Điểm chuẩn cao hơn điểm sàn bao nhiêu

Tuần qua, nhiều trường đại học [ĐH] đã công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Mức điểm sàn nhìn chung không có nhiều biến động so với năm ngoái.

Trường ĐH Ngoại thương có mức điểm sàn xét tuyển 23,5, tức thí sinh phải đạt gần 8 điểm mỗi môn mới có thể nộp hồ sơ xét tuyển. Đáng chú ý, Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM công bố xét điểm sàn 17-22 điểm. So với điểm sàn 15-19 điểm năm ngoái, ngành khoa học dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin tăng 7 điểm, ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu tăng 6 điểm. Các ngành còn lại đều tăng 2-4 điểm. Đây là trường có mức tăng mạnh nhất và là trường duy nhất có mức sàn cao hơn điểm chuẩn năm trước, trong gần 30 ĐH công bố điểm sàn cho đến nay.

Bên cạnh đó, nhiều ngành, trường cũng duy trì mức điểm sàn 15 điểm cho tổ hợp 3 môn, tức chỉ cần đạt 5 điểm mỗi môn là thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển.

Bộ GD-ĐT cũng vừa công bố điểm sàn các ngành thuộc khối sư phạm và sức khỏe. Theo đó, 11 ngành thuộc nhóm sức khỏe có điểm sàn 19-22,5; cao hơn mức điểm 2 năm qua 0,5 điểm. Còn điểm sàn khối ngành sư phạm năm nay được quy định mức 18-19 điểm. So với 2 năm qua, mức điểm này không thay đổi. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo [ĐH Quốc gia TPHCM] - cho rằng: nhìn chung, giữa phổ điểm, điểm chuẩn, điểm sàn các năm không có nhiều thay đổi, thí sinh không nên lo lắng chuyện đó mà nên quan tâm mình cần chọn ngành nào.

Tuy vậy, đứng trước “ma trận” điểm sàn nhiều thí sinh băn khoăn nên đặt nguyện vọng như thế nào để không bị rớt oan.

Điểm chuẩn không biến động lớn

Thạc sĩ Cao Quảng Tư - Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn - cho biết, sau khi dựa trên tỉ lệ hồ sơ nộp vào, chỉ tiêu từng ngành học, mỗi trường sẽ có căn cứ đưa ra mức điểm chuẩn trúng tuyển. Mức điểm này sẽ bằng hoặc cao hơn điểm sàn nhưng ở các trường thuộc tốp trên thông thường sẽ cao hơn điểm sàn khá nhiều. “Có ngành điểm chuẩn có thể bằng điểm sàn, hoặc cao hơn điểm sàn chỉ 1-2 điểm, nhưng cũng có ngành chênh lệch 4-5 điểm” - ông Cao Quảng Tư nói.

Cùng quan điểm, thạc sĩ Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM - khuyến cáo thí sinh: “Nếu thí sinh được 21 điểm, xét vào ngành mà hằng năm đều có điểm chuẩn từ 26 trở lên thì khả năng trúng tuyển là không có, lại tốn lệ phí đăng ký xét tuyển”. Do đó, ông Trần Nam khuyên thí sinh khi dự đoán điểm chuẩn của một ngành học, cần tham khảo điểm chuẩn của ngành đó trong khoảng 3 năm. Thường thì sẽ không có nhiều đột biến tăng cao hay giảm thấp điểm chuẩn một ngành nào đó.

Ông Trần Nam thông tin điểm sàn năm 2023 của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn dự kiến từ 18-20 điểm, và gần như không có sự khác biệt so với hằng năm. Dữ liệu điểm những năm qua cho thấy, có nhiều ngành lấy điểm chuẩn từ 26, nhiều ngành lấy ở mức 21-25 điểm và đều cao hơn điểm sàn khá nhiều. Năm nay, dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT cho thấy, tổ hợp khối C00 có điểm trung bình là 19,04 [so với 2022 là 19,53], D01 có điểm trung bình là 18,56 [so với 2022 là 18,13] nên dự đoán điểm chuẩn của các ngành đối với 2 tổ hợp này giữ ổn định, nếu có thay đổi chỉ tăng hoặc giảm 0,5-1 điểm.

Với khối ngành kinh tế, thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng - Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Tài chính - Marketing - nhận định: so với mặt bằng chung, dự đoán điểm chuẩn các ngành kinh tế sẽ giảm 0,25-1 điểm.

