Để hạ thấp lãi suất ngân hàng trung ương có thể

Ổn định mặt bằng lãi suất

Trước đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, NHNN Việt Nam đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý. Giai đoạn hiện nay, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [FED], Ngân hàng trung ương châu Âu [ECB] đã giảm lãi suất điều hành. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định. Từ ngày 16-9-2019, NHNN Việt Nam quyết định điều chỉnh giảm lãi suất, theo đó: Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm.

Theo ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [NHNN Việt Nam]: Việc thực hiện giảm lãi suất nhằm tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế và thanh khoản cho các tổ chức tín dụng [TCTD]. Với nền tảng kinh tế vĩ mô trong nước tích cực như hiện nay, lãi suất về cơ bản sẽ diễn biến ổn định, được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực, như thanh khoản hệ thống được bảo đảm, tín dụng tăng phù hợp với chỉ tiêu định hướng. Ngoài ra, xu hướng ngân hàng trung ương các nước không còn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt như giai đoạn trước giúp giảm áp lực cho lãi suất trong nước. NHNN Việt Nam điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành sẽ giúp cácTCTDcó thể tiếp cận nguồn vốn từ NHNN Việt Nam với chi phí thấp hơn, hỗ trợ ổn định mặt bằng lãi suất của các TCTD.

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong [TPBank]. Ảnh: NGỌC KHÁNH.

Tạo tiền đề giảm lãi suất cho vay

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia cho biết: "Hiện tại, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức tương đối thấp. Chỉ số giá tiêu dùng [CPI] 8 tháng năm 2019 tăng 2,57%, thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Thông thường, khi lãi suất điều hành giảm thì sẽ tạo áp lực tăng lạm phát nên việc hiện tại giữ được lạm phát tương đối thấp là thời điểm thích hợp để giảm lãi suất. Ngoài ra, việc giảm lãi suất điều hành của NHNN Việt Nam cũng sẽ giúp ổn định mặt bằng lãi suất đầu ra, tức lãi suất cho vay ít nhất sẽ không tăng, trong bối cảnh lãi suất đầu vào có nhích lên trong thời gian qua".

Đánh giá về việc giảm lãi suất điều hành sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thời gian tới, TS Cấn Văn Lực cho rằng: Sẽ cần có lộ trình và độ trễ nhất định. Vì khi các TCTD vay từ NHNN Việt Nam, có thể vay dưới dạng tái cấp vốn, vay liên ngân hàng qua đêm… Chỉ ở những trường hợp nhất định, ví dụ có các gói tín dụng mà NHNN Việt Nam yêu cầu phải ưu tiên, hỗ trợ, nếu các NHTM tham gia các gói hỗ trợ đó thì sẽ được vay tái cấp vốn từ NHNN Việt Nam với lãi suất thấp hơn một chút và mức vay sẽ không nhiều.

Trao đổi với chúng tôi, TS Đỗ Hoài Linh, Phó trưởng Bộ môn NHTM, Viện Ngân hàng-Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định: Việc hạ lãi suất điều hành của NHNN Việt Nam là phù hợp với động thái của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Hiện tại, ngoài những nước phát triển thì cũng có hơn 40 ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi đã tiến hành hạ lãi suất. Tuy nhiên, ở nước ta mặt bằng lãi suất thị trường liên ngân hàng [thị trường 2] hiện vẫn thấp hơn lãi suất điều hành. Do đó, việc giảm lãi suất điều hành mang tính định hướng và hỗ trợ tâm lý nhiều hơn việc thực sự tác động vào lãi suất liên ngân hàng. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tương tự như vậy đối với lãi suất huy động của các ngân hàng từ dân cư và tổ chức kinh tế [thị trường 1]. Khi tâm lý thị trường tốt lên, các NHTM sẽ không chạy đua lãi suất trên thị trường 1 nữa, dần dần sẽ có thể làm mặt bằng lãi suất ổn định lại và có cơ hội giảm lãi suất cho vay.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốcNgân hàng TMCP Phương Đông [OCB] chia sẻ: "Quyết định giảm lãi suất điều hành phù hợp với định hướng từ đầu năm của NHNN Việt Nam là thận trọng, linh hoạt, theo sát tình hình diễn biến chung của cả kinh tế trong nước và thế giới. Lãi suất điều hành thể hiện thông điệp định hướng của NHNN Việt Nam trong việc sẵn sàng cung ứng vốn với chi phí hợp lý cho nền kinh tế, phù hợp với tình hình thực tiễn. Trước mắt, giảm lãi suất điều hành không tác động nhiều đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Vì các ngân hàng chủ yếu kinh doanh trên thị trường 1. Còn trên thị trường 2, lãi suất cũng đang ổn định và đã giảm về mức hợp lý.

Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng: Việc NHNN Việt Nam giảm lãi suất điều hành giúp các NHTM giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là hỗ trợ vốn vay đối với doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất có khả năng làm tăng lạm phát vì với chi phí vốn rẻ sẽ khuyến khích người vay nhiều hơn. Bên cạnh đó, giảm lãi suất có khả năng đẩy tỷ giá lên, song tốc độ tăng thế nào thì còn chờ mức độ thẩm thấu chính sách và tác động từ những thông số khác, như: Tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán…

Về mặt định hướng, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [NHNN Việt Nam] khẳng định: Thời gian tới, NHNN Việt Nam tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ để điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Về tín dụng, tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng cả năm khoảng 14%; thực hiện đồng bộ các biện pháp để ổn định mặt bằng lãi suất. Về tỷ giá, theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường trong nước và quốc tế, diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ.

NGUYỄN ANH VIỆT

Ngày 22/6/2021, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam [VAFI] đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương đề xuất giải pháp hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm. Ngay lập tức chủ đề này đã được báo chí thảo luận sôi nổi trong thời gian qua và tạo nên những luồng ý kiến trái chiều. Mới đây, Bộ môn kinh tế học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh [UEH] đã tiến hành tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề học thuật dưới góc nhìn của kinh tế học với chủ đề “Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm?”, từ đó đưa ra luận điểm chính làm sáng tỏ những điểm không hợp lý về mặt lý thuyết kinh tế học và thực tiễn Việt Nam đối với đề xuất của VAFI.

Nguyên nhân đề xuất đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm của VAFI

Theo công văn của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam [VAFI], hiện nay các nước Âu Mỹ, Đông Âu chuyển đổi sang kinh tế thị trường hay các nền kinh tế phát triển đều đang áp dụng mức lãi suất nội tệ, ngoại tệ 0%/năm. Thậm chí, một số nước còn duy trì lãi suất âm [thu phí tiền gửi] nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp [2% – 5%] để kích thích hệ thống doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phát triển, đảm bảo an sinh xã hội cho người thu nhập thấp và trung bình mua nhà ở, chi tiêu tiêu dùng có lãi suất tín dụng cực thấp.

Theo dẫn chứng của VAFI, các nước trong khối ASEAN như: Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore cũng đang áp dụng lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho đồng nội tệ ở mức 0%, lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng từ 0,2% – 0,7%/năm.

Trong khi đó tại Việt Nam, tiền gửi VND cho các kỳ ngắn hạn và trung hạn đang ở mức từ 3,5% – 6,2%/năm là rất cao so với các nước nói trên và dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình.

Từ đó, VAFI chính thức đưa ra đề xuất giải pháp hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm, gây ra làn sóng tranh luận sôi nổi trong thời gian qua.

VAFI đề xuất đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm

Đề xuất đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm: không hợp lý!

Đứng trước đề xuất này, bộ môn Kinh tế học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra 08 luận điểm chứng minh những điểm không hợp lý về mặt lý thuyết kinh tế học và thực tiễn Việt Nam.

Một là, VAFI đang nhầm lẫn trong việc xem xét điều chỉnh lãi suất tiền gửi như là công cụ mà Ngân hàng trung ương [NHTW] sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ. Các công cụ truyền thống của chính sách tiền tệ bao gồm: nghiệp vụ điều hành hoạt động thị trường mở; yêu cầu dự trữ; và lãi suất chiết khấu. Theo đó, lãi suất chiết khấu là công cụ của chính sách tiền tệ sử dụng gián tiếp để tác động đến các lãi suất khác trên thị trường tiền tệ, trong đó, có lãi suất tiền gửi. Do vậy, khung lý thuyết cơ bản không sử dụng lãi suất tiền gửi như là công cụ điều hành trực tiếp chính sách tiền tệ của NHTW. Ngoài ra, Deposit Rate – được định nghĩa là lãi suất tiền gởi mà Ngân hàng thương mại [NHTM] nhận được khi gởi tiền vào NHTW, chứ không phải là lãi suất tiền gửi mà người dân nhận được khi gửi tiền vào NHTM mà VAFI sử dụng.

