổ, được chỉ định bác sĩ mổ và 5 ngày nằm tại phòng dịch vụ của bệnh viện. Nếu thời gian nằm viện quá 5 ngày, bạn sẽ phải thanh toán thêm tiền dịch vụ phát sinh. Gói dịch vụ này sẽ không được thanh toán BHYT nên các mẹ cần cân nhắc kỹ nhé.

Về phòng dịch vụ có 4 loại: phòng 700.000 đ/ngày [2 giường rộng, có wc riêng], phòng này dành cho những người đăng ký đẻ mổ trọn gói từ trước; phòng 500.000 đ/ngày [2 giường, wc riêng], 400k/ngày [3 giường nhỏ hơn] và phòng 300.000 đ/ngày [3 giường bé]. Trong trường hợp phòng dịch vụ loại 700.000 không còn và bạn phải nằm các loại phòng dịch vụ giá rẻ hơn, thì tiền sẽ được thanh toán lại cho bạn vào ngày ra viện. Do nhu cầu đăng ký phòng dịch vụ rất cao nên thông thường chỉ những bà mẹ sinh mổ mới đăng ký được phòng dịch vụ, còn sinh thường thì rất khó để đăng ký loại phòng này.

3. Nhập viện Phụ sản Trung ương

Đối với sinh thường

- Sau khi thủ tục nhập viện hoàn tất, bạn sẽ được phát váy cho bà đẻ, 3 áo trẻ sơ sinh, 2 cái tã và 2 cái chăn ủ. Bạn thay váy còn lại toàn bộ đồ đạc đưa cho người nhà giữ.

- Tiếp đó bạn được đưa vào khu dành cho người chờ sinh. Tại đây, bạn được kiểm tra một lần nữa, chạy monitor để đo tim thai, siêu âm lại nếu lần siêu âm trước đó đã lâu. Khi mọi kiểm tra hoàn tất, y tá sẽ hỏi bạn có tiêm gây tê màng cứng hay không. Nếu có thì người nhà sẽ đăng ký và nộp chi phí gây tế mang cứng cho bạn. Chi phí cho dịch vụ này là khoảng 1,5 triệu đồng.

- Sau đó, bạn được đưa đi ăn. Bạn chỉ nên ăn ít và nhẹ nhàng thôi. Vì kinh nghiệm của nhiều bà mẹ, nếu ăn nhiều thì dễ bị nôn khi gây tê màng cứng. Ăn xong, bạn nên đi vệ sinh ngay để vào phòng đẻ sẽ không cảm thấy buồn nôn.

- Tiếp theo, bạn vào phòng đẻ, y tá sẽ thụt tháo và vệ sinh vùng kín. Xong xuôi, bác sĩ bắt đầu tiến hành gây tê màng cứng. Khi gây tê, mẹ sẽ nằm nghiêng, chân co lại để bác sĩ tiêm và đặt dây dẫn thuốc. Mặc dù tiêm vào cột sống nhưng cũng nhẹ nhàng và không quá đau. Sau khi đặt dây dẫn thuốc vào đốt sống xong, thuốc sẽ được đặt vào cái máy bên cạnh để truyền dần dần vào. Tầm 2 phút sau khi truyền thuốc, cơn đau giảm xuống còn khoảng 10% thôi. Gây tê màng cứng sẽ giúp giảm đáng kể cơn đau của bạn - Bạn sẽ nằm đó để đợi cổ tử cung mở hết, trong lúc đó, y tá sẽ truyền tiếp các loại thuốc vào chai truyền.

- Khi cổ tử cung mở hết, y tá sẽ yêu cầu bạn rặn. Nhớ rằng không nên rặn trước khi có hiệu lệnh của y tá nhé. Cách rặn là: mở rộng hai chân, dùng tay kéo ai chân về phía người, gập người lại và rặn thôi. Khi đầu em bé chuẩn bị ra, bác sĩ sẽ rạch đường sinh môn để thuận lợi cho em bé ra đời.

- Khi con ra đời, bác sĩ sẽ nhắc bạn nhìn giờ sinh, đồng hồ được treo ngay trên đường đối diện. - Em bé sẽ được đưa đi vệ sinh, còn mẹ thì được sổ nhau và khâu tầng sinh môn. - Vệ sinh xong, em bé sẽ được bế lại cho mẹ nhìn mặt. Xong xuôi, y tá sẽ vào kiểm tra lần nữa và phát cho bạn 4 viên kháng sinh. Bạn uống luôn 2 viên, còn 2 viên thì cất đi và uống sau 12 tiếng. Y tá cũng sẽ đóng bỉm cho bạn, đồng thời phát thêm 2 cái để dùng về sau.

