Để xây dựng nhà nước thượng tôn pháp luật điều đầu tiên cán làm là

Trung úy BÙI QUANG HƯNG, Công an huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình:

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả hơn

Lối sống thượng tôn pháp luật cần được tạo lập từ các thói quen ứng xử theo pháp luật của con người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Theo tôi, để xây dựng lối sống thượng tôn pháp luật đòi hỏi mỗi người dân phải có trình độ nhận thức pháp luật vững vàng. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. Các cơ quan, đơn vị, địa phương ở cơ sở cần thường xuyên có những buổi sinh hoạt phổ biến về pháp luật sâu rộng, thiết thực hơn.

Thời gian qua đã xuất hiện một số hiện tượng hành động theo cảm tính.Điều đáng nói là có một bộ phận không nhỏ lại có xu hướng chạy theo đám đông, đưa ra những ý kiến đi ngược lại tinh thần thượng tôn pháp luật.Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nếu như pháp luật không được thực hiện nghiêm minh, không xử đúng người, đúng tội thì sẽ tạo tiền lệ xấu, tác hại lâu dài.

Ông NGUYỄN THANH TUẤN, chuyên viên Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ:

Pháp quyền phải là tối thượng

Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội.

Tuy vậy, trong xã hội hiện vẫn còn rất nhiều hiện tượng coi thường pháp luật hoặc né tránh không thực thi pháp luật một cách đầy đủ. Một bộ phận người dân tuy hiểu biết nhưng vẫn có những hành vi lách luật, trốn tránh pháp luật. Thói quen hành xử tự do, tùy tiện có thể thấy rõ trong các lĩnh vực như an toàn giao thông, an ninh trật tự… Biết không nên lái xe đi ngược chiều nhưng vẫn đi, nhiều trường hợp gây tai nạn giao thông, ít nghiêm trọng thì chỉ hỏng hóc xe, nghiêm trọng thì gây chết người. Hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính gây thiệt hại cho tính mạng của người khác phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Có quan điểm cảm tính bênh kẻ cướp vặt tài sản nhỏ nhưng không hề biết rằng tội cướp tài sản là rất nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 136, Bộ luật Hình sự. Nhân dân rất cần các thông tin chính xác, rõ ràng về những vấn đề liên quan đến pháp luật, hiểu rõ đúng, sai, phải, trái. Một xã hội pháp quyền, nhất là pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì yếu tố pháp quyền phải được coi là tối thượng.

Một phiên tòa xét xử đối tượng buôn lậu, bảo kê tội phạm ở Bắc Ninh. Ảnh:PHAN ANH.

Ông NGUYỄN VĂN ĐẠT, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương:

Kiên quyết xử lý hành vi vi phạm pháp luật

Tôi cho rằng, muốn xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật thì phải phát huy được vai trò của các cơ quan pháp luật, bảo vệ và thực thi pháp luật. Các bản án phải thể hiện sự nghiêm minh, xử đúng người, đúng tội. Sự nghiêm minh của bản án là lời cảnh tỉnh, răn đe đạo đức và lối sống của mọi người. Hiện nay, một số thanh niên còn có lối sống buông thả, sa vào trộm cướp, cờ bạc, hoặc không tôn trọng Luật Giao thông đường bộ, phóng xe đi ngược chiều bất chấp sự ngăn cản của cảnh sát giao thông… Những hành vi trên cần phải bị xã hội, dư luận kịch liệt lên án. Bên cạnh đó, lực lượng thi hành công vụ cần phải có những biện pháp trấn áp để ngăn chặn kẻ xấu gây nguy hiểm cho xã hội. Mọi người cần lên án những hành vi thiếu văn hóa, gây nguy hiểm cho người khác khi tham gia giao thông. Pháp luật nghiêm minh, đủ tính răn đe sẽ là cơ sở cho lối sống thượng tôn pháp luật.

Bà BÙI THANH HOA, Chuyên viên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Giang:

Không nên tư duy cảm tính

Để mọi công dân sống và làm việc theo pháp luật, cần có biện pháp nghiêm trị những hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Mỗi cá nhân không nên hành động theo cảm tính. Những hành vi như cướp giật bánh mì, móc túi vặt… nhìn ở góc độ cảm thông thì chắc hẳn ai cũng nghĩ sẽ không đáng để bị pháp luật trừng trị, nhưng hãy hình dung nếu những hành vi ấy được dung túng, che giấu và trở nên phổ biến thì xã hội sẽ ra sao? Theo tôi, đã là hành vi vi phạm pháp luật thì đều phải có chế tài xử phạt thích đáng.

