Để đọc sách bao, tài liệu nhanh và hiệu quả cần lưu ý điều gì

Là sinh viên ai mà không từng đọc tài liệu chứ, nhưng không phải ai cũng biết cách đọc sao cho hiệu quả đâu. Vài chỉ dẫn này sẽ giúp ích cho bạn bí kíp đọc nhanh và hiệu quả đấy!

Mỗi một học kì của sinh viên có khoảng từ 4-8 môn học mới, tức là chúng ta phải sắm ít nhất 4-8 cuốn tài liệu, chưa kể những môn cần 2-3 loại sách nữa chứ. Và có khi nào đọc nó thì bạn có cảm thấy khó hiểu, chằn chịt như mạng nhện không? Đó là do bạn đọc sai phương pháp rồi, đọc tài liệu cũng đòi hỏi một nghệ thuật đấy.

Mục đích đọc

Bạn đọc tài liệu để giải trí, chuẩn bị cho bài thi hay hỗ trợ cho các tài liệu khác? Hãy xác định mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu đọc tài liệu. Đọc tài liệu học là cách đọc chậm nhất và phức tạp nhất trong các cách đọc. Bạn không thể đọc tài liệu học giống như đọc các cuốn tiểu thuyết. Đọc tài liệu học là một công việc vất vả, chậm rãi và đôi khi rất tẻ nhạt. Vì vậy bạn cần mục đích cụ thể để luôn đi đúng hướng và tiếp thu hiệu quả kiến thức có trong tài liệu.

Lựa những loại sách phù hợp nhất


Chủ động

Bạn cần chủ động tiếp thu kiến thức từ tài liệu. Bạn không thể đơn giản lướt mắt qua các từ và hy vọng học được một điều gì đó. Sau khi xác định được mục đích đọc bạn cần thu nhặt kiến thức từ tài liệu để phục vụ cho mục đích của bản thân. Nếu bạn chủ động, những gì bạn đọc sẽ trở thành một phần kiến thức và bạn có thể nhớ lại dễ dàng khi làm bài thi. Song song với đọc chủ động, bạn cần ghi chép lại những gì đã đọc - ghi chép là một phần quan trọng đối với việc đọc chủ động. Bạn cần phân biệt rõ ràng giữa ghi chép và ghi chú - ghi chú là một hoạt động bị động. Bạn đơn thuần chỉ ghi lại dữ liệu để học sau và việc học tập bị trì hoãn. Khi ghi chép, bạn chủ động tạo ra kiến thức của riêng mình. Đọc chủ động giúp bạn hiểu và ghi nhớ tài liệu tốt hơn.

Đọc mục lục

Thông thường người đọc sẽ bỏ qua phần này và đọc chi tiết ngay từ trang đầu tiên. Đây là một việc làm sai lầm. Mục lục chính là bản tóm lược những điểm cốt lõi của tài liệu. Bạn hãy đọc và dành thời gian để vạch ra những vấn đề cần tìm hiểu kĩ phục vụ cho mục đích. Nếu có thời gian, bạn hãy phác thảo những ý chính và suy nghĩ về những điều sắp được nói trong các để mục của tài liệu. Kết hợp với đọc mục lục, bạn hãy đọc phần giới thiệu, phần mở đầu và phần kết luận. Trong đó thường có những tóm lược về nội dung và phần quan trọng.

Đọc lướt

Đọc mục lục là bước giúp bạn làm quen với tài liệu. Đọc lướt là bước giúp bạn nắm được tổng thể, những đoạn kiến thức cơ bản, những phạm vi quan trọng mà tài liệu đề cập đến. Điều bạn cần làm là vạch ra lộ trình cụ thể hướng tới mục đích đọc. Việc làm này cũng giống như việc bạn chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi bắt đầu cuộc hành trình dài để biết được nơi bạn đến và những gì bạn có thể chạm chán trên đường đi. Thông qua bước đọc lướt bạn hãy phác họa một cái khung chính xác trước khi tiến hành đọc chi tiết.