- Cuối cùng, bạn và em bé sẽ được chuyển về phòng sau sinh. Khi về phòng, bạn nên cho con bú ngay lập tức, bởi bú sữa non càng sớm thì càng tốt cho con nhé.

- Sản phụ được nằm ở phòng chờ sinh 4 tiếng, người nhà sẽ chỉ được vào với bạn một lúc rồi phải ra ngoài. Sau 4 tiếng, bạn được chuyển về phòng sinh thường ở khoa sản. Nếu đặt được phòng dịch vụ thì bạn sẽ được ở phòng dịch vụ.

- Buổi tối sẽ chỉ có 1 người được ở lại trông mẹ và em bé mà thôi.

- Đến khoảng 7h30 – 8h sáng, người nhà sẽ phải ra ngoài để y tá vào vệ sinh cho mẹ. Em bé được đưa đi tắm riêng, trong lúc đó mẹ được thay váy mới và vệ sinh vùng kín. Nếu tã của bệnh viện bị bẩn, mẹ có thể đưa tã mang từ nhà và nhờ cô y tá thay hộ. Tã bẩn được trả lại cho mẹ đẻ đi đổi tã mới khi đến giờ.

- Nếu bạn có BHYT, thì trong buổi sáng cần bảo người nhà mang theo chứng minh thư bản gốc, bản sao và BHYT tới phòng hành chính của bệnh viện để làm chế độ bảo hiểm. Bạn cần làm trước khi ra viện, nếu không sẽ không được hưởng chế độ đâu nhé.

Đối với sinh mổ dịch vụ

- Sinh mổ dịch vụ thủ tục rất gọn nhẹ. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập viện, bạn sẽ được đưa vào chạy moniter để đo tim thai và siêu âm. Làm xong, bạn mang hai tờ kết quả đến phòng khám được chỉ định để khám tổng quát.

- Khi có kết luận khám của bác sĩ, bạn cầm 3 tờ kết quả đến quầy lễ tân. Y ta sẽ đưa bạn đến khu điều trị tự nguyện tại nhà D. Người nhà sẽ không được vào trong đâu nhé.

- Ở phòng chờ mổ, bạn được thay váy, thụt tháo và vệ sinh vùng kín. Sau đó mới vào phòng mổ tại nhà G.

- Trong phòng mổ, các y tá sẽ đo huyết áp, cắm dây chuyền và ống thông tiểu cho bạn.

- Tiếp đó, bác sĩ tiêm thuốc tê vào cột sống. Sau khi thuốc ngấm, bạn sẽ chỉ thấy tê phần dưới còn đầu óc hoàn toàn tỉnh táo.

- Rèm được kéo ra để che một nửa người của bạn và ca mổ bắt đầu. Việc này diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 15 – 20 phút bạn đã nghe thấy tiếng khóc chào đời của con rồi.

- Em bé sẽ được đưa đi vệ sinh, trong khi đó mẹ sẽ được khâu vết mổ.

- Khi xong xuôi, em bé được đưa đến cho mẹ nhìn mặt và buộc số của con vào tay mẹ.

- Tiếp theo bạn được đưa vào phòng hậu phẫu nằm 3 tiếng trước khi chuyển xuống phòng dịch vụ mà bạn đã đăng ký.

- Khoảng 2 tiếng sau, em bé sẽ được đưa vào cho mẹ.

4. Xuất viện

Đối với sinh thường

- Nếu sinh thường thì chỉ sau khoảng 24 tiếng bạn đã có thể xuất viện rồi.

- Khi làm thủ tục xuất viện, mang theo tờ giấy dán ở đầu giường của mẹ để làm thủ tục xuất viện.

- Nếu có BHYT sẽ được hoàn trả lại phần tiền chưa chi hết trong khoản 3tr đóng tạm ứng lúc vào viện. Tổng chi phí chỉ hết khoảng 600.000 nếu không ở phòng dịch vụ. - Sau khi làm thủ tục thì trả tã, váy, khăn quấn cho bệnh viện. Nhớ đếm kỹ lại để tránh phải đền.

- Cuối cùng bạn đã có thể về nhà cùng bé yêu rồi.

Đối với sinh mổ dịch vụ

- Thông thường bạn sẽ phải ở lại bệnh viện khoảng 5 ngày để theo dõi rồi mới được xuất viện.

- Khi xuất viện bạn sẽ được thanh toán lại khoản chi phí đặt cọc ban đầu.

- Cuối cùng, bạn chỉ cần hoàn trả lại tã, váy và khăn quấn cho bệnh viện là đã có thể về nhà rồi đó.

Video liên quan

Chủ Đề