Hai là, VAFI chưa đúng khi chỉ nhìn vào việc giảm lãi suất tiền gửi thì có thể giảm lãi suất cho vay. Thực tế thì NHTW có nhiều công cụ khác để giảm lãi suất cho vay như: cửa sổ chiết khấu, tái cấp vốn, ưu đãi vốn vay đến ngành ưu tiên.

Ba là, việc đề xuất đưa tiền gửi về 0% là không thực tế trong khi tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có xu hướng tăng, do đó, khi giảm lãi suất tiền gửi về 0% thì dẫn đến lãi suất thực của người gửi tiền âm – điều này gây ra thiệt hại cho người gửi tiền. Và khi lãi suất tiền gửi giảm mạnh như đề xuất của VAFI thì người dân sẽ dịch chuyển dòng tiền ra khỏi ngân hàng và chuyển vào các hoạt động đầu tư rủi ro khác. Về phía ngân hàng, việc rút tiền hàng loạt sẽ làm cho ngân hàng mất tính thanh khoản, quỹ cho vay của ngân hàng sẽ bị thu hẹp và dẫn đến nguồn tiền sẵn sàng cho vay giảm, cuối cùng dẫn đến lãi suất tăng trở lại.

Việt Nam đang đối diện với sàn lãi suất

Bốn là, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay đang đối diện với sàn lãi suất. Lãi suất tiền gửi của Việt Nam khó giảm do Việt Nam nằm trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, do đó, điều kiện về ngang bằng lãi suất quốc tế sẽ phát huy tác dụng. Nếu suất sinh lợi trong nước được đại diện bởi lãi suất tiền gửi trong nước lệch pha [nhỏ hơn] so với suất sinh lợi thế giới được quyết định bởi lãi suất vay vốn của nước lớn [như Mỹ] cộng với tỷ lệ đồng tiền mất giá và rủi ro quốc gia thì dòng vốn sẽ đổ ra bên ngoài. Điều này gây ra những bất ổn trong việc điều hành chính sách vĩ mô để vừa ổn định giá vừa ổn định đồng tiền trong nước.

Năm là, theo quy luật hiệu ứng đuổi kịp và năng suất biên của vốn giảm dần cho thấy, năng suất biên ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam còn cao, do đó, lợi suất biên vẫn còn cao. Đầu tư vào các quốc gia đang phát triển sẽ có suất sinh lợi cao hơn các quốc gia phát triển. Như vậy lãi suất thực cần phải dương để huy động vốn cho nền kinh tế.

Sáu là, quy định trần lãi suất tiền gửi về 0% là không thực tế và không phản ánh trung thực sự khan hiếm của nguồn vốn. Điều này có thể dẫn đến những quyết định phân bổ nguồn vốn lệch lạc và hướng dòng vốn vào tài sản rủi ro cao. Hầu hết quốc gia tự do hoá tài chính thì lãi suất được quyết định bởi thị trường để giúp phân bổ nguồn vốn khan hiếm vào các cơ hội đầu tư có hiệu quả.

Bảy là, nếu đưa lãi suất tiền gửi về 0% có thể gây ra tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế khi người dân chọn giữ nắm đô la Mỹ vì Mỹ có lạm pháp thấp hơn.

Tám là, lãi suất tiền gửi được kéo về 0% thì nền kinh tế sẽ rơi vào trục trặc bẫy thanh khoản, khi đó không gian cho chính sách tiền tệ không còn nữa, chính sách tiền tệ không phát huy tác dụng và cần phải có các chính sách công cụ, chính sách tiền tệ phi truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống như: nới lỏng định lượng QE [quantitative easing]; tiền trực thăng [helicopter money] chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh lãi suất thấp và tăng trưởng yếu kém.

Tiến sĩ Trương Đăng Thụy, Trưởng bộ môn Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh [UEH] nhận định: “Từ những lập luận nêu trên, các ý kiến của những chuyên gia tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề học thuật đều đồng tình rằng, đề xuất của VAFI là chưa phù hợp với khung lý thuyết kinh tế học và tình hình thực tiễn Việt Nam”.

Các thầy cô bàn luận về chủ đề “có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm?” tại buổi sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn Kinh tế học

Buổi sinh hoạt chuyên đề học thuật với chủ đề “Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm?” do Bộ môn Kinh tế học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 9/7/2021. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sinh hoạt bộ môn, nhằm kết nối những vấn đề kinh tế thực tiễn đang diễn ra ở Việt Nam và được phân tích dưới góc nhìn của kinh tế học.

Tin, ảnh: Bộ môn Kinh Tế Học, Phòng Marketing – Truyền thông.

Video liên quan

Chủ Đề