Dịch vụ hệ sinh thái là gì

Dịch vụ hệ sinh thái rừng [tiếng Anh: Forest Ecosystem Services] là lợi ích mang lại cho con người từ hệ sinh thái rừng.

Hình minh hoạ [Nguồn: phongnhakebang]

Khái niệm

Dịch vụ hệ sinh thái rừng trong tiếng Anh được gọi là Forest Ecosystem Services.

Dịch vụ hệ sinh thái rừng là lợi ích mang lại cho con người từ hệ sinh thái rừng. 

Các thuật ngữ liên quan

Dịch vụ môi trường rừng [Forest Environment Services] nằm trong hệ thống dịch vụ hệ sinh thái rừng. Trong đó dịch vụ môi trường rừng là những sản phẩm dịch vụ rừng cung cấp không phải là sản phẩm trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ.

Dịch vụ hệ sinh thái [Ecosystem Services] là những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người được hưởng từ các chức năng của hệ sinh thái.

Dịch vụ hệ sinh thái rừng bao gồm

- Dịch vụ cung cấp gỗ: Hằng năm rừng cung cấp khoảng 1.7 tỉ m3 gỗ tròn [FAO, 2007] trên toàn thế giới và 80% là từ các quốc gia phát triển. Lượng gỗ này hoặc được buôn bán hoặc được sử dụng.

- Dịch vụ cung cấp lâm sản ngoài gỗ [NTFPs]: Rừng cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị thương mại hơn là gỗ, bao gồm:

+ Hàng năm rừng trên thế giới cung cấp khoảng 1.9 tỉ m3 củi dùng cho năng lượng, củi đốt.

+ Thực phẩm: Bao gồm trái cây, mật ong, hạt, rau, thịt, nấm, măng, mây, ....

+ Dược liệu

+ Cây cho sợi, vật liệu để dệt may, làm nhà, dụng cụ

+ Thực phẩm cho chăn nuôi

+ Động vật hoang dã

- Dịch vụ bảo vệ đầu nguồn, nguồn nước cho thủy điện, thủy lợi, sinh hoạt: Rừng đầu nguồn lưu giữ, điều hòa và dự trữ nước; từ đó đóng góp cho việc cân bằng dòng chảy nước theo mùa. 

Rừng cũng giúp cho việc làm sạch nước nhờ vào việc ổn định đất và lọc các chất bả. Khối lượng và chất lượng của dòng chảy nước từ rừng đầu nguồn là quan trọng cho nông nghiệp, thủy điện, nước sinh hoạt, cho môi trường sống của các loài thủy sản và các loai động vật hoang dã khác.

- Dịch vụ hấp thụ CO2 rừng để giảm khí gây hiệu ứng nhà kính để giảm biến đổi khí hậu. Rừng có 5 bể chứa carbon để lưu giữ carbon và hấp thụ CO2 giúp cho việc giảm khí nhà kính trong khí quyển. Vì vậy đang hình thành chương trình REDD+ [Giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng].

- Dịch vụ du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng: Hàng năm trên toàn thế giới có đến 205 triệu khách đến viếng thăm, du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia.

- Ổn định và chống xói mòn đất: Thực vật rừng giúp cho việc ổn định đất và giảm xói mòn, rửa trôi chất hữu cơ. 

- Chất lượng không khí: Cây rừng hấp thụ các chất thải độc hại trong không khí và cải thiện chất lượng không khí để tốt cho sức khỏe của con người.

- Thông tin, vật liệu di truyền của đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học là quan trọng ở nhiều khía cạnh; bao gồm vai trò của nó như là một kho dự trữ vật liệu di truyền và có thể đươc sử dụng để chọn, cải thiện giống thực, động vật; đóng góp vào điều khiển sâu bệnh hại tự nhiên và cung cấp những sản phẩm dược liệu có giá trị.

- Quản lí dịch hại

- Lợi ích thẩm mĩ

- Kiểm soát hiểm họa thiên nhiên

Hiện trạng tại Việt Nam

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn phụ thuộc nhiều vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Trong quá trình phát triển kinh tế vẫn chưa xem xét hết các giá trị của tài nguyên thiên nhiên, cũng như việc lượng giá, đánh giá và lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào qui hoạch phát triển đất nước.

