Dịch sởi 2023

Phóng viên [PV]: Thưa bà, chúng ta đã đề ra mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào năm 2015 và sau đó tiếp tục lùi sang năm 2020, bây giờ kế hoạch lại lùi đến năm 2023. Vì sao lại có sự điều chỉnh này?

Bà Dương Thị Hồng: Từ năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới  [WHO] cũng đặt ra cho nhiều quốc gia về việc ngăn chặn bệnh sởi. Việc khống chế, ngăn chặn bệnh sởi luôn có rất nhiều thách thức do bệnh dễ lây; trong khi đó đối tượng tiêm chủng thường là trẻ em nên lỗ hổng miễn dịch ở trẻ lớn.

Mặc dù chúng ta đã tổ chức tiêm chủng thường xuyên cũng như tổ chức các chiến dịch tiêm chủng nhưng vẫn có một số lượng trẻ nhất định chưa được tiêm chủng đầy đủ hai mũi vắc-xin phòng bệnh sởi và một mũi vắc-xin phòng bệnh Rubella. Hiện nhiều địa phương vẫn chưa thể quản lý được tình trạng tiêm chủng của trẻ trong cộng đồng, nhất là những trẻ không đến trường, ở nhà ông bà giữ hoặc gửi người quen…

Mặt khác, do tình trạng biến động dân số ở những tỉnh, thành phố lớn, nhiều trẻ ở những vùng, miền khác lên thành phố nhưng chưa được tiêm chủng đầy đủ. Đối tượng là sinh viên, công nhân ở những khu công nghiệp, những người sống tập trung… chưa được được tiêm vắc-xin phòng bệnh. Họ cũng có thể là nguồn lây nếu chưa có miễn dịch đầy đủ và có thể truyền bệnh cho người khác trong gia đình và cộng đồng xã hội. Vì thế, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia khác, kể cả những nơi đã loại trừ được bệnh sởi, sau một vài năm bệnh sởi vẫn có thể quay trở lại. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh sởi tăng nhanh trong thời gian qua. Và việc loại trừ sởi thực sự vẫn đang là thách thức lớn đối với Việt Nam.

PV: Bà có thể nói rõ hơn về những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt trong việc loại trừ bệnh sởi?

Bà Dương Thị Hồng: Việc loại trừ bệnh sởi có những thách thức rất rõ, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ở Việt Nam, nhiệm vụ khống chế bệnh sởi luôn được ưu tiên. Năm 2014, khi dịch sởi hoành hành tại Việt Nam khiến khoảng 37.000 người mắc, hơn 100 trẻ tử vong do liên quan đến sởi; Tổ chức Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng [GAVI] đã viện trợ cho Việt Nam 20 triệu liều vắc-xin MR để tiêm cho trẻ em dưới 14 tuổi. Năm 2015, vắc-xin phối hợp này được ngành y tế đưa vào tiêm chủng thường xuyên. Thời gian qua, nếu không có được sự đầu tư của Chính phủ, không tiêm chủng thường xuyên cho các bé, cộng với nhiều chiến dịch tiêm vắc-xin sởi thì gánh nặng về bệnh sởi sẽ rất nặng nề. Nhờ những chiến dịch đó, cùng với hệ thống Tiêm chủng mở rộng [TCMR] từ Trung ương đến xã, phường nên trong nhiều năm, những ca mắc sởi của trẻ em đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sởi là thách thức rất lớn. Do vậy, WHO đã kéo dài thời gian cho nhiều quốc gia, và với Việt Nam là vào năm 2023.

PV: Những đối tượng nào có nguy cơ dễ mắc nhất, thưa bà?

Bà Dương Thị Hồng: Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang lại chưa được tiêm vắc-xin hoặc chưa từng mắc sởi. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng tiêm vắc-xin sởi. Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng đầy đủ vắc-xin với tất cả trẻ em. Thời gian qua, một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các loại vắc-xin phòng bệnh trong đó có cả vắc-xin sởi do tâm lý quá lo sợ về tình trạng phản ứng sau tiêm. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ do không được tiêm phòng đầy đủ. Thực tế, vắc-xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì.

PV: Trân trọng cảm ơn bà.

DIỆP CHÂU [thực hiện]

Bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch tễ của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] mới đây cho biết: "Có thể từ nay đến cuối năm 2022, chúng ta sẽ kiểm soát được virus này, giảm đáng kể số ca nhiễm và tử vong". Quan điểm của WHO dựa trên ý kiến của các chuyên gia dịch bệnh - những người đang vạch ra diễn biến đại dịch trong 18 tháng tới.

WHO đồng thời đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số thế giới đến cuối năm 2022. "Nếu đạt được mục tiêu đó, chúng ta sẽ ở trong tình huống rất khác về mặt dịch tễ học," bà Van Kerkhove nói. Trong khi đó, bà Van Kerkhove lo lắng về các quốc gia dỡ bỏ lệnh hạn chế Covid-19 quá sớm: "Tôi rất ngạc nhiên khi thấy người người đi lại trên đường phố, như thể mọi thứ đã kết thúc".