Đọc chi tiết

Sau khi đọc lướt và phác họa được khung kiến thức bạn hãy tiến hành đọc chi tiết. Mở bài đầu tiên trong chương sách mà bạn cần đọc. Đọc toàn bộ các tiêu đề lớn sau đó đọc tất cả những tiêu đề nhỏ và đầu đề nhỏ. Sau khi bạn đã nắm sơ qua về bài học hãy đọc dòng đầu tiên của mỗi đoạn văn. Đây thường là câu chủ đề và gợi ý tốt nhất về nội dung của đoạn văn. Hãy nghiên cứu kỹ những hình minh họa, biểu đồ, sơ đồ, chú thích,… cho đến khi bạn hiểu chúng. Bạn hãy viết ra kết luận cho bài học, phần kết luận này cực kì hữu ích giúp bạn ôn tập lại.

Ôn lại
Sau khi đã đọc xong một bài của tài liệu bạn đừng quên ôn lại. Dành vài phút để ôn lại những gì vừa học là cách giúp bạn ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Bạn có thể ôn lại bằng cách viết ra hoặc đọc to những đoạn kiến thức vừa học. Bạn không cần phải viết ngay ngắn hay đầy đủ. Mục đích ở đây là nhằm củng cố kiến thức vừa tiếp thu trước khi bạn bắt đầu đọc chi tiết phần kiến thức khác.

Khơi lại kiến thức có từ trước

Hãy đảm bảo rằng mỗi khi giở một cuốn tài liệu để bắt đầu đọc, bạn đều ôn lại những gì đã biết. Hãy liên kết phần kiến thức cũ và kiến thức mới thành một mạch thống nhất. Hai phần kiến thức này sẽ hỗ trợ qua lại giúp bạn nắm chắc vấn đề. Hãy cố gắng đừng bỏ qua bước này, nó sẽ tạo ra sự khác biệt.

Kết: trên là những bước đọc sách hiệu quả của rất nhiều người, còn bạn thì sao? Có thể có chút khác biệt nhưng hy vọng cũng sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa nơi bạn sẽ theo học.

Mỹ Nhàn tổng hợp

Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Tags

Mục đích


Giáo trình và tài liệu tham khảo là những công cụ cơ bản giúp sinh viên trang bị kiến thức cho trong quá trình học tập. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc của các môn học mà còn là cửa ngõ đầu tiên để người học tiến xa hơn trong việc tìm kiếm và mở rộng tri kiến cho mình.

Tuy nhiên, làm thế nào để đọc giáo trình đúng cách và tìm kiếm tài liệu hiệu quả? Hãy lắng nghe ý kiến của các chuyên gia ĐHQG-HCM.

* PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh Tế - Luật:

Đọc giáo trình từ sự khao khát tri thức

Đối với sinh viên bậc cử nhân, việc đọc giáo trình và tài liệu tham là việc bổ trợ cần thiết cho việc học tập ở trên giảng đường và cả làm việc nhóm. Trong lĩnh vực khoa học luật, kiến thức thông thường được xây dựng, tích hợp dựa trên quan  điểm cá nhân của người thầy trở thành một cái gì đó rất đặc thù. Tất nhiên, sinh viên phải tôn trọng quan điểm của người thầy. Nhưng chỉ có vậy thôi thì sinh viên dễ rơi vào cái nhìn phiến diện. Bởi vậy, ngoài việc nghe giảng ở giảng đường, sinh viên còn cần phải nghiên cứu giáo trình và tài liệu tham khảo để có được cái nhìn từ nhiều đối tượng. Đây là một trong những cách giúp cho sinh viên đánh giá toàn diện sự vật hiện tượng.

Đọc giáo trình và tài liệu tham khảo là một quá trình thường xuyên. Nó cần phải xuất phát từ yếu tố bên trong chính là cảm xúc hứng thú, tò mò muốn biết của bạn. Cách tốt nhất để đọc giáo trình và tài liệu tham khảo hiệu quả nhất là sinh viên phải xác định được mục đích tìm kiếm tài liệu của mình. Bạn tới với nguồn tài liệu đó tựa như bạn khao khát chạm đến chiếc khóa tri thức dẫn lối đến những thông tin bạn cần.