[Tài liệu tham khảo: Dịch vụ hệ sinh thái, môi trường rừng, PGS.TS. Bảo Huy. Dân số, tài nguyên và môi trường trong phát triển bền vững, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2017. Báo điện tử Nhân dân]

Diệu Nhi

Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Vì vậy đòi hỏi các hành động bảo vệ môi trường kịp thời và phát triển hệ sinh thái môi trường, đảm bảo cuộc sống của con người và các sinh vật khác. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, để đảm bảo trách nhiệm bảo vệ môi trường, Chính phủ đã đưa ra các quy định chi tiết về các công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu đầu tiên về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 [sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020].

Khoản 1 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

“1. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên là việc tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.”

Dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích [trực tiếp hoặc gián tiếp] mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái.

Theo đó, chi trả dịch vụ hệ sinh thái là công cụ kinh tế được sử dụng để những người hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Ví dụ như rừng đầu nguồn có tác dụng chắn nước, chống sạt lở đất và lũ lụt… Vì vậy, những người được hưởng lợi từ các dịch vụ này cần chi trả một khoản tương xứng cho những người trực tiếp tham gia duy trì và bảo vệ các chức năng của hệ sinh thái tự nhiên.

Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được chi trả bao gồm:

a] Dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

b] Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản;

c] Dịch vụ hệ sinh thái biển phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản;

d] Dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí;

đ] Dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phục vụ mục đích hấp thụ và lưu trữ các-bon, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

Dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng là cơ chế tài chính trong đó các bên được hưởng lợi dịch vụ rừng có trách nhiệm chi trả cho các bên cung cấp dịch vụ nhằm mục tiêu giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và tạo ra nguồn tài chính ổn định để bảo vệ và phát triển rừng một cách hiệu quả. Các dịch vụ môi trường rừng bao gồm: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng cho dịch vụ du lịch, giảm phát thải từ phá rừng cho nuôi trồng thủy sản.

Đất ngập nước tự nhiên là vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hoặc tạm thời, kể cả vùng biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất. Đất ngập nước là một trong những hệ sinh thái năng suất cao nhất trên trái đất.

Dịch vụ hệ sinh thái được chia thành nhiều loại, bao gồm dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và dịch vụ văn hóa. Về mặt kinh tế, các hệ sinh thái biển còn giúp con người khai thác tài nguyên thông qua đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, dầu khí ngoài khơi, thương mại và vận tải biển.

Dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất bao gồm khai thác khoáng sản, than đá, và bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái hang động phục vụ cho các dịch vụ du lịch, giảm phát thải chất thải.

Trên đây là 2 nội dung đầu tiên về chi trả dịch vụ hệ sinh thái. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích rõ ở Phần 2.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

[Nguyễn Trường Ngân – Nguyễn Ngọc Tuyến]

1. Mở đầu

1.1. Một số khái niệm

Hệ sinh thái [Ecosystem] Trong bài viết này được hiểu là một phức hệ động giữa các quần xã động, thực vật và vi sinh vật, cùng với môi trường vô sinh, tương tác lẫn nhau như một đơn vị chức năng [UNEP, 2004].

Như vậy, có thể hiểu hệ sinh thái là sự tích hợp giữa các quần xã với sinh cảnh.

Chức năng hệ sinh thái [Ecosystem function] là một đặc tính nội tại của HST liên quan đến một tập hợp các điều kiện và tiến trình để duy trì tính toàn vẹn của HST [như năng suất sơ cấp, chuỗi thức ăn, chu trình địa hóa]. Các chức năng của HST gồm có các tiến trình như phân hủy, sản xuất, chu trình dinh dưỡng, dòng dinh dưỡng và năng lượng [UNEP, 2004]

Dịch vụ hệ sinh thái [Ecosystem services] là những lợi ích mà con người có được từ HST. DVHST bao gồm: dịch vụ cung cấp, ví dụ lương thực và nước; dịch vụ điều tiết, ví dụ kiểm soát lũ và dịch bệnh; dịch vụ văn hóa, ví dụ tinh thần, giải trí, văn hóa; và dịch vụ hỗ trợ, ví dụ chu trình dinh dưỡng giúp duy trì các điều kiện sống trên trái đất. Khái niệm “hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái [ecosystem goods and services] đồng nghĩa với khái niệm DVHST [UNEP, 2004].