VĂN THI[thực hiện]

Mục lục bài viết

  • 1. Thượng tôn pháp luật là gì?
  • 2. Phân tích khái niệm “thượng tôn pháp luật”
  • 3. Tư tưởng triết học về thượng tôn pháp luật
  • 4. Tư tưởng thượng tôn pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • 5.Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về thượng tôn pháp luật

1. Thượng tôn pháp luật là gì?

“Thượng tôn pháp luật” là cách sử dụng từ Hán Việt, mà khi được diễn đạt thuần túy theo từ ngữ tiếng Việt, thì có nghĩa là “pháp luật là trên hết”; và nếu được diễn đạt theo thuật ngữ trong ngành luật học, thì là “sự nghiêm minh của pháp luật”. “Thượng tôn pháp luật” trong tiếng Anh là “Strictly abide by the laws” hàm ý là tất cả mọi thành phần trong xã hội của một quốc gia, lãnh thổ phải tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp của quốc gia, lãnh thổ đó. Một khi luật pháp đã được ban hành, thì toàn xã hội phải lấy nó làm chuẩn mực để hành xử theo cho phù hợp, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội, không một ai có quyền “ngồi trên” pháp luật cả.

2. Phân tích khái niệm “thượng tôn pháp luật”

Ở góc độ là người dân thường, tính thượng tôn pháp luật thể hiện ở việc người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật được ban hành. Tuy nhiên, để đạt được kết quả mong muốn này, người dân phải được biết và hiểu rõ các quy định được ban hành, để từ đó họ mới có thể chấp hành tốt.

Để người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp sau khi được ban hành phải được phổ biến công khai, bằng nhiều phương tiện truyền tải, và trong một khoảng thời gian đủ dài để tất cả các thành phần trong xã hội có cơ hội được biết và hiểu rõ.

Đồng thời, để tạo điều kiện cho người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp được ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, và không được mập mờ, chồng chéo, rắc rối, khó hiểu, dễ gây hiểu sai, hiểu nước đôi, từ đó dẫn đến việc giải thích, áp dụng không thống nhất, trái ngược nhau.

Có biết và hiểu rõ về luật pháp được ban hành, thì người dân mới có thể tôn trọng và chấp hành tốt theo nó. Đây là tính “thượng tôn pháp luật” dưới góc nhìn của “phó thường dân”.

Dưới góc độ “các quan”, tính “thượng tôn pháp luật” thể hiện ở việc ban hành và thi thực thi [áp dụng] pháp luật vào đời sống xã hội phải đúng đắn và công bằng, mà kết quả mong muốn là tạo ra công lý thật sự cho toàn xã hội [xin tham khảo thêm bài viết “Phải hiểu như thế nào là công lý [justice]” mình đã chia sẻ trước đây].

Dưới góc độ này, việc thực thi pháp luật [áp dụng] vào đời sống xã hội có lẽ là khâu quan trọng nhất, mà trong đó, yếu tố con người [người thực thi pháp luật] đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Luật pháp được ban hành, nếu không được áp dụng vào đời sống xã hội, thì nó ban hành cũng là chỉ để cho vui, để ngắm, và là luật pháp “chết”. Sẽ càng nguy hiểm hơn, nếu việc áp dụng của nó bị biến tướng, bị lợi dụng để trục lợi, vì lợi ích nhóm, hay do người ban hành và người thực thi pháp luật không đủ trình độ chuyên môn, thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn... và do vậy, luật pháp sẽ trở thành một thức vũ khí giết người, nó sẽ triệt tiêu hoàn toàn tính “thượng tôn pháp luật” của trong một hệ thống pháp luật, xã hội.

>> Xem thêm: Quy phạm pháp luật là gì ? Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật ?

Chính vì vậy, những người áp dụng [thực thi] luật pháp vào đời sống xã hội sẽ đóng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng để tính “thượng tôn pháp luật” được phát huy tối đa vai trò của nó.

“Thượng tôn pháp luật” còn phải được theo hiện trong mối tương quan giữa người chấp hành pháp luật [người dân] và người thực thi pháp luật [các “quan”]. Mối tương quan này phải bình đẳng, công bằng, theo đó, các “quan” chỉ công tâm thực thi quyền hạn theo chức trách, nhiệm vụ được pháp luật trao cho, mà không bị bất cứ thế lực nào khác chi phối. Bên cạnh đó, người chấp hành pháp luật [người dân] cũng phải được đảm bảo các quyền dân chủ,và chỉ làm đúng theo những gì pháp luật quy định. Người thực thi pháp luật phải có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn người chấp hành pháp luật làm theo đúng thủ tục, quyền hạn, nghĩa vụ do pháp luật quy định. Có như vậy, thì mới đảm bảo được “tính thượng tôn pháp luật” trong một hệ thống pháp luật, xã hội của quốc gia, lãnh thổ.

Tóm lại, có thể thấy tính “thượng tôn pháp luật” là một giá trị được tạo ra bởi sự vận hành đúng chức năng của hệ thống các “mắt xích” ban hành pháp luật - thực thi [áp dụng] pháp luật - chấp hành pháp luật, dựa trên nền tảng các quyền cơ bản về dân chủ và nhân quyền. Nếu một trong các “mắt xích” hoạt động sai, bị lỗi, thì tính “thượng tôn pháp luật” sẽ không được đảm bảo và duy trì, đó gọi là “thượng bất nghiêm, hạ tắc loạn”.

3. Tư tưởng triết học về thượng tôn pháp luật

Một chính quyền thượng tôn pháp luật sẽ dễ dàng được người dân tôn trọng và phục tùng, bởi họ tin rằng chính quyền này có khả năng đảm bảo công lý cho họ. Chính ý nghĩa này khiến cho chính quyền nào cũng muốn khoác lên mình cái danh xưng ấy. Nó đã trở thành câu cửa miệng của các chính trị gia, khiến họ liên tục kêu gọi thượng tôn pháp luật. Vậy làm sao để ta biết được chính quyền nào thực sự thượng tôn pháp luật, còn chính quyền nào thì không? Theo giáo sư luật học Brian Tamanaha, thượng tôn pháp luật có nghĩa là cả chính quyền lẫn người dân phải cùng chịu sự ràng buộc bởi luật và phải tuân theo luật. Định nghĩa này chứa đựng ba hàm ý chính:giới hạn quyền lực nhà nước, đúng thủ tục pháp lý và bình đẳng trước pháp luật.

Như vậy, một chính quyền chỉ được coi là thượng tôn pháp luật khi nó bị ràng buộc bởi pháp luật hiện hành và chính quyền, công dân đồng song cùng thực hiện trên nguyên tắc lấy pháp luật làm chuẩn trong thực hiện hành vi ứng xử. Nếu chỉ có một bên tuân thủ pháp luật, còn một bên chỉ kêu gọi mà không thực hiện thì bằng không, việc nói coi trọng pháp luật thực ra chỉ là kêu gọi người khác thực hiện, chứ không phải là chính mình, nếu như vậy thì quyền lực đã bị giới hạn.

Trong quá khứ, người ta thường nhận diện một chính quyền thượng tôn pháp luật bằng cách xem xét nó có cam kết hay hứa hẹn gì về quyền lực của chính nó hay không. Chính như Louis XIV, vị vua có triều đại cai trị dài nhất châu Âu, hình mẫu của một nhà độc tài chuyên chế, cũng từng tuyên bố “Để mang lại hạnh phúc tối thượng cho một vương quốc, thì các thần dân phải tuân theo quốc vương và chính vị quốc vương ấy phải tuân theo pháp luật”. Magna Carta là một ví dụ nổi tiếng khác cho thấy nhà vua đồng ý bị ràng buộc bởi pháp luật, khi giới quý tộc Anh nổi dậy ép Vua John phải ký vào Đại hiến chương, trong đó định rõ nhà vua phải tuân theo những cam kết nhất định. Bản cam kết năm 1215 này cũng chính là nền tảng của hiến pháp bất thành văn của nước Anh sau này. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng những cam kết kiểu này khó được đảm bảo khi mà vua hoặc giới cai trị trở nên mạnh hơn, lúc đó anh ta chẳng cần quan tâm mình đã từng cam kết những gì và như thế anh ta lại tiếp tục cai trị tùy tiện.

Do đó, vào thế kỷ 18, nhà tư tưởng Montesquieu đã đề xuất một biện pháp khác. Đó chính làcơ chế phân chia và kiểm soát quyền lực, được các nhà lập quốc Hoa Kỳ áp dụng để xây dựng nên chính quyền Mỹ ngày nay. Giờ đây, cơ chế này được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Indonesia, Mexico. Ngoài ra, các quốc gia theo mô hình nghị viện như Nhật Bản, Anh, Canada cũng áp dụng một cơ chế kiểm soát và đối trọng tương tự. Theo quan điểm của nhà triết gia Montequieu [1689-1755] “Nếu cơ quan cầm quyền vừa là cơ quan người thực thi, vừa là người lập pháp thì có thể tàng phá quốc gia bằng những ý chí sai lầm. Nếu họ còn nắm luôn cả quyền xét xử nửa thì có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của mình”.

Cụ thể, khi áp dụng cơ chế tam quyền phân lập thì quyền lực chính quyền không bị tập trung vào tay một người hay một tổ chức, mà được phân chia thành ba nhánh là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực của mỗi nhánh được quy định rõ ràng trong Hiến pháp và mỗi nhánh đều có khả năng chống lại sự lạm quyền của các nhánh kia. Chính sự đối trọng lẫn nhau giữa các nhánh chính quyền khiến cho quyền lực nhà nước được tự kiểm soát. Ngày nay, để biết được quyền lực nhà nước có bị giới hạn hay không, chúng ta có thể xem xét Hiến pháp của nó. Từ khía cạnh “Đúng thủ tục pháp lý”. Điều kiện thứ hai của một nhà nước thượng tôn pháp luật là chính pháp luật phải tuân theo một hình thức hoặc thủ tục được ấn định từ trước. Như giáo sư luật học Shen đã khẳng định “để đạt tới công lý, thì ta phải áp dụng một cách nhất quán các luật lệ và thủ tục đã tạo nên hệ thống. Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất,nếu không tuân theo các thủ tục được coi là công bình và hợp pháp, thì rất khó để cho ra một kết quả hợp pháp. Dĩ nhiên thôi, vì luật pháp còn có ý nghĩa gì nếu ta không tuân theo các thủ tục pháp lý của nó?

>> Xem thêm: Pháp luật là gì ? Đặc điểm, đặc trưng cơ bản của pháp luật ?

Thứ hai,khi chính quyền buộc phải tuân theo những thủ tục được quy định [trước khi họ có thể tước đoạt mạng sống, tự do hay tài sản…của công dân], thì mức rủi ro cai trị chuyên quyền sẽ giảm thiểu và cái viễn cảnh các quyền cá nhân bị tước đoạt một cách oan ức cũng sẽ được hạn chế.

Cuối cùng,việc tuân theo thủ tục giúp chúng ta có thể dự đoán trước được tiến trình của luật pháp, từ đó cho phép ta chủ động trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta phải lưu ý rằng việc tuân theo thủ tục chỉ là một điều kiện cần của công lý, chứ không phải điều kiện đủ. Ta cần phải hiểu rằng, khi luật bất công thì việc tuân theo thủ tục pháp lý chỉ đơn thuần là củng cố sự bất công đó. Đã có vô số ví dụ về điều này, chẳng hạn như nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ và Nam Phi trước đây.

Nếu ta đánh đồng việc “đúng thủ tục” là “thượng tôn pháp luật”, thì ta chỉ đang đem lại tính chính danh về hình thức cho những chế độ độc tài. Bởi vì, theo tư tưởng của triết gia John Rawls, “một lý thuyết dù vẻ ngoài hay ho và hợp lý đến đâu cũng phải bị bác bỏ hoặc xem xét lại nếu nó không đúng đắn; tương tự như vậy, luật pháp và các thiết chế xã hội dù có được sắp đặt tốt và hữu hiệu đến đâu cũng cần phải cải cách hoặc hủy bỏ nếu chúng không công bằng.” Còn một lưu ý quan trọng khác, ấy là luật pháp có thể thay đổi và như thế thủ tục cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, chính quyền không thể tùy tiện muốn thay lúc nào thì thay hay là thay thế nào cũng được. Nhà bình luận thời trung cổ Ulpian đã khẳng định rằng, “nếu luật được coi là công lý trong một thời gian dài, thì phải có lý do chính đáng ta mới có thể thay đổi nó”.

4. Tư tưởng thượng tôn pháp luật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta học được nhiều điều trong một xã hội pháp quyền, nhưng trước hết cần học tập tinh thần, phong cách thượng tôn pháp luật của Người. Vì nếu mỗi người trong chúng ta đều thượng tôn pháp luật thì trật tự xã hội được đảm bảo, cuộc sống sẽ tươi đẹp và góp phần tạo nên diện mạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng thượng tôn pháp luật của Hồ Chí Minh thể hiện trong quan niệm về vai trò của pháp luật trong xã hội và các quyền tự do, dân chủ của công dân. Khivạch trần chế độ cai trị hà khắc, phi pháp quyền của Chính phủ Phápở các nước thuộc địa,Người chỉ rõ:“Ở Đông Dương có hai thứ công lý. Một thứ cho người Pháp, một thứ cho người bản xứ. Người Pháp thì được xử như ở Pháp. Người An Nam thì không có hội đồng bồi thẩm, cũng không có luật sư người An Nam. Thường người ta xử án và tuyên án theo giấy tờ, vắng mặt bị cáo. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam với người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn cướp hay giết người”. Khi sống và làm việc tại Pháp, năm 1919 Người đại diện cho nhóm người Việt Nam yêu nước gửi tới Hội nghị Véc-xâyBản yêu sách của nhân dân An Nam. Trong số các yêu sách đó, đáng chú ý là yêu sách thứ bảy:Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Điều đó cho thấy, Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng việc quản lý xã hội bằng pháp luật và tinh thần thượng tôn pháp luật mà còn rất trú trọng đến việc thực thi quyền của con người. Trong lời mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đồng thời, để tăng thêm tính giá trị của lời khẳng định này, Người đã trích dẫn nội dung được ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1971:Người ta sinh ra tự dovà bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.Bản Tuyên ngôn chỉ vỏn vẹn 49 câu với 1.010 chữ nhưng lại chứa đựng những nội dung vô cùng to lớn, mang ý nghĩa sâu sắc. Bên cạnh sứ mệnh đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội, Bản Tuyên ngôn còn có giá trị tinh thần cách mạng và nhân văn cao cả. Tư tưởng về quyền con người không chỉ dừng lại ở quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tư do và mưu cầu hạnh phúc, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bàn tới khía cạnh quyền con người phải được pháp luật bảo vệ. Bác dùng cụm từ «Tất cả mọi người…» có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vì cụm từ đó thể hiện quan điểm rõ ràng là quyền con người không phân biệt giới tính, tôn giáo hay dân tộc.

Bên cạnh đó, tư tưởng thượng tôn pháp luật của Hồ Chí Minh còn thể hiện trong quan điểm về nhà nước dân chủ là một nhà nước hợp hiến, hợp pháp và quản lý xã hội theo pháp luật. Nội dung tư tưởng này được đề cập ở các tác phẩm của Người từ đầu thế kỷ XX và Nghị Quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VII [11/1940] về việc ban bố một bản Hiến pháp dân chủ. Do đó, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, một trong 6 nhiệm vụ cơ bản của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra là tổ chức tổng tuyển cử và xây dựng Hiến pháp dân chủ. Bốn tháng sau đó, ngày 6 tháng giêng năm 1946, nước ta tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên chọn người tài, đức để gánh vác việc nước trong Quốc hội. Ngày 9/11/1946, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [Hiến pháp năm 1946 mà Hồ Chí Minh làm Trưởng ban soạn thảo]. Ngay trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp này đã nêu lên ba nguyên tắc cơ bản: a] Đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; b] Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; c] Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Ba nguyên tắc này thể hiện rất rõ yêu cầu dân chủ và tinh thần pháp quyền trong chế độ nhà nước và đặc biệt không có người bóc lột người.

Năm 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành đấu tranh thống nhất đất nước. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu về một bản hiến pháp mới. Do đó, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa I [29/12/1956] đã quyết định thành lập Ban sửa đổi hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban. Đến ngày 1/4/1959, bản Dự thảo Hiến pháp được công bố cho toàn dân thảo luận. Ngày 18/12/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thuyết trình trước Quốc hội về bản Dự thảo Hiến pháp trên tinh thần tiếp thu ý kiến đóng góp củanhân dân và ngày 31/12/1959, Hiến pháp đã được Quốc hội thông qua. Điều 6, Hiến pháp năm 1959 nêu rõ:Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật,hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Với tinh thần tối thượng của Hiến pháp như vậy, tất cả cán bộ, nhân dân đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, không một ai được đặt mình trên pháp luật hay ngoài pháp luật, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Đây cũng chính là sự đảm bảo cao nhất về mặt pháp luật của một nhà nước hợp pháp thể hiện trong tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh. Thông qua đó, quyền của công dân được bảo vệ và chủ quyền quốc gia được đảm bảo.