Tuy nhiên, không giống thư viện theo nghĩa truyền thống với nguồn kiến thức được sàng lọc và mang tính ổn định, sự đa dạng của nguồn thông tin điện tử sẽ mang nhiều nguy cơ hơn. Bởi tài liệu điện tử  thường biến động và chịu sự can thiệp từ bên ngoài. Nếu sinh viên không biết tự thẩm định, khi tiếp xúc với những nguồn tài liệu ấy rất dễ bị chi phối, lầm lạc.

Ngoài ra, để phục vụ việc học tốt hơn, sinh viên cần phải biết quan sát, học hỏi. Đối với sinh viên ngành luật, họ sẽ bị vướng mắc vào những bản án. Đó là một điểm yếu. Bản án chỉ là một nguồn để kiểm chứng hiệu quả của các quy tắc được thiết lập trong luật. Ngoài bản án, nó còn nhiều thực tiễn đa dạng của áp dụng pháp luật, công chứng, luật sư tư vấn, và các cơ quan hành chính. Các bạn phải đi tìm hiểu, quan sát toàn diện chứ không nên căn cứ vào án lệ. Những điều thú vị có thể nằm ngoài tòa án cần bạn kiếm tìm.

* PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Việt Nam học, Trường ĐH KHXH&NV:

Không dừng lại ở việc đọc một quan điểm

Đọc giáo trình không phải dừng lại ở chỗ  “thầy cô chỉ đâu, trò đọc đó” mà tự bản thân mỗi người phải chủ động chiếm lĩnh tri thức riêng cho mình. Những sinh viên thành công thường là những người đọc rất nhiều.

Về kỹ thuật đọc có nhiều cách khác nhau như: Đọc lướt để nắm bắt được nội dung chính, đọc sâu những chỗ cần thiết, cũng có những loại đọc rất sâu chúng ta phải hiểu từng từ từng chữ, nhất là những văn bản. Loại sách liên quan đến những ngành khoa học xã hội thì yêu cầu chúng ta cần phải đọc rất sâu.Ví dụ khi tôi dạy về Tư tưởng phương Đông sẽ có nhiều loại sách liên quan đến triết học Đông phương căn bản như: Luận ngữ, Lão tử, Trang tử thì chúng ta phải đọc thật kỹ và ngẫm nghĩ vì sách ngày xưa người ta viết rất cô đọng nhưng lại chứa đựng hàm nghĩa sâu xa.

Theo đúng quy trình thì học trò phải đọc trước khi lên lớp. Thậm chí các thầy cô phải yêu cầu học trò soạn những câu hỏi trước khi lên lớp. Nếu làm được như thế thì có nghĩa là các bạn đang học một cách chủ động. Còn việc lên lớp của thầy cô chỉ là hướng dẫn cho sinh viên hiểu giáo trình thôi. Nếu các bạn có tham vọng trở thành những người thật sự có hiểu biết rộng lớn, những trí thức tài giỏi thì nên chủ động đọc tài liệu tham khảo và giáo trình. Còn nếu chỉ học theo sự bắt buộc của các thầy cô thì chỉ đạt yêu cầu trung bình khá mà thôi.

Giáo trình không phải tiểu thuyết cho nên không phải đọc xong rồi bỏ qua. Phải tự mình ghi chép lại chứ không thể dùng những gì chép của người khác. Trên mạng có nhiều người lập sẵn tóm tắt, học sinh lười chép lấy tóm tắt đó nên dễ trở thành hiện tượng “đạo văn” dẫn đến các bạn không nhớ được các thao tác thực hành.Vì vậy khi đọc sách cần phải đánh dấu ghi chép và nhớ trong đầu chứ nếu chỉ đọc lướt qua rồi bỏ đi thì kiến thức sẽ trôi đi mất.