Thí sinh đăng ký xét tuyển mới đạt 37%

Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT - cho biết, đến ngày 22/7 mới chỉ có gần 390.000 thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT, đạt 37%. Một số địa phương có tỉ lệ đăng ký cao là: Bình Dương, Bạc Liêu, TPHCM, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.

“Chúng tôi thấy hơi lo lắng vì có thể các em đang băn khoăn nhưng cũng không loại trừ trường hợp thí sinh vẫn hiểu lầm khi đã trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm và nghĩ rằng không cần đăng ký trên hệ thống” - bà Nguyễn Thu Thủy chia sẻ và khẳng định, những thí sinh đã có thông báo trúng tuyển sớm cần đăng ký xét tuyển nguyện vọng đó trên hệ thống chung của bộ. Thí sinh đặt ưu tiên nguyện vọng 1 trùng với nguyện vọng đã trúng tuyển thì chắc chắn sẽ được hệ thống xác nhận trúng tuyển. Nếu thí sinh không đăng ký nguyện vọng này lên hệ thống xét tuyển chung sẽ đánh mất đi cơ hội trúng tuyển của chính mình.

Hiện số lượng thí sinh đăng ký 1 nguyện vọng duy nhất trên hệ thống khá nhiều [72.000 thí sinh]. Việc này thể hiện sự tự tin của thí sinh, tuy nhiên, điều này là không nên vì việc đăng ký 1 nguyện vọng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì sau đó các trường còn có khâu hậu kiểm, xem xét các điều kiện cụ thể. Ngược lại, thí sinh cũng không cần thiết đăng ký quá nhiều nguyện vọng vì gây lãng phí.

Hiện hơn 100 trường đại học trên cả nước đã công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển. Mức điểm sàn phổ biển được các trường đưa ra khá thấp, dao động từ 15 đến 19 điểm, trường cao nhất 23,5 điểm.

Xu hướng công bố mức điểm sàn xét tuyển thấp xuất hiện từ vài năm trở lại đây. Mục tiêu các trường là đảm bảo đủ số lượng nguồn tuyển trước khi lọc thí sinh chất lượng theo quy tắc từ cao xuống thấp, cũng như tham chiếu các tiêu chí để ra mức điểm chuẩn trúng tuyển.

Thực tế, “bẫy điểm sàn” thấp khiến nhiều thí sinh chủ quan và phải trả giá trượt đại học là chuyện không hiếm ở các mùa tuyển sinh.

PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào [điểm sàn] chỉ là điều kiện căn bản để nộp hồ sơ xét tuyển của thí sinh, giống như để vào đại học phải tốt nghiệp THPT.

Điểm sàn thấp khiến thí sinh ảo tưởng rơi vào 'bẫy', nguy cơ trượt đại học cao.

Giải thích lý do điểm chuẩn cách xa điểm sàn, ông Triệu nói, đây là kết quả của sự chênh lệch giữa lượng hồ sơ nộp vào, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh thì giới hạn, nếu tăng cũng rất ít. Do vậy không phải thí sinh nào đạt ngưỡng xét tuyển cũng có cơ hội học tập.

Ông Triệu lấy ví dụ, Đại học Kinh tế quốc dân công bố điểm chuẩn xét tuyển kết hợp hai nhóm đối tượng 4 và 5 - thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi hai môn tốt nghiệp THPT, và thí sinh hệ các trường THPT chuyên toàn quốc.

Ở phương thức xét tuyển này, trường nhận hơn 18.000 hồ sơ xét tuyển, trong khi chỉ tiêu chỉ khoảng 4.500, chênh lệch khoảng 4 lần, tăng 30% so với năm 2022. Ngoài ra, chất lượng hồ sơ cũng cao hơn năm trước, lượng thí sinh có IELTS 6.5 trở lên chiếm 70%. Do đó điểm chuẩn hai nhóm đối tượng này đều tăng 1 điểm so với năm 2022.

Ông Triệu nhắc thí sinh, điểm sàn chỉ là điều kiện kỹ thuật, thí sinh phải sử dụng điểm chuẩn của các năm trước đó để tham chiếu, từ đó có những lựa chọn "sát sườn" nhất.

"Năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng quy chế nếu tổng điểm của thí sinh đạt từ 22,5 trở lên thì điểm cộng ưu tiên của các thí sinh sẽ giảm dần theo tuyến tính. Vì thế điểm chuẩn các ngành từ 28 điểm xác suất tăng sẽ thấp, nhưng các điểm chuẩn top dưới sẽ ổn định", ông Triệu dự đoán.