Phản DVHST [Ecosystem Dis-services] là những tác động do con người gây ra làm phá hủy DVHST [Zhang, 2007]

Hệ sinh thái đới bờ [Coastal ecosystem] là một phần diện tích nơi mà đất và nước tham gia để tạo ra một môi trường có một cấu trúc, sự đa dạng và dòng năng lượng riêng biệt. HST đới bờ bao gồm các đầm muối, rừng ngập mặn, đất ngập nước, cửa sông và các vịnh, và là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật khác nhau. Các HST đới bờ rất nhạy cảm với những thay đổi môi trường [The Environmental Literacy Council, 2015].

Hệ đới bờ [Coastal system] là các hệ thống bao gồm phần diện tích mặt đất bị ảnh hưởng bởi thủy triều và bãi cát, kết hợp với các vùng biển gần bờ. Hệ sinh thái đới bờ thuộc phần đất liền được xác định tối đa 100km tính từ bờ biển hoặc 100m độ cao [tùy giới hạn nào gần biển hơn], và phần biển gần bờ được giới hạn bởi độ sâu 50m tính từ bờ biển [UNEP, 2006].

1.2. Phân loại các hệ sinh thái đới bờ

Là các HST có năng suất sinh học cao nhất, đồng thời cũng là các HST bị đe dọa nhất trên thế giới. Thành phần bao gồm các HST trên cạn [ví dụ HST cồn cát], các HST nước lợ, các HST ven bờ và các HST đại dương. Cơ sở để xác định ranh giới các HST là dựa vào khái niệm hệ đới bờ theo UNEP, 2006.

Các hệ sinh thái đới bờ phân thành 10 dạng như hình 1.

Hình 1. Phân loại các hệ sinh thái đới bờ [Nguồn: tổng hợp từ UNEP, 2006]

  2. Chức năng và dịch vụ của các HST đới bờ

Các tác giả De Groot, Wilson và Boumans [2002] đã tổng hợp được 22 chức năng chính của các HST đới bờ chia thành 4 nhóm, gồm: Điều tiết [10 chức năng], sinh cảnh [2 chức năng], sản xuất [5 chức năng], và thông tin [5 chức năng]. Từ 22 chức năng chính này, các tác giả cũng đề xuất môt số DVHST phổ biến đang được con người khai thác trên thế giới.

Các DVHST được các tác giả ghi nhận [bảng 1] là những DV có tính bền vững về mặt sinh thái vì chúng được tạo ra từ các chức năng của hệ sinh thái. Các tác giả này bỏ qua các hoạt động khai thác kém bền vững, ví dụ hoạt động khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên không tái tạo khác [tất cả đều là hàng hóa liên quan đến thị trường]. Đối với các hoạt động này, chúng tôi sẽ bàn đến trong nội dung phản DVHST.

3. Dịch vụ của các HST điển hình theo tuyến thực tập đới bờ

3.1. Các HST điển hình

Tuyến thực tập môi trường – tài nguyên đới bờ năm 2018 của sinh viên ngành Khoa học Môi trường trường Đại học Khoa học tự nhiên có tổng chiều dài 346 km, khảo sát chi tiết tại 12 điểm [hình 2]

Hình 2. Bản đồ tuyến thực tập

Căn cứ vào phân loại sinh cảnh đới bờ theo UNEP [Bảng 1] và đối chiếu với thực tế khảo sát, chúng tôi ghi nhận bốn HST điển hình theo tuyến thực tập đới bờ như sau [bảng 2]. Đọc tiếp “GIỚI THIỆU DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI ĐỚI BỜ THEO TUYẾN THỰC TẬP MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN ĐỚI BỜ”

Video liên quan

Chủ Đề