Dịch khớp gối bình thường là bao nhiêu năm 2024

Tầm vận động khớp được định nghĩa là góc mà khi khớp vận động được theo các hướng khác nhau, phương pháp lượng giá chức năng và tầm vận động khớp. Đo tầm vận động khớp chính là xác định giới hạn vận động của một khớp thực hiện được trong một mặt phẳng nhất định, từ đó dựa trên giá trị bình thường của tầm vận động khớp để đánh giá tình trạng của người bệnh.

1. Đo tầm vận động khớp

Tầm vận động khớp được định nghĩa là góc mà khi khớp vận động được theo nhiều hướng khác nhau, phương pháp lượng giá chức năng và tầm vận động khớp. Đo tầm vận động của khớp chính là xác định giới hạn cũng như khả năng vận động của một khớp thực hiện được trong một mặt phẳng nhất định. Từ đó dựa trên giá trị bình thường của tầm vận động khớp để đánh giá tình trạng của bệnh nhân.

Có nhiều phương pháp đo tầm vận động như phương pháp Zero. Tư thế người bệnh đứng thẳng, hai lòng bàn tay quay ra trước, khi đó tất cả các khớp ở vị trí nghỉ được quy ước là 0°, góc đo bắt đầu từ vị trí 0 đến vị trí mà khớp vận động được tối đa. Nguyên tắc khi tiến hành đo tầm vận động của khớp đó là:

  • Mọi cử động của một khớp bất kỳ đều xuất phát từ vị trí 0°.
  • Tầm vận động khớp được so sánh với bên đối diện hoặc so sánh với đối tượng có cùng thể trạng.
  • Đo tầm vận động khớp ở cả hai dạng vận động bao gồm vận động thụ động và vận động chủ động.
  • Cách ghi tầm vận động của khớp: được ghi từ vị trí khớp bắt đầu đến cuối tầm vận động của khớp.
  • Sai số cho phép từ 0°-5°.

2. Giá trị bình thường của tầm vận động khớp

Giá trị bình thường của tầm vận động một số khớp như sau:

  • Khớp cổ tay: duỗi 70°, gấp 80°-90°, nghiêng quay 20°, nghiêng trụ 35°.
  • Khớp khuỷu: duỗi 0° (-10°), gấp 140°.
  • Khớp vai: gấp (trước) 180°, duỗi sau 45°, dạng 180°, khép 45°, xoay ngoài 90°, xoay trong 70°, khép gập ngang 135°, dạng gập ngang 45°.
  • Khớp cổ chân: gấp lòng 45°, gấp mu 20°, xoay ngoài 20°, xoay trong 45°.
  • Khớp gối: gấp 140°, duỗi 0°.
  • Khớp háng: gấp 120°, duỗi 30°, khép 10°, dạng 45°, xoay trong 45°, xoay ngoài 45°.
    Dịch khớp gối bình thường là bao nhiêu năm 2024

Tầm vận động khớp được định nghĩa là góc mà khi khớp vận động được theo các hướng khác nhau

3. Một số rối loạn vận động khớp

Các rối loạn vận động khớp ảnh hưởng tới tầm vận động khớp bao gồm:

  • Hạn chế vận động khớp: là một tình trạng khớp phổ biến, khớp còn vận động nhưng không vận động được hết tầm bình thường so với bên lành hoặc so với chỉ số sinh lý chung. Tùy theo nguyên nhân có thể chia hạn chế vận động khớp thành 2 loại bao gồm:
    • Hạn chế vận động do khớp trong trạng thái bất động lâu (hay còn được gọi là hạn chế vận động khớp do không sử dụng động tác).
    • Hạn chế vận động do tổn thương các thành phần của khớp: ví dụ như bệnh lý về khớp hoặc chấn thương khớp.
  • Cứng khớp: đây là một tình trạng khớp hoàn toàn không còn khả năng vận động.
  • Lỏng khớp : là tình trạng mà khi khớp vận động vượt quá tầm bình thường.