Cùng với nhận định này, hãng tin Reuters cũng đã tiến hành phỏng vấn hơn một chục chuyên gia y tế hàng đầu thế giới để phác thảo biểu đồ khi nào và ở đâu Covid-19 sẽ trở thành một căn bệnh đặc hữu. Theo đó, các chuyên gia kỳ vọng rằng những quốc gia đầu tiên thoát khỏi đại dịch sẽ là những nơi có sự kết hợp giữa tỷ lệ tiêm chủng cao và khả năng miễn dịch tự nhiên cao ở những người đã nhiễm Covid-19, như Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha và Ấn Độ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng SARS-CoV-2 vẫn là một loại virus khó lường và đang tiếp tục đột biến khi lây lan qua các cộng đồng dân cư chưa được tiêm chủng. "Sự chuyển mình của các quốc gia sẽ rất khác nhau, phụ thuộc vào miễn dịch tự nhiên do lây nhiễm và tất nhiên là tình hình triển khai vaccine," Marc Lipsitch, chuyên gia dịch tễ tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, nhận định.

Nếu đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số thế giới , Covid-19 sẽ rất khác về mặt dịch tễ học.

Số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 đã giảm kể từ tháng 8 ở tất cả khu vực trên thế giới. Song châu Âu là ngoại lệ. Biến thể Delta gây đợt bùng phát mới tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp như Nga và Romania hoặc những nơi đã bỏ quy định đeo khẩu trang. Biến thể cũng lây lan mạnh ở Singapore và Trung Quốc, những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng tỷ lệ miễn dịch tự nhiên thấp do thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt từ trước đó.

Một số nhà khoa học tại Mỹ và Anh dự đoán Covid-19 sẽ trở thành bệnh hô hấp theo mùa như cúm. Virus ít nguy hiểm hơn, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng quá trình này có thể tốn tới hàng thập kỷ.  Tiến sĩ Joseph Bocchini, chuyên gia nhi khoa và bệnh truyền nhiễm ở Bệnh viện Willis Knighton Health System [Mỹ], nói rằng virus SARS-CoV-2 rốt cục sẽ trở nên giống như cúm mùa thông thường nhưng điều này sẽ chưa diễn ra sớm.

Ông cho rằng số ca nhiễm virus này sẽ trỗi dậy vào những thời điểm giao mùa vì khi nhiệt độ lạnh và không khí trở nên hanh khô, virus SARS-CoV-2 sẽ có khả năng sống lâu hơn trong môi trường và có cơ hội lây lan lớn hơn. Đó là lý do mà ông khuyên mọi người tiếp tục mang khẩu trang, duy trì khoảng cách và tiêm vaccine.

Ngay cả khi virus SARS-CoV-2 rốt cục sẽ trở nên giống như cúm mùa thông thường, mọi người vẫn nên tiếp tục mang khẩu trang.

Một số chuyên gia thì cho rằng virus có xu hướng phát triển như sởi, vẫn sẽ bùng phát ở những quần thể có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, và Stephane Bancel, Giám đốc điều hành hãng dược Moderna, cũng cảnh báo, việc tin rằng Covid-19 một ngày nào đó hoàn toàn biến mất là điều không tưởng, vì thực tế sẽ cho thấy thế giới phải chung sống với dịch bệnh mãi mãi giống như cúm mùa.

Giám đốc sáng tạo ở Bệnh viện nhi Boston [Mỹ], Tiến sĩ John Brownstein lưu ý rằng mọi người sẽ phải điều chỉnh thói quen để thích ứng với “bình thường mới” và học cách sống chung với virus SARS-CoV-2 vì nó sẽ tồn tại mãi mãi. Ông nói: “Diệt trừ virus này, về cơ bản, là không thể”. Các chuyên gia y tế khác cho rằng trẻ em có thể tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 sau khi sinh và tự phát triển miễn dịch trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới.

Trong khi đó, Trevor Bedford, chuyên gia virus tại Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson, nhận thấy làn sóng Covid-19 mùa đông ở Mỹ sẽ trở nên nhẹ hơn, sau đó chuyển đổi sang giai đoạn dịch bệnh đặc hữu vào năm 2022 - 2023. Lúc này, số người tử vong do Covid-19 ở Mỹ sẽ vào khoảng 50.000 đến 100.000 mỗi năm, cao hơn so với trung bình 30.000 ca tử vong hàng năm do bệnh cúm.

Trong lịch sử, chỉ có hai căn bệnh ảnh hưởng tới con người và động vật từng bị xóa sổ: đậu mùa và dịch tả trâu bò. Trong cả hai trường hợp, chiến dịch tiêm chủng toàn cầu ồ ạt đã giúp chặn đứng ca mắc mới. Lần xuất hiện ca bệnh dịch tả trâu bò gần đây nhất là năm 2001 ở Kenya. Còn ca đậu mùa gần đây nhất là ở Anh năm 1978.

Ngoài ra, có một khả năng khác, lầ người dân sẽ coi như đại dịch đã kết thúc, trước khi cơ quan chức năng tuyên bố. Điều này đã từng xảy ra. Dịch cúm 1918 xảy ra vào Thế chiến 1 và khi chiến tranh kết thúc, người ta muốn bỏ lại cả thập kỷ đó phía sau và hướng tới tương lai mới. Người dân bước vào những năm 1920 bùng nổ, bất chấp cúm vẫn hoành hành khắp nước Mỹ.

Nếu xã hội muốn tuyên bố đại dịch chấm dứt trước giới khoa học, chúng ta sẽ phải chấp nhận hậu quả nghiêm trọng: nhiều người chết. Đó là điều xảy ra với các đại dịch trước đây. Cúm không còn bị coi là đại dịch và bây giờ chỉ được coi là dịch bệnh địa phương, nhưng mỗi năm có từ 12.000 tới 61.000 người Mỹ chết vì cúm.

Chủ Đề