Đọc giáo trình và tài liệu tham khảo đều quan trọng như nhau. Giáo trình được xem như là hiểu biết tri thức căn bản của môn học, có tính chất hiện thời, cập nhật. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo thêm giáo trình khác để mình hiểu các quan điểm theo nhiều cách. Việc học không thể dừng lại ở việc đọc và hiểu một quan điểm duy nhất, mình phải hiểu và biết thêm nhiều quan điểm khác nhau để mình có sự lựa chọn tự do của mình.

Đọc và tìm hiểu giáo trình không chỉ là tri thức mà còn là thái độ đối với một ngành khoa học. Song song đó, sinh viên cũng phải rèn luyện kỹ năng. Tức, từ những tri thức mình đã có để rèn luyện, để xem mình có thể làm được gì chứ không chỉ là vấn đề hiểu biết về cái gì. Chúng ta phải ứng dụng được kiến thức của mình vào thực tế. Chính thực tế sẽ là câu trả lời cho tri thức của mình.

* TS Trịnh Thanh Đèo - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH KHTN:

Muốn hiểu tốt, phải đọc thường

Để lựa chọn giáo trình và tài liệu tham khảo phù hợp, trước tiên, sinh viên cần tìm những quyển liên quan giáo trình mà thầy cô giới thiệu để học hỏi cách tiếp cận. Thứ hai, sinh viên nên dựa vào tên của từng môn học để chọn. Chẳng hạn, chúng ta đang học về toán cao cấp thì sẽ có những tên gọi khác gắn với môn học hơn như môn đại số tuyến tính, vi tích phân hay môn giải tích cơ sở. Những cái tên đó rất quen thuộc nên chúng ta sẽ tìm trong thư viện những tác giả khác xem họ viết thế nào. Sinh viên nên làm quen với tài liệu tiếng Việt. Tuy nhiên, khi chúng ta đi sâu hơn thì nên tiếp cận dần với tài liệu quốc tế. Bởi lẽ, theo cộng đồng toán học, ngôn ngữ toán là thứ tiếng của quốc tế nên viết bằng tiếng nước nào mình cũng có thể cảm nhận được nội dung của nó.

Cách đọc tài liệu toán học chia thành ba giai đoạn. Thứ nhất, xác định nguồn tài liệu có phù hơp với mục đích làm toán của mình không. Thứ hai phải tìm kiếm tác giả tin cậy. Thứ ba, đọc mục lục và lời nói đầu. Vì lời nói đầu sẽ toát lên được nội dung của tài liệu muốn truyền tải. Đọc lướt qua những cái đó, rồi cuối cùng bạn mới bắt đầu đi sâu tìm hiểu nội dung. Sinh viên học toán phải đọc từng trang và có một quyển tập để ghi chú lại những ý quan trọng, chủ yếu là những thuật ngữ chuyên ngành, những định nghĩa, các ý quan trọng của định lý... dần dà sẽ tích lũy kiến thức vững chắc.

Thông thường, những bài nâng cao sẽ giúp bạn hiểu được quy luật của toán học. Những bài tập nâng cao trong thi học kỳ trình bày rất ngắn nhưng sinh viên thường bỏ câu đó vì nó khó ở ý tưởng làm bài. Nghĩa là câu hỏi đó chỉ cần nhìn vào ý tưởng là làm được nhưng mà để làm được thì sinh viên cần rèn luyện cảm giác toán của mình. Trong thành công của việc học, thường thông minh chỉ chiếm 5%, còn lại 95% là nhờ luyện tập. Nếu không luyện tập sẽ không có phản xạ, dù lý thuyết của bạn tốt.

Cách nắm vững kiến thức nhanh nhất là chia sẻ kiến thức của mình. Kiến thức không nên giấu đi, kiến thức càng giấu thì mình càng bị tụt hậu. Khi giảng dạy cho sinh viên, tôi hay khuyên các bạn đừng nên học một mình mà nên thành lập nhóm học tập khoảng 3-4 người là hợp lý. Chúng ta nhận ra rằng: Đối với những công trình toán học làm một mình thì đó là những nghiên cứu khoa học bình thường, còn những công trình có giá trị cao thì thường gắn với một tập thể.

KIM QUYÊN [Bản tin ĐHQG-HCM số 193]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề