Đi bộ đúng cách cho người cao tuổi

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Seoul ở Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng người trên 60 tuổi, chỉ cần 1 giờ đi bộ nhanh mỗi tuần, có thể giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, theo Daily Mail.

Nghiên cứu được thực hiện với hơn một triệu người từ 60 tuổi trở lên, đã phát hiện những người ít vận động bắt đầu tập thể dục 3 - 4 lần một tuần, đã giảm tới 11% nguy cơ mắc các vấn đề về tim so với những người không tập.

Và mức độ hoạt động cần thiết để đạt được hiệu quả chỉ là 1 giờ đi bộ nhanh hoặc chạy bộ mỗi tuần - ít hơn mức được khuyến nghị lâu nay rất nhiều [75 - 150 phút mỗi tuần].

Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả cũng tương tự ngay cả ở người bị yếu liệt tay chân hay mắc các bệnh mạn tính như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường loại 2. Những người bị yếu liệt tay chân hay mắc bệnh mạn tính, chỉ cần hoạt động 3 - 4 lần một tuần, mỗi lần chỉ khoảng 10 - 15 phút, cũng giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch.

Những người bị yếu liệt tay chân có thể giảm 16% nguy cơ và những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hoặc cao cholesterol giảm tới 7% nguy cơ.

Từ đó, các nhà khoa học đã đã kêu gọi các bác sĩ nên kê đơn “Hoạt động thể chất” cho bệnh nhân lớn tuổi, nhằm mục tiêu ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe lớn.

Kyuwoong Kim, nghiên cứu sinh viên tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul [Hàn quốc], cho biết: “Thông điệp quan trọng nhất từ nghiên cứu này là người cao tuổi nên tăng cường hoặc duy trì tần suất tập thể dục để ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Trong khi người lớn tuổi khó có thể vận động nhiều, thì nghiên cứu này cho thấy họ cần phải vận động một chút để cắt giảm bệnh tim.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người từng tập 5 lần một tuần nhưng đã bỏ tập, lại thấy nguy cơ tăng lên 27%, nhưng nguy cơ sẽ thấp hơn nếu thỉnh thoảng họ vẫn tập thể dục.

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy, tập thể dục 3 - 4 lần một tuần giúp giảm 11% nguy cơ mắc các vấn đề về tim và 1 - 2 lần một tuần giúp giảm 5% nguy cơ.

Do đó, các bác sĩ nên "kê đơn" hoạt động thể chất đi kèm với các phương pháp điều trị khác cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Và những người năng động hơn có xu hướng hạnh phúc hơn và ít bị cô lập hơn nên nhiều lợi ích.

Nguyên nhân có thể là do, tập thể dục đốt cháy calo giúp duy trì trọng lượng khỏe mạnh, ngăn ngừa béo phì - một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh tim.

Tập thể dục cũng làm giảm huyết áp, cholesterol và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu - tất cả đều làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Tập thể dục có thể bảo vệ trái tim. Tập thể dục cường độ cao dẫn đến thiếu máu cục bộ nhẹ - là khi nguồn cung cấp máu cho một phần của cơ thể, đặc biệt là cho tim - không đủ. Điều này có thể tốt cho tim, nó cho phép tim thích nghi và tự bảo vệ khỏi các đợt thiếu máu cục bộ dài hơn, thường xảy ra do tắc nghẽn trong động mạch.

Nguyên tắc chung là 1 phút hoạt động mạnh mẽ mang lại lợi ích sức khỏe tương đương với 2 phút hoạt động vừa phải.

30 phút tập luyện vừa phải như đi bộ nhanh hoặc đạp xe tương đương với 20 phút hoạt động mạnh mẽ như chạy bộ hoặc bơi.

Như vây, thử nghiệm đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất có tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim ở mọi lứa tuổi.

Bạn có thể chỉ cần bắt đầu bằng việc tập đi bộ nhanh 10 phút mỗi ngày.

Tin liên quan

Nhìn chung mọi hình thức vận động đều tốt cho cơ thể nhưng với người cao tuổi thể trạng không còn được tốt thì Đi Bộ là một hình thức vận động phù hợp và tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Đi bộ tốt cho người cao tuổi hơn chạy vì không làm căng cũng như vắt kiệt các khớp chân và cơ. Tuy nhiện để có được những lợi ích sức khỏe tích cực trong việc đi bộ cần phải thực hiện đúng cách và  lưu ý tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Những người đi bộ thường xuyên :

- Giảm các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, tiểu đường

- Người ở độ tuổi 50 -60 đi bộ sẽ làm giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tim và đột quỵ

- Giảm hàm lượng Cholesterol trong máu, hạ huyết áp

- Ngừa nguy cơ bị loãng xương, kích thích chất chống thoái hóa khớp, đặc biệt là phụ nữ.

- Tăng độ dẻo dai, chắc chắn của cơ bắp

- Kích thích tiêu quá chống tao bón

- Giảm stress , ít bị lo lắng và trầm cảm vi tập thể dục giúp sản sinh các chất kích thích trạng thái tinh thần.

- Dễ ngủ và giấc ngủ sâu hơn

- Giúp bạn giảm cân hiệu quả

- Lưu thông khí huyết  giảm nguy cơ tai biến.

- Điều hòa huyết áp, tăng dẻo sai cho thành mạch

- Tăng sức đề kháng, giảm cảm cúm, đau nhức xương khớp

- Chống lão hóa, teo não và chống suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Người cao tuổi đi bộ đúng cách :

- Không nhất thiết phải đi bộ hàng ngày mà ít nhất 3 ngày/tuần

- Không nên đi quá sớm lúc trời còn sương dễ bị viêm xoang và dị ứng.

- Không đi khi vừa ăn no

- Không đi khi gần bữa ăn để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định tránh các bệnh về dạ đày hoặc viêm đại tràng

- Không vung tai quá mạnh

- Không ngẩng đầu quá cao hoặc cúi quá thấp

- Không mang đồ trên tay sẽ có nguy cơ bị chùn vai hoặc đau cánh tay

- Không xuất phát nhanh và kết thúc đột ngột

- Không nên đi những lộ trình quá quen thuộc

- Đi bộ chậm tốt hơn đi bộ nhanh

Người cao tuổi không nên đi bộ khi nào ?

Một số trường hợp không nên đi bộ. Đó là những người đang trong tình trạng hoặc có dấu hiệu: chóng mặt, khó thở, rối loạn tuần hoàn não nặng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp, lỏng khớp, viêm gót chân, bàn chân, viêm tắc động, tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân, phù 2 chi dưới, đau cơ, teo cơ, mệt mỏi, hành kinh, thai đạp mạnh, hen suyễn, nhức đầu nặng...

PS: Với người cao tuổi, thời gian đi bộ thích hợp là sau 7h sáng và sau 4h chiều.

Đại Việt Sport – Tuổi già là một trong những độ tuổi cần phải tập luyện nhiều nhất để chống lão hóa, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, bài tập nào phù hợp với người lớn tuổi và phương pháp tập ra sao thì không phải ai cũng có thể biết được. Sau đây, Đại Việt Sport sẽ chia sẻ phương pháp đi bộ dành riêng cho những người lớn tuổi và người bị suy nhược cơ thể.

Đi bộ rất thích hợp với những người cao tuổi và người bị suy nhược cơ thể. Nó không những là hoạt động tự nhiên mà có cường độ tập thấp không tốn quá nhiều sức của người tập. Tuy nhiên, nếu bạn có những bước chân dài, nhanh và đều thì trong vòng 1 tiếng bạn cũng đã tiêu hao khoảng 300 calo. Đây cũng là một trong những bài tập hữu ích cho những người muốn giảm cân.

Bài viết liên quan: Những chấn thương khi chạy bộ không đúng cách

Không chỉ giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể đi bộ còn rất tốt cho hệ thống tim phổi của bạn chỉ với việc đưa cánh tay vừa phải, không nên quá cao hay quá thấp và chỉ cần thở nhanh hơn bình thường là đủ để kích thích hệ thống tim phổi.

Đi bộ rất thích hợp với người cao tuổi. Khi đi bộ, bạn nên chọn quần áo thoáng khí, giầy vừa chân không nên chật hay rộng quá. Tập theo phương pháp chạy bộ, nhịp tim khoảng 140 - 170 phút. Nếu không đạt kết quả trên có nghĩa là vận động quá lớn, nên giảm tốc độ xuống mức cảm thấy dễ chịu.

Tuy nhiên, việc tập luyện sẽ trở lên dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng những chiếc máy chạy bộ cơ đa năng điều đó sẽ giúp bạn vận động nhiều các cơ hơn trên cơ thể. Không những thế việc tập luyện với những chiếc máy tập đa năng này còn giúp cho bạn cảm thấy an toàn hơn tránh được các tác nhân bên ngoài như: các mô vấp trên đường, thời tiết lạnh cũng như các nguy hiểm về giao thông…Khi chạy, bạn nên giữ bước chạy của mình vừa phải, lòng bàn chân tiếp đất nhiều nhất, chân rơi xuống đất nhẹ nhàng. Người mắc bệnh tim nên tránh chạy bộ trong giá rét.

Trên đây là những chia sẻ của Đại Việt Sport về phương pháp đi bộ hiệu quả dành cho người già và người bị suy nhược cơ thể. Ngoài ra, Đại Việt Sport còn là địa chỉ uy tín cung cấp các sản phẩm như may chay bo co, máy chạy bộ điện đa năng… giúp cho quá trình tập luyện nâng cao sức khỏe ở nhà của bạn trở lên dễ dàng hơn.

Đi bộ đúng cách giúp tăng cường sức khỏe – ảnh minh họa

Lợi ích của việc đi bộ

Theo BS Đào Bá Vy, nguyên trưởng khoa Vật lý Trị liệu, Bệnh viện 354, về cơ bản, đi bộ cũng như mọi mọi hình thức vận động khác đều làm tăng sự lưu thông khí huyết, đem lại nhiều lợi ích cho người tập.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi bộ đúng cách đều đặn, ít nhất nhưng 3 ngày/tuần, sẽ đem lại những tác dụng hữu ích như: tăng độ dẻo dai, rắn chắc của cơ bắp, gân cốt; tăng mật độ xương, chống loãng xương, kích thích tiết chất chống thoái hóa khớp; kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon ngủ sâu; chống táo bón; tăng cường chuyển hóa, chống bệnh mỡ máu cao, giảm cholesterone xấu, tăng cholesterone tốt; tăng tuần hoàn máu, tăng sự dẻo dai của thành mạch, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ,…; giảm stress; giảm đau nhức cơ, xương; chống lão hóa;…

Đi bộ thế nào cho khỏe

BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế, cũng khẳng định đi bộ là một phương pháp tập luyện thích hợp với nhiều người, từ trẻ em đến cụ già, người ốm, người khỏe, người mang thai, người béo phì…

Tuy nhiên, mỗi người nên căn cứ vào sức khỏe, độ tuổi và hiện trạng bệnh lý của mình mà chọn hình thức đi bộ đúng cách, phù hợp. Ví dụ, người trung bình sẽ đi tối đa 60 phút mỗi ngày tương đương với 5km; nhưng đối với phụ nữ đang mang thai nên đi bộ chậm, bước vừa phải không gắng sức, thời gian đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, nếu ở cuối thai kỳ có thể chia làm 2 lần sẽ có lợi cho cả mẹ và con; hay người béo phì muốn giảm cân nên đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày, đi chậm để tránh nguy cơ viêm khớp, chấn thương khớp, đồng thời đốt nhiều mỡ thừa hơn…

Trước khi đi bộ cần khởi động nhẹ bằng cách thư giãn, hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, điều hòa nhịp thở sau đó đi thật thoải mái, thong dong và tăng dần vận tốc.

Có thể ước chừng vận tốc đi nhanh hay chậm như sau: đi chậm, thong thả, phù hợp với người cao tuổi, mỗi phút khoảng 70 bước; đi nhanh dành cho người khỏe, có thể mỗi phút đi được khoảng 100 bước, sải chân dài, chân bước tay vung, nếu có máy đo có thể xác định đươc năng lượng tiêu hao 270kcal/giờ, và nhu cầu oxy là 56 l/giờ.

Lưu ý thời gian, môi trường

Các chuyên gia cho rằng về cơ bản để đảm bảo đi bộ đúng cách, môi trường đi bộ cần trong lành, không nắng gắt; tuy nhiên, không nên đi bộ vào sáng sớm hoặc tối muộn, nhất là trong mùa lạnh, trời nhiều sương giá gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thời gian đi bộ hợp lý nhất là từ khoảnh 6 – 10h sáng và 16 – 18h chiều.

Lương y Nguyễn Văn Sử, Hội Đông y Việt Nam, cho biết ba thời điểm thích hợp để đi bộ là sáng sớm lúc mới thức dậy, sau khi ăn cơm chiều, và trước khi đi ngủ. Cụ thể, đi bộ sáng sớm sau khi ngủ dậy, bạn sẽ hít thở được không khí trong lành, nhất là khi có ánh mặt trời mới lên.

Đặc biệt đi bộ vào sáng mùa xuân được xem là phương pháp dưỡng sinh rất tốt vì vạn vật đang sinh sôi, nẩy nở. Đi bộ đúng cách, nhẹ nhàng sau bữa ăn tối cũng được xem là một phương pháp giúp dạ dày co bóp và tiêu hóa dễ dàng hơn. Đi bộ nhẹ nhàng  trước khi ngủ cũng sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Theo các chuyên gia khi đi bộ, người tập cần đi giày thể thao vừa chân, có độ đàn hồi tốt, đế mềm; trang phục gọn gàng. Mùa hè bạn nên có những bộ tập thông thoáng, thấm mồ hôi,chất liệu mát; mùa đông thì một chiếc áo gió là người bạn đồng hành không thể bỏ qua.

Tốt nhất không cầm thứ gì ở tay, nếu mang theo ô hoặc áo mưa, nước uống… thì cho vào túi có quai đeo trên vai. Chú ý mang theo nước để bổ sung lượng nước mất đi trong quá trình luyện tập. Không nói chuyện, không suy nghĩ lung tung, mà phải tập trung vào hơi thở và bước đi..

Cần lưu ý một số trường hợp không nên đi bộ, ví dụ như những người đang trong tình trạng hoặc có dấu hiệu: chóng mặt, khó thở, rối loạn tuần hoàn não, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp, lỏng khớp, viêm gót chân, bàn chân, viêm tắc động, tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân, phù 2 chi dưới, đau cơ, teo cơ, mệt mỏi, nhức đầu nặng… [BS Đào Bá Vy]

Đức Anh

Video liên quan

Chủ Đề