Không chỉ coi trọng việc ban hành pháp luật, Hồ Chí Minh còn chăm lo đến việc tuyên truyền pháp luật nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo điều kiện cho pháp luật được thi hành trong các cơ quan nhà nước và nhân dân. Tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình ngày 10/10/1959, Người nêu rõ: công bố đạo luật này chưa phải đã là mọi việc đều xong mà còn phải tuyên truyền, giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, không chỉ đề cao tinh thần pháp luật, vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội, mà còn coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật để người quản lý bằng pháp luật và thực thi pháp luật thực hiện cho đúng.

>> Xem thêm: Chính sách công là gì ? Vai trò của chính sách công ?

Do đó, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không chỉ học tập tinh thần coi trọng pháp luật trong cuộc sống và làm việc, mà còn học tập Người cách dân vận để đưa pháp luật thực hành hiệu quả trong cuộc sống.

5.Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về thượng tôn pháp luật

“Thượng tôn pháp luật” hay “pháp quyền” chỉ mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, theo đó tuy pháp luật do các cơ quan nhà nước đặt ra song nó phải giữ vai trò thượng tôn đối với nhà nước và các cơ quan nhà nước. Đây là nội dung mang tính cốt lõi của khái niệm pháp quyền và NNPQ trong lý luận và thực tiễn. Trong nhà nước không có sự thượng tôn pháp luật thì tất yếu không có NNPQ. Các quy định của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện khá rõ nét sự phát triển trong nhận thức và tư tưởng chung về thượng tôn pháp luật, thể hiện qua một số khía cạnh sau.

Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 đề cập tới mối quan hệ giữa Nhà nước – Pháp luật – Xã hội với cách tiếp cận có sự đổi mới cơ bản. Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nhà nước vẫn quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật song quy định này không còn nhấn mạnh tới sự tuyệt đối tuân thủ pháp luật từ phía xã hội. Không phải vì điều này là không cần thiết mà có lẽ bởi vì đó là điều đương nhiên. Điểm mới quan trọng ở đây chính là vế đầu của quy định nhấn mạnh tới việc Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Theo đó, pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành đã trở thành công cụ để kiểm soát lại chính Nhà nước. Cái khuôn khổ pháp lý mà Nhà nước đặt ra cũng chính là khuôn khổ pháp lý mà bản thân Nhà nước phải tuân thủ. Các Hiến pháp trước đó không có quy định tương tự. Có thể hiểu, “Nhà nước được tổ chức theo Hiến pháp và pháp luật” có nghĩa là sự hình thành cũng như mọi thẩm quyền của các cơ quan nhà nước đều phải được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. “Nhà nước hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật” có nghĩa là Hiến pháp và pháp luật phải tạo lập khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động của các cơ quan nhà nước. Mọi quyết định, hoạt động, hành động của các cơ quan nhà nước ở các cấp, các ngành đều phải căn cứ vào quy định của Hiến pháp, pháp luật; nếu không có căn cứ pháp lý cụ thể thì cơ quan nhà nước không được tiến hành hoạt động hoặc hoạt động sẽ bị coi là vi hiến hoặc trái pháp luật. Bên cạnh quy định tại khoản 2 Điều 8, các điều khoản còn lại của Hiến pháp năm 2013 đã không còn nhắc tới pháp chế xã hội chủ nghĩa. Như vậy, mối quan hệ giữa Nhà nước – Pháp luật – Xã hội không còn được nhìn một cách đơn thuần qua lăng kính pháp chế XHCN. Nói cách khác, tư tưởng pháp chế XHCN đã được nâng lên ở tầm mức cao hơn – pháp quyền XHCN.

Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 có cái nhìn toàn diện trong cách tiếp cận “pháp quyền” về mối quan hệ giữa pháp luật và các thiết chế quyền lực. Hệ thống chính trị của Việt Nam có đặc thù là nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nguyên tắc này đã được xác lập trên thực tế từ những năm đầu của Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hòa và được chính thức hiến định kể từ Hiến pháp năm 1980. Theo đó, trong hệ thống chính trị tồn tại hai hệ thống thiết chế trực tiếp chi phối quyền lực: hệ thống tổ chức Đảng Cộng sản và hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Hệ thống tổ chức Đảng giữ vai trò trực tiếp lãnh đạo hệ thống các cơ quan nhà nước. Trên thực tế, trong mỗi cơ quan nhà nước, hệ thống cơ quan nhà nước đều có tổ chức Đảng tương ứng để lãnh đạo, ví dụ ở Quốc hội có Đảng đoàn, ở Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh có Ban cán sự Đảng. Ngoài ra, còn có các tổ chức Đảng độc lập với các cơ quan nhà nước song có thể trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các cơ quan nhà nước ví dụ Bộ Chính trị, Ban bí thư, các ban Đảng ở trung ương và địa phương. Đứng đầu các tổ chức Đảng này là các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo có khi độc lập, có khi kết hợp cả chức vụ lãnh đạo chính quyền. Vai trò lãnh đạo của Đảng viên và vai trò lãnh đạo của người giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước khó có được sự phân định rõ ràng. Ngay cả khi các tổ chức Đảng độc lập với các cơ quan nhà nước thì khi nào đảng viên lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước hành động độc lập với tư cách nhà nước và khi nào hành động dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng cấp trên tương ứng cũng không được phân định rõ ràng. Chính vì vậy, nếu ở các quốc gia khác, khi nói tới NNPQ chỉ cần nhấn mạnh tới vai trò tối thượng của Hiến pháp, thượng tôn pháp luật, thì ở Việt Nam như vậy vẫn chưa trọn vẹn. Bởi vì, nếu chỉ chú trọng tới yếu tố này thì chưa bao gồm được cả hệ thống tổ chức Đảng và các đảng viên vốn là các chủ thể trực tiếp chi phối quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Nếu như vậy, một phần quan trọng của quá trình thực hiện quyền lực nhà nước sẽ không chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật.

Chính vì vậy, từ Hiến pháp năm 1992 đã quy định “mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Tuy nhiên, quy định này chỉ đề cập tới các tổ chức của Đảng và như vậy thì chưa đề cập được hết tới các đảng viên, đặc biệt là các đảng viên giữ chức vụ trực tiếp lãnh đạo việc thực hiện quyền lực nhà nước bởi các cơ quan nhà nước.

Hiến pháp năm 2013 đã khắc phục điều này. Khoản 3 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: “các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. So với quy định tương ứng của Hiến pháp năm 1992, quy định của Hiến pháp năm 2013 chỉ bổ sung thêm 1 từ “đảng viên” song ý nghĩa của nó là rất lớn. Với quy định này, bất kỳ chủ thể nào trong hệ thống tổ chức của Đảng, cho dù là tổ chức Đảng hay cá nhân đảng viên, cho dù ở bất kỳ cấp nào, đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhìn rộng hơn, sự bổ sung này đã làm hoàn chỉnh bức tranh về mối quan hệ giữa các chủ thể chi phối quá trình thực hiện quyền lực nhà nước, bao gồm cả hệ thống tổ chức của Đảng và bộ máy nhà nước với Hiến pháp và pháp luật, theo đó không một chủ thể nào chi phối quá trình thực hiện quyền lực nhà nước mà không phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nói cách khác, Hiến pháp và pháp luật đóng vai trò tối thượng đối với bất kỳ hoạt động nào dù trực tiếp hay gián tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Điều này là vô cùng có ý nghĩa bởi lẽ cho dù có một loại chủ thể nào đó trong tổ chức Đảng không chịu hoặc coi thường tính thượng tôn pháp luật thì tức là đã đứng trên pháp luật và do đó, chắc chắn sẽ có những quá trình thực hiện quyền lực chính trị nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, tức là nằm ngoài sự điều chỉnh của ý chí chung – ý chí của Nhân dân. Nếu điều đó xảy ra, pháp luật sẽ không thể phát huy được vai trò thượng tôn đối với bộ máy nhà nước nói riêng và toàn bộ quá trình thực hiện quyền lực nhà nước nói chung.

Video liên quan

Chủ Đề