TS Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Đại học Duy Tân cho biết, hiện các trường mới chỉ thông báo điếm sàn. Sau khi thí sinh đăng ký nguyện vọng, nộp lệ phí xong, Bộ GD&ĐT lọc ảo thì mới đến bước công bố điểm chuẩn.

Thí sinh cần cảnh giác, không nên thấy các trường có điểm sàn thấp mà nghĩ rằng điểm chuẩn cũng sẽ thấp. Thực tế các năm trước, điểm sàn chỉ 15 - 16 nhưng điểm chuẩn tới 25 - 26 điểm. Mức độ điểm chuẩn tăng tỷ lệ thuận theo số thí sinh đăng ký thi, trong khi chỉ tiêu thấp. Thí sinh nên tham khảo điểm chuẩn năm 2022 các ngành của trường mà mình định đăng ký xét tuyển.

Ông lấy ví dụ, điểm sàn một số trường khi được công bố thì ở mức "dễ thở" nhưng điểm chuẩn lại hơn điểm sàn khá nhiều. Năm ngoái, Đại học Kinh tế Quốc dân áp dụng cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là 20. Tuy nhiên, điểm chuẩn các ngành lại cao hơn nhiều so với điểm sàn, từ 6-8 điểm, dao động từ 26,10 đến 28,60 điểm.

Đại học Ngoại thương công bố mức điểm sàn xét tuyển 2022 dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT là 23,5, nhưng điểm chuẩn trúng tuyển các nhóm ngành từ 27,5 và cao nhất là 28,4.

Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đưa ra mức điểm sàn năm ngoái là 15 - 19 điểm. Thế nhưng điểm chuẩn trúng tuyển vào trường lại ở mức cao nhất 26,75.

Thực tế tuyển sinh nhiều năm nay cho thấy, mức điểm sàn các trường đưa ra không có nhiều giá trị tham khảo, bởi mức điểm ấy đơn thuần chỉ là đảm bảo điều kiện đủ để thí sinh tham gia xét tuyển.

Theo các chuyên gia, để tránh rơi vào “bẫy điểm sàn” thí sinh cần phải tham khảo và đối chiếu điểm chuẩn trúng tuyển ngành nghề mà mình yêu thích trong 2 - 3 năm gần nhất, đảm bảo mức điểm xét tuyển cao hơn mức điểm cũ ở ngưỡng an toàn thì hãy sử dụng lựa chọn xét tuyển phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh nên dựa trên số điểm đã đạt được để chọn theo "ba cấp".

Cấp thứ nhất, các ngành có dự kiến điểm chuẩn cao hơn số điểm mình đạt được [phòng khi điểm chuẩn các ngành đó giảm].

Cấp thứ hai, nhóm các ngành có mức điểm chuẩn ngang bằng với số điểm mình đạt được.

Cấp cuối cùng là những ngành có mức điểm chuẩn thấp hơn khả năng của mình.

Sau đó, thí sinh nên sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên. Với cách đăng ký như vậy, khả năng trúng tuyển vào trường của thí sinh gần như tuyệt đối.

Điểm chuẩn và điểm sàn chênh lệch bao nhiêu?

Phần lớn các ngành sẽ chênh lệch với điểm sàn từ 1-3 điểm, tùy vào độ hot của từng ngành và số lượng hồ sơ thí sinh nộp vào để xét tuyển ở từng năm. Hiện nay, các thí sinh đang thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bao giờ có điểm sàn đại học 2023?

TRA CỨU ĐIỂM SÀN, ĐIỂM CHUẨN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NĂM 2023 Tổ chức coi thi tốt nghiệp THPT vào 2 ngày 28 và 29/6/2023. Ngày 30/6 là ngày thi dự phòng. Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được công bố vào 8h00 ngày 18/7.

Điểm chuẩn vào lớp 10 là gì?

Điểm chuẩn thi tuyển sinh vào lớp 10 hay còn được gọi là điểm trúng tuyển là số điểm mà thí sinh phải đạt được để được nhận vào trường cấp 3 đăng ký xét tuyển. Điểm chuẩn dựa trên kết quả của tất cả các bài thi và cũng là tiêu chí duy nhất để các trường THPT chuyên và trường THPT chuyên xét tuyển.

Điểm sàn tuyển sinh lớp 10 là gì?

Điểm sàn là ngưỡng điểm tối thiểu mà các trường Đại học/ Cao đẳng lấy làm cơ sở để tiến hành xét tuyển, tuyển sinh theo đề thi THPT của Bộ GD- ĐT. Do đó các trường không được phép tuyển những thí sinh có ngưỡng điểm thấp hơn ngưỡng tối thiểu này.

Chủ Đề