Tóm lại, tầm vận động khớp là khả năng hay giới hạn vận động của một khớp thực hiện được trong một mặt phẳng nhất định. Giá trị bình thường của tầm vận động khớp sẽ giúp đánh giá tình trạng cũng như giới hạn vận động của bệnh nhân. Do vậy, khi người bệnh có tầm vận động khớp nằm ngoài giá trị bình thường thì cần phải tìm nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm phòng ngừa biến chứng nặng nề.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Vì sao cần đo tầm vận động khớp?
  • Phục hồi chức năng sau thay khớp vai nhân tạo
  • Lỏng khớp gối điều trị như thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

  • Dịch khớp gối bình thường là bao nhiêu năm 2024
    Thuốc Auranofin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng Thuốc Auranofin được sử dụng như một phần của liệu trình điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hoàn chỉnh, bao gồm cả các liệu pháp không dùng thuốc như vật lý trị liệu. Hiện nay Auranofin được sử dụng ... Đọc thêm
  • Dịch khớp gối bình thường là bao nhiêu năm 2024
    Đau khớp các chi là biểu hiện của bệnh gì? Hai ngày nay, em bị đau các khớp xương cổ tay, ngón tay, cổ chân và ngón chân, các ngón tay, chân cảm giác cứng, khó co duỗi, cầm, nắm. Bác sĩ cho em hỏi đau khớp các chi là ... Đọc thêm
  • Dịch khớp gối bình thường là bao nhiêu năm 2024
    Công dụng thuốc Ziclopro Thuốc Ziclopro được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm khớp gối, giảm đau, sưng và cứng khớp, giúp cải thiện khả năng cử động và linh hoạt của khớp gối. Vậy thuốc Ziclopro là thuốc gì? Đọc thêm
  • Dịch khớp gối bình thường là bao nhiêu năm 2024
    Công dụng thuốc Kosarin Capsule Kosarin Capsule là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm thuốc chống viêm không chứa Steroid, thuốc điều trị Gout và các bệnh xương khớp. Kosarin Capsule có thành phần chính là Glucosamine sulfate, hàm lượng 250mg, được ... Đọc thêm

Dịch khớp gối bình thường là bao nhiêu năm 2024

Công dụng thuốc Amponac

Amponac là thuốc được sử dụng để điều trị đau, sưng và viêm do một số bệnh lý gây ra như viêm khớp, đau bụng kinh, đau nửa đầu và các bệnh khác. Để sử dụng thuốc đúng cách, mang ...

Dịch khớp gối của người bình thường là bao nhiêu?

Bình thường khớp gối có khoảng 2-4ml dịch giúp khớp gối vận động bình thường.

Làm sao để biết bị tràn dịch khớp gối?

Để nhận biết tràn dịch khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện siêu âm khớp, chụp X-quang hoặc chụp MRI. Hình ảnh chụp sẽ cho thấy rõ nét mức độ phù nề của khớp, phát hiện các dấu hiệu rạn nứt xương, gãy xương và trật khớp, u hoặc thoái hóa khớp.

Tràn dịch đầu gối bao lâu thì lành?

Các trường hợp tràn dịch khớp gối thông thường sẽ được điều trị từ vài tuần đến vài tháng. Nếu người bệnh bị tràn dịch khớp do viêm khớp gối, tình trạng này có thể kéo dài suốt đời.

Bị tràn dịch khớp gối không nên ăn gì?

Vì vậy, người bị tràn dịch khớp gối cần phải kiêng một số thực phẩm như:.

3.1. Thực phẩm cay nóng. ... .

3.2. Đồ ăn nhiều dầu mỡ ... .

3.3. Đồ nếp. ... .

3.4. Nội tạng động vật, đồ ăn nhiều muối. ... .

3.5. Đồ ăn nhanh. ... .

3.6. Các chất